The Piano (1993)

"Dương cầm" là một bản hòa âm hoàn hảo của tình yêu, chứa đựng sự hấp dẫn và ám ảnh khôn cùng.

Trong lễ trao giải Oscar năm 1993, The Piano - bộ phim của Jane Campion, một trong số ít những nữ đạo diễn gặt hái thành công, nhận nhiều đề cử và đoạt Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc (Holly Hunter), Nữ diễn viên phụ xuất sắc (Anna Paquin) và Kịch bản gốc hay nhất. Ngoài ra, phim còn đoạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 1993 và rất nhiều giải thưởng quốc tế khác.

Câu chuyện phim diễn vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19. Ada (Holly Hunter thủ vai) - một người đàn bà góa chồng và bị câm - chuyển đến New Zealand để bắt đầu cuộc hôn nhân sắp đặt với một địa chủ trong vùng. Ada mang theo cô gái nhỏ Flora (Anna Paquin thủ vai), cùng một cây đàn dương cầm mà cô vô cùng yêu quý. Hành trình đến ngôi làng của người chồng mới rất vất vả nên cuối cùng, người chồng đã quyết định bỏ lại chiếc đàn của cô mà cô hết sức trân trọng bên bờ biển. Đau khổ và tuyệt vọng, cùng nỗi cô đơn nơi đất khách, không ít lần Ada muốn tìm cách ra bãi biển để mang cây đàn về.

Tình cờ cô gặp được Baines (Harvey Keitel thủ vai), một người đàn ông nghèo cùng làng. Baines thấy được nỗi khát khao và sự cô đơn trong Ada. Anh đã tìm cách mang cây đàn dương cầm về nhà mình và tìm cách tiếp cận cô. Một tình cảm mới bắt đầu nảy sinh giữa Ada và Baines. Chồng của Ada biết được và ông vạch ra một kế hoạch để hành hạ Ada, cách ly cô khỏi tình yêu với Baines và cây đàn dương cầm. Nhưng cuối cùng, Baines cũng vượt qua mọi trở ngại để đưa hai mẹ con Ada trở về đất liền...

Xem The Piano, người xem bị ấn tượng và thu hút mạnh bởi tính cách của nhân vật chính. Ada bên ngoài là một người phụ nữ an phận, cam chịu nhưng bên trong lại là một người phụ nữ khao khát, sẵn sàng đốt cháy mình cho những đam mê và nổi loạn đến bất ngờ. Cả cuộc đời cô tính đến lúc đó luôn gắn liền với hai chữ: Tình yêu.

Đầu tiên, đó là tình yêu giữa Ada và cây dương cầm. Ada bị câm, vì thế tiếng nói của cô được thoát ra qua những nốt nhạc, những giai điệu và cây dương cầm chính là phương tiện để cô giao tiếp với thế với bên ngoài, để gửi vào đấy những cảm xúc, những suy nghĩ. Trong chuyến đi ấy, hai mẹ con Ada đã cố gắng mang theo cây đàn piano yêu quý nhưng đến vùng đất của người chồng mới thì anh ta đã bỏ lại cây đàn ngay ở bờ biển. Ngay sau đó, hai mẹ con đã quyết định ngủ lại bên bờ biển bên cạnh cây đàn, nhưng sáng hôm sau, họ vẫn phải trở về nhà mà không có nó.

Hình ảnh Ada đứng trên núi nhìn xuống, cây đàn piano chỉ là một chấm nhỏ xíu ở xa, đã lột tả phần nào tình yêu của cô đối với cây đàn. Ada hằng ngày đứng bên cửa sổ, tưởng tượng về hình ảnh cây đàn yêu quý của mình. Khi người chồng thông báo rằng anh ta sẽ đem cây đàn đổi lấy mảnh đất, Ada đã phẫn uất, cô không thể nói được nên mọi trạng thái cảm xúc cô đều bộc lộ ra hành động: cô giật quần áo, khăn vải trên dây xuống, cô đập bàn, cô ghi một một giấy “it’s mine, just mine” và gạch chân chữ “mine” như để nhấn mạnh quả quyết và triệt để sự sở hữu và tình yêu của cô với cây đàn. Sau đó, cô và con gái Flora đã đi tìm Baines để nhờ anh giúp và ngồi lỳ ở ngoài nhà cho đến khi anh ta đồng ý đưa hai mẹ con ra bãi biển để nhìn ngắm cây đàn.

Trường đoạn ở ngoài bãi biển được thể hiện rất sâu sắc và đầy tính nhạc. Người xem có thể nhìn ngắm được nụ cười của Ada khi cô đánh đàn, đúng là chỉ khi được ngồi bên cây đàn piano, được “nhảy múa” những ngón tay trên từng phím đàn và chơi những bản nhạc hay… thì Ada mới được là chính mình. Cô thoải mái thả hồn vào từng giai điệu, cô cười, cô vui sướng. Dường như, khoảnh khắc đó chỉ còn lại Ada, cây đàn và trời đất. Cùng đồng điệu và hòa hợp với cảm xúc của Ada là con gái Flora của cô.

Ngoài cây đàn, Flora cũng là “thông dịch viên” của mẹ, là cầu nối để Ada đến với cuộc sống giao tiếp bên ngoài. Trong lúc mẹ đàn, cô bé vô tư, hồn nhiên chạy nhảy trên bãi biển và thi thoảng cất tiếng hát, tiếng gọi “mẹ, mẹ ơi, xem con này”, đầy phóng khoáng và tự do. Còn Baines, ban đầu thấy khó chịu với hai mẹ con, nhưng khi chứng kiến cảnh hai mẹ con vui đùa bên cây đàn và thấy được tình cảm của Ada, anh ta dần dần hiểu được nỗi lòng và cảm xúc của cô. Baines chỉ im lặng, đi lại xung quanh cô, đôi lúc vẽ nguệch ngoạc gì đó xuống cát…

Đến lúc này, bộ phim bắt đầu đi theo hướng khác, không đơn thuần là tình yêu giữa Ada với cây dương cầm nữa, mà đã có thêm tình yêu nam nữ. Kể từ giây phút đưa hai mẹ con Ada ra bãi biển và cảm nhận nỗi lòng của cô, tình cảm trong Baines đã bắt đầu được nhen nhúm. Vì muốn hiểu cô hơn, muốn gần gũi và đồng điệu với tâm hồn của cô hơn, nên Baines đã tìm cách đưa cây đàn về nhà mình và nhờ Ada dạy anh chơi đàn. Thực chất, dù biết chơi đàn hay không với Baines không quan trọng, cái anh cần chỉ là được nhìn thấy Ada, “đem” cô về không gian riêng của mình, được lắng nghe tiếng đàn của cô, nhìn thấy cô cười hạnh phúc và được “chạm” vào nỗi lòng cô qua những khúc nhạc. Dần dần, trái tim lạnh lùng của người đàn ông đã bị chinh phục bởi tiếng đàn ấy. Và với Baines, tình cảm đó đã không dừng lại ở “nhìn”, mà anh còn muốn “sờ”, muốn cảm nhận trực tiếp da thịt của Ada.

Baines đã đưa ra một thỏa thuận với Ada, rằng cô sẽ được mua lại cây đàn nếu thực hiện mọi điều Baines nói, và anh sẽ bán dần từng phím đàn cho đến khi cô có thể mua lại toàn bộ nó, bù lại cô sẽ phải cởi áo, vén váy… còn anh sẽ được nhìn ngắm cô. Phải nói rằng, trường đoạn này mang đậm “tính dục” nhất trong phim, không trần trụi, phô trương mà ngược lại vô cùng kín đáo và tinh tế. Hình ảnh Baines chui xuống gầm cây đàn, nằm dưới chân cô, nhìn lên, rồi đưa tay vân vê xung quanh một lỗ rách nhỏ trên đôi tất của Ada - nơi hé lộ ra một phần nhỏ làn da trắng muốt của cô, người xem cảm nhận được rõ tình yêu và lòng ham muốn của Baines, và hơn hết, đó là tình yêu nồng cháy anh dành cho cô. Tình yêu đó ngày một lớn lên, cùng những đụng chạm và gần gũi giữa hai người. Cây đàn piano đã trở thành nhân vật thứ ba trong câu chuyện tình yêu. Từng phím đàn, tiếng đàn là vật kết nối tình yêu khiến nó bùng lên và cháy mãnh liệt.

Chính bằng sự đồng cảm và tình yêu chân thành, Baines đã làm khuấy động tâm hồn vốn câm lặng của Ada. Không nói được thành lời, Ada đã đàn, tiếng đàn như tiếng nói của Ada, là tiếng lòng của trái tim cô. Khi phải đối diện với người chồng lạnh lùng và hung hãn, tình yêu trong Ada mới thực sự trỗi dậy. Lại một lần nữa, chúng ta được chứng kiến tính cách mạnh mẽ của Ada khi cô tìm mọi cách đến với Baines, lao vào vòng tay của anh và được anh ủ ấm, khi cô mộng mị và mơ nghĩ đến anh trong những ngày bị giam hãm tại nhà, khi cô gửi lời yêu thương của mình đến Baines qua một phím đàn bất chấp sự nguy hiểm nếu bị phát hiện… Người đàn bà ấy cũng đã câm lặng hoàn toàn khi bị chồng chặt đứt ngón tay, cô không rên la, không gào thét, với khuôn mặt vô hồn tưởng như cảm xúc đã chết, Ada chỉ ôm ngón tay đang chảy máu ròng ròng ngồi bệt xuống giữa đống bùn lầy, đẫm mình trong mưa. Phải chăng lúc đó, tình yêu đối với cây đàn piano đã tự động trở thành bức nền cho tình yêu của Ada và Baines, nỗi đau thể xác đối với cô lúc đó dường như không có ý nghĩa nữa.

The Piano

US theatrical release poster

Directed by

Produced by

Written by

Starring

Music by

Cinematography

Edited by

Production

company

Distributed by

Release dates

Running time

Country

Language

Budget

Box office

Jane Campion

Jan Chapman

Jane Campion

Michael Nyman

Stuart Dryburgh

Veronika Jenet

Jan Chapman Productions

CiBy 2000

Bac Films (France)

Miramax Films (US)

Entertainment Film Distributors (UK)

    • 15 May 1993 (Cannes)

    • 19 May 1993 (France)

    • 5 August 1993 (Australia)

117 minutes

New Zealand

Australia

France

English

Māori

British Sign Language

US$7 million[1]

US$140 million[2]

Những cảnh quay chậm Ada và cây đàn chìm nổi dưới nước, âm nhạc vang lên sâu lắng khiến cho cảnh phim đạt đến độ tinh tế và tuyệt mỹ. Dưới lòng biển sâu ấy, tiếng nói từ trái tim của người phụ nữ câm vọng lên vang xa “Có một sự tĩnh lặng ở một nơi không có âm thanh, ở trong một nấm mồ lạnh lẽo dưới đáy biển sâu”, “Tiếng nói mà bạn nghe được không phải là tiếng nói của tôi mà là tiếng nói của nội tâm tôi. Tôi chưa từng nghĩ mình câm lặng vì bên cạnh có cây đàn piano, tôi sẽ nhớ nó lắm”. Đó là những cảm xúc lãng đãng của người phụ nữ câm về quá khứ, biển cả, âm nhạc và cuộc sống. Bộ phim chứa những thông đẹp đầy tính nhân văn về con người và cuộc sống. Ada đã không chết, ngược lại Ada với một ngón tay giả mạ vàng vẫn ngồi bên chiếc đàn piano, những âm thanh réo rắt lại vang lên. Âm nhạc và cuộc sống đã níu giữ cuộc đời ấy lại, tiếng đàn không còn u buồn mà là nét nhạc vui, nét nhạc mà cuộc sống tươi đẹp phía trước đã ban tặng cho những con người sống chết vì âm nhạc.

The Piano là một câu chuyện phim mang đến không khí mặn mòi của mùi biển, vị chát của rừng núi hoang sơ cùng những âm thanh hỗn loạn của nhịp sống. Những nhân vật trong phim là những số phận mang bi kịch, họ trầm lặng, nhỏ bé trước chính cuộc đời mình. Và chiếc đàn piano - nhân vật xuyên suốt chiều dài bộ phim - cũng mang một số phận riêng. Tiếng đàn vang lên, nhả những âm thanh trầm lắng như khoảng không rộng lớn cho những suy ngẫm của con người. Trên nền nhạc lãng đãng, trên nền của tiếng sóng biển dịu êm và những con sóng dội vào bờ, hình ảnh chiếc đàn piano như một dấu chấm nhỏ. Đôi mắt buồn xa xăm của người đàn bà câm lặng ẩn chứa những nỗi đau đến tột cùng. Trong không gian lạnh ngắt và xanh xám của rừng già và bùn đất ấy vẫn văng vẳng những khúc nhạc xao xuyến, thổn thức lòng người.

Cái kết của bộ phim là một cái kết tạo được nhiều kịch tính và sự bất ngờ. Ada đã từ bỏ người chồng độc ác đó để trở lại đất liền cùng người cô yêu. Trên chuyến đi cùng với con gái và Baines, tưởng chừng hạnh phúc đã mỉm cười với người phụ nữ câm. Nhưng có lẽ cô đã quá đau khổ trước cuộc sống nên trong chuyến trở lại đất liền đó, Ada đã đưa chân vào thừng, nhờ cây đàn piano kéo mình xuống lòng biển. Nhưng Ada đã không chết, chỉ có cây đàn chìm sâu dưới đáy biển như một quá khứ đau buồn sẽ được gói kín và chôn chặt. Ở những cảnh quay này, bộ phim đã thực sự chinh phục được khán giả.

A mute Scotswoman named Ada McGrath is sold by her father into marriage to a New Zealand frontiersman named Alisdair Stewart, bringing her young daughter Flora with her. The voice that the audience hears in the opening narration is "not her speaking voice, but her mind's voice". Ada has not spoken a word since she was six years old and no one, including herself, knows why. She expresses herself through her piano playing and through sign language, for which her daughter has served as the interpreter. Flora later dramatically tells two women in New Zealand that her mother has not spoken since the death of her husband who died as a result of being struck by lightning. Ada cares little for the mundane world, occupying herself for hours every day with the piano. Flora, it is later learned, is the product of a relationship with a teacher with whom Ada believed she could communicate through her mind, but who "became frightened and stopped listening", and thus left her.

Ada, Flora, and their belongings, including a hand crafted piano, are deposited on a New Zealand beach by a ship's crew. As there is no one there to meet them, they spend the night alone on the beach amongst their crated belongings. The following day, the husband who has bought her, Alisdair, arrives with a Māori crew and his white friend, Baines, a fellow forester and retired sailor who has adopted many of the Maori customs, including tattooing his face. Alisdair proves to be a shy and diffident man, who is jokingly called "old dry balls" by his Māori neighbours. He tells Ada that there is no room in his small house for the piano and abandons the piano on the beach. Ada, in turn, is cold to him and is determined to be reunited with her piano.

Unable to communicate with Alisdair, Ada and Flora visit Baines with a note asking to be taken to the piano. He explains that he cannot read. When Flora translates her mother's wishes, he initially refuses, but the three ultimately spend the day on the beach with Ada playing music. Baines, whose wife is far away in England living a separate life, is taken by the transformation in Ada when she plays her piano. Baines soon suggests that Alisdair trade the instrument to him for some land. Alisdair consents, and agrees to his further request to receive lessons from Ada, oblivious to his attraction to her.

Ada is enraged when she learns that Alisdair has traded away her precious piano without consulting her and complains that she does not want a man with filthy hands and no ability to read, touching her piano. Alisdair shouts the finality of his decision and demands that she fulfill the contract of providing lessons. On the day she arrives at his hut, she attempts to make an excuse that she cannot play the piano because it is out of tune. She is stunned to find that Baines has had the piano put into perfect tune. She begins by asking him to play anything he knows, but he asks to simply listen rather than learn to play himself. It becomes clear that he procured the piano not for his own interest in music, but because he likes who Ada becomes when she plays. During one session, Baines proposes that Ada can earn her piano back at a rate of one piano key per "lesson", provided that he can observe her and do "things he likes" while she plays. She is not anxious to accept the deal, but cannot turn down the opportunity to regain her piano. She agrees, but negotiates for a number of lessons equal to the number of black keys only.

While Ada and her husband Alisdair have had no sexual, nor even mildly affectionate, interaction, the lessons with Baines become a slow seduction for her affection. Baines requests gradually increased intimacy in exchange for greater numbers of keys. Ada reluctantly accepts but does not give herself to him the way he desires. Realizing that she only does what she has to in order to regain the piano, and that she has no romantic feelings for him, Baines gives up and simply returns the piano to Ada, saying that their arrangement "is making you a whore, and me wretched", and that what he really wants is for her to actually care for him.

Despite Ada having her piano back, she ultimately finds herself missing Baines watching her as she plays. She returns to him one afternoon, where they submit to their desire for one another. Alisdair, having become suspicious of their relationship, hears them making love as he walks by Baines' house, and then watches them through a crack in the wall. Outraged, he follows her the next day and confronts her in the forest, where he attempts to force himself on her, despite her intense resistance. He then boards up his home with Ada inside so she will not be able to visit Baines while Alisdair is working on his timberland. After this, Ada realizes she must show affection with Alisdair if she is ever to be released from her home prison, though her caresses only serve to frustrate him more because when he tries to touch her, she pulls away. Eventually resolving to trust her, he removes the barriers from the house, and exacts a promise from Ada that she will not see Baines.

Soon afterwards, Ada sends her daughter with a package for Baines, containing a single piano key with an inscribed love declaration reading "Dear George you have my heart Ada McGrath". Flora does not want to deliver the package and brings the piano key instead to Alisdair. After reading the love note burnt onto the piano key, Alisdair furiously returns home with an axe and cuts off Ada's index finger to deprive her of the ability to play the piano. He then sends Flora who witnessed this to Baines with the severed finger wrapped in cloth, with the message that if Baines ever attempts to see Ada again, he will chop off more fingers.

Later that night, while touching Ada in her sleep, Alisdair hears what he believes to be Ada's voice inside of his head, asking him to let Baines take her away. Deeply shaken, he goes to Baines' house and asks if she has ever spoken words to him. Baines assures him she has not. Ultimately, it is assumed that he decides to send Ada and Flora away with Baines and dissolve their marriage once she has recovered from her injuries. They depart from the same beach on which she first landed in New Zealand. While being rowed to the ship with her baggage and Ada's piano tied onto a Māori longboat, Ada asks Baines to throw the piano overboard. As it sinks, she deliberately tangles her foot in the rope trailing after it. She is pulled overboard but, deep under water, changes her mind and kicks free and is pulled to safety.

In an epilogue, Ada describes her new life with Baines and Flora in Nelson, where she has started to give piano lessons in their new home, and her severed finger has been replaced with a silver finger made by Baines. Ada has also started to take speech lessons in order to learn how to speak again. Ada says that she imagines her piano in its grave in the sea, and herself suspended above it, which "lulls me to sleep". The story closes with her remarking that "it is a weird lullaby, and so it is; it is mine", before reciting the first three lines of Thomas Hood's poem "Silence", which also opened the film: "There is a silence where hath been no sound. There is a silence where no sound may be—in the cold grave, under the deep deep sea".