Biggest Projects in US

Những kì quan nhân tạo tại Mỹ

Nước Mỹ từ lâu vốn nổi tiếng thế giới như một cường quốc về quân sự và kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, Mỹ cũng đồng thời được biết đến như một đất nước có vô số những công trình kiến trúc kỳ lạ xứng đáng được bảo tồn như những kỳ quan. Kỳ này, DiaOcOnline.vn sẽ giới thiệu với bạn đọc 7 trong rất nhiều những kỳ quan nổi tiếng đó của Mỹ.

1) Cầu Brooklyn, New York

Kì quan nhân tạo đầu tiên của chúng ta - Cầu Brooklyn tại thành phố New York. Nó dài hơn 480m bắt qua sông Đông nối liền khu Brooklyn và Manhattan.

Nó là giấc mơ của John A. Roebling. Ông là một thành viên của đội thiết kế và trở thành kỹ sư trưởng của dự án vào năm 1867. Buồn thay, ông bị ốm và qua đời trước khi công việc được bắt đầu. Ông gặp tai nạn khi viếng thăm khu vực nơi cầu sắp được xây.

Công việc xây dựng bắt đầu vào năm 1870. Đó là một công việc rất nguy hiểm. Có ít ghi chép về điều này, nhưng các sử gia cho rằng đã có từ 20 tới 30 người thiệt mạng khi thực hiện dự án. Nhiều người chết vì rơi ra khỏi cầu hay bị tai nạn do các thiết bị.

Những người khác chết hay bị thương vì làm việc trong các khối cấu trúc được gọi là thùng lặn. Những thùng này được đặt sâu xuống dưới mặt đất. Do vậy, các công nhân này gặp hiện tượng khí nén.

Washington, con trai của John Roebling, bị chấn thương nghiêm trọng cũng vì hiện tượng này. Ông trở thành kỹ sư trưởng của dự án cầu Brooklyn ngay sau khi cha ông qua đời. Washington Roebling vẫn tiếp tục công việc tại nhà sau đó.

Cầu Brooklyn được thông xe vào ngày 24/05/1883. Vào thời đó, nó là chiếc cầu treo dài nhất thế giới. Nó vẫn là một công trình có cấu trúc đẹp. Chiếc cầu có hàng chục ngàn dây cáp treo rộng nhiều mét và chạy từ trên xuống dưới các ngọn tháp dọc theo mỗi phía. Từ phía xa, những sợi cáp trông giống như những sợi dây của đàn hạc. Ở điểm trung tâm, chiếc cầu vươn cao lên khỏi sông Đông tới gần 40 mét. Nó là một trong những biểu tượng nổi tiếng và được yêu thích nhất của thành phố New York.

2) Cầu Cổng Vàng, Bắc California

Là một cây cầu khác nằm trong 7 kì quan nhân tạo nằm ở bắc California.

Cầu Cổng Vàng được đặt tên theo eo biển Cổng Vàng nằm giữa Thái Bình Dương và vịnh Sanfrancisco. Chiếc cầu bắc qua nó nối liền thành phố San Francisco với hạt Marin.

Joseph Strauss là kỹ sư trưởng của cầu Cổng Vàng. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1933, thông xe vào năm 1937. Nó dài gần 1.300m, là cây cầu treo dài nhất thế giới trong gần 30 năm. Vào năm 1964, nhường vị trí này lại cho cầu Verrazano Narrows ở thành phố New York.

Joseph Strauss đã sử dụng những thiết bị an toàn mới nhất khi đó cho công nhân làm việc trên cầu. Trong đó có một lưới an toàn đặc biệt ở phía dưới cầu, nhưng vẫn có 11 người thiệt mạng trong suốt quá trình xây dựng.

Màu sắc của cây cầu là màu vàng quốc tế, điều này rất quan trọng, bởi vì người ta sẽ dễ dàng nhìn thấy cây cầu qua màng sương dày đặc thường bao phủ San Francisco. Nhiều người xem cầu Cổng Vàng là cây cầu có hình dáng cấu trúc đẹp nhất thế giới.

3) Gateway, Missouri

Kỳ quan kế tiếp của chúng ta là một biểu tượng nổi tiếng ở vùng trung và đông nước Mỹ giống như cầu Brooklyn và Cổng Vàng ở bờ biển phía Đông và Tây. Vòm cung Gateway ở Saint Louis bang Missouri là đài tưởng niệm cao nhất Hoa Kỳ. Những đường cong bằng thép bóng loáng vươn lên cao tới gần 200m. Bên dưới, chiều dài từ 2 điểm đầu và cuối trên mặt đất của vòm cung bằng với chiều cao của nó.

Nhà thiết kế xây dựng người Mỹ gốc Phần Lan, Eoro Saarinen, đã thiết kế vòm cung Gateway trong một cuộc thi quốc gia vào cuối những năm 1940. Tuy nhiên, việc xây dựng không được bắt đầu cho tới tháng 2 năm 1963. Vòm cung được hoàn thành vào tháng 10 năm 1965. Sau đó một hệ thống chuyên chở đã được thêm vào cho phép người ta có thể vào tham quan trong khu vực quan sát bên trong đỉnh Vòm cung.

Vòm cung Gateway nhô lên cao trên dòng sông Mississippi, nó được đặt tên để vinh danh thành phố Saint Louis, nơi theo lịch sử được coi là "Cửa ngõ đến miền Tây".

4) Khu tưởng niệm Núi Rushmore nam Dakota

Một nơi mà hầu hết mọi người đều đồng ý đó là một kì quan nhân tạo.

Gương mặt của bốn vị tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ được khắc vào trong đá gần đỉnh núi Rushmore ở Black Hills. Mỗi khuôn mặt cao khoảng 18m.

Nhà điêu khắc Gutzon Borglum được chọn để xây khu tưởng niệm ở núi Rushmore. Nó được hoàn thành vào năm 1941 sau 14 năm xây dựng.

Mỗi vị tổng thống biểu trưng cho các giá trị của người Mỹ. Geogre Washington lãnh đạo dành độc lập cho Hoa Kỳ, Thomas Jefferson biểu tượng của niềm tin vào sự công bằng. Abraham Lincoln chấm dứt chế độ nô lệ và cứu lấy liên bang. Theodore Roosevelt là một nhà bảo vệ môi trường và là biểu tượng của tinh thần tiến bộ.

5) Đập Hoover

Chúng ta chuyển sang một trong những công trình phức tạp và to lớn nhất từng được xây dựng ở Mỹ: Đập Hoover. Đập nằm ở Black Canyon gần Las Vegas bang Nevada, điều tiết nước của con sông Colorado và sản xuất ra điện năng.

Công nhân bắt đầu xây dựng Đập Hoover vào năm 1931, hoàn thành chỉ trong vòng 5 năm.

Hơn 20 ngàn nhân công làm việc trong dự án. Công việc rất nguy hiểm, 96 công nhân thiệt mạng, nhiều người khác bị thương.

Đập Hoover cao 221m, khối lượng hơn 6,5 triệu tấn. Vào thời đó, nó là con đập to nhất và cao nhất trên thế giới. Và nó cũng là một trong những nơi sản xuất ra lượng điện lớn nhất.

Đập Hoover cũng giúp tạo ra hồ Mead, hồ nhân tạo lớn nhất ở Mỹ.

6) Những căn nhà trên vách đá

Một kì quan khác được xây dựng từ lâu trước khi Hoa Kỳ được thành lập. Cách đây khoảng 900 năm, người Puebloan cổ đã xây dựng những ngôi làng trên cao trong vách đá của các hẻm núi ở Mesa Verde, Colorado. 600 căn nhà trên vách đá hiện giờ là một phần thuộc công viên quốc gia Mesa Verde.

Khách tham quan có thể đứng trên đỉnh của hẻm Mesa và nhìn xuống những căn nhà trên vách đá hầu như được ẩn khuất qua các lỗ, hốc của những vách đá đó. Người Puebloan tách những tảng đá nhỏ từ các vách đá ra tạo thành các toà nhà. Các toà nhà này kết nối thành các khu cư ngụ có tới hàng trăm phòng.

Những vách đá này bảo vệ các công trình khỏi thời thiết khắc nghiệt trong vùng.

7) Tháp Space Needle, Seattle

Kì quan nhân tạo cuối cùng của chúng ta nằm ở phía tây bắc thành phố Seattle bang Washington. Tháp Space Needle được xây để phục vụ như là điểm nhấn của hội chợ thế giới năm 1962.

Edward Carlson thiết kế một cấu trúc cao 184m. Tháp Space Needle có chân rộng ở mặt đất, hẹp lại ở giữa, và trên đỉnh có một cấu trúc nhìn giống một chiếc nhẫn.

Cấu trúc này giống như chiếc đĩa bay nổi tiếng trong các câu chuyện khoa học giả tưởng du hành vào không gian. Cấu trúc đĩa bay này bao gồm 1 khu quan sát và khu ăn uống. Nhà hàng chuyển động từ từ giúp khách tham quan có được một tầm nhìn toàn cảnh Seattle 360 độ.

Chi phí xây dựng Tháp Space Needle không lớn. Dự án xây dựng trị giá khoảng 4,5 triệu USD, nó được thiết kế và hoàn thành trong khoảng một năm và mở cửa vào ngày đầu tiên của hội chợ thế giới.

Ngày nay, Tháp Space Needle là một trong những điểm tham quan thu hút du khách nhất khi đến Seattle. Và nó vẫn là một biểu tượng nổi tiếng được biết đến trên toàn thế giới của thành phố này.

Tượng nữ thần Tự Do

Được đặt ở đảo Bedloe, tại cửa sông Hudson, nhìn ra cảng New York, tượng Nữ Thần Tự Do là tặng phẩm của nước Pháp dành cho nhân dân Mỹ, một kỷ vật để tượng trưng cho tình cảm của nước Pháp đối với cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, cuộc Cách mạng mà nhiều người Pháp đã chiến đấu và đổ máu cho nền Độc Lập và Tự Do của Bắc Mỹ.

Tượng do Auguste Bartholdi thiết kế, cao 46 m, được đặt trên bệ khổng lồ hình ngôi sao cao 47m do kiến trúc sư người Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế, khiến chỏm ngọn đuốc cao hơn mặt đất tới 93 m.

Tượng nặng 229 tấn, lưng rộng 10,6 m, miệng rộng 91 cm, tay phải giơ ngọn đuốc lửa dài 12,8 m, chỉ riêng một ngón tay trỏ cũng dài 2,4 m. Trên chân Tượng Nữ Thần Tựu Do có xiềng sắt tượng trưng cho việc lật đổ chính quyền tàn bạo, tay trái nắm bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, trên đầu Tượng đội chiếc mũ có bảy đường tia sáng chiếu khắp bảy đại dương, bảy đại châu. Trong ruột Tượng Nữ Thần Tự Do có cầu thang xoáy trôn ốc, có thể leo lên được vùng đầu, tương đương với leo một ngôi nhà lầu cao 12 tầng. Phần sườn thép bên trong, chịu áp lực của bức tượng, đã được vẽ kiểu và thực hiện do kỹ sư Gustave Eiffel, cha đẻ của Tháp Eiffel, ngọn tháp được xây dựng vào năm 1889 và cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Pháp.

2. Tòa nhà ngũ giác cao nhất

Tòa nhà ngũ giác cao nhất trên thế giới là tháp JPMorgan Chase được đặt tại Houston, Texas tại Mỹ. Nó cao hơn tòa nhà trung tâm thương mại thế giới Baltimore nhưng các mặt của tòa nhà này không bằng nhau.

Tòa nhà có 75 tầng với độ cao 305,4m. Trước đây được gọi là tòa tháp thương mại Texas và là tòa nhà cao nhất tại Texas. Nó cũng là một trong những kiến trúc cao nhất trên thế giới.

3. Trung tâm thương mại thế giới

Trung tâm Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Center, viết tắt WTC; cũng được gọi Tòa tháp đôi), là tên gọi chung của khối bảy tòa nhà trước đây nằm gần cực nam Manhattan, thành phố New York. Trung tâm nổi bật với hai tòa tháp đôi 110 tầng, được kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế và mua lại bởi Larry Silverstein. Khởi công từ 1966 và khánh thành vào 4 tháng 4 năm 1973, nó vượt qua chiều cao của tòa Empire State lịch sử, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới chỉ trong một năm, trước khi tòa tháp Sears ở Chicago hoàn tất. Đã từng bị đánh bom vào tháng 2 năm 1993, nhưng nó vẫn đứng vững kiên cố. Tuy vậy nó đã không tránh khỏi sụp đổ gây ra bởi hai chiếc phi cơ Boeing đâm vào, trong những sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Trước sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Thành phố New York chiếm vị trí thứ 2 và 3 trong bản tổng sắp. Chiều cao của tháp số 1 là 1368 feet, tương đương 417 mét. Chiều cao của tháp số 2 là 1362 feet, tương đương 415 mét.

4. Cây cầu nằm trên cao nhất

Nằm cheo leo ở độ cao 1.200 m phía trên một cao nguyên đá, cây cầu Skywalk Grand Canyon tại bang Nevada của Mỹ được làm toàn bằng kính có thể khiến du khách phải nín thở khi đi dạo trên đó.

Nhưng khi nghe những thông số của cây cầu thì người ta có thể yên tâm về độ an toàn.

Nó có thể nâng đỡ sức nặng của 71 chiếc Boeing 747 đã chở đầy khách, và cũng vững vàng trước tác động của một trận động đất 8 độ richter trong bán kính 75 km.

5. Cầu Bảy Dặm ở Florida, Mỹ

“Cầu 7 dặm” ở Florida chạy qua eo biển giữa vịnh Mexico và eo biển Florida đến đất liền. Chính xác chiều dài của nó là 6.79 dặm tương đương 10,93km. Khởi thủy mục đích sử dụng của chiếc cầu là dùng làm đường xe lửa được xây dựng trong gần 5 năm, từ năm 1908 - 1912. Nó là một phần đường ray xuyên biển của Henry Flagler giữa Miami và Key West. Năm 1935 một cơn bão đổ bộ ngay trong ngày Quốc tế Lao Động đã phá hủy nặng nề đường ray này. Sau đó, Chính phủ tiếp quản đường ray và biến nó thành đường cho xe chạy. Vào năm 1980 chiếc cầu cũ đóng cửa để sửa chửa và chiếc cầu Seven Mile Bridge ngày nay được hoàn thành vào tháng 5/1982, trở thành một trong những chiếc cầu dài nhất thế giới. Vẻ đẹp hùng vĩ của nó đã thu hút nhiều nhà làm phim, chiếc cầu đã “thủ vai” trong một số bộ phim như True Lies, 2 Fast 2 Furious, License to Kill và Up Close & Personal.

6. Chesapeake Bay Bridge

Thường được biết đến với tên là Bay Bridge, là chiếc cầu lưu thông 2 chiều chính của Maryland, Mỹ, nối liền các bang ở phía đông và các vùng bờ biển phía Tây. Trong hơn 43 năm qua, chiếc cầu đã thu hút sự chú ý của cả thế giới như là một kỳ quan của công nghệ khoa học hiện đại. Chạy bên trên và cả bên dưới mặt nước nơi vịnh Chesapeake hòa cùng Đại Tây Dương, kể từ khi chính thức thông cầu vào ngày 15/4/1954, chiếc cầu và đường hầm này được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan xây dựng của thế giới hiện đại.

7. Cây cầu cáp dây văng rộng nhất thế giới

Leonard P. Zakim tại bang Massachusettes, Mỹ là cây cầu cáp dây văng rộng nhất thế giới và là một phần của tuyến đường cao tốc lớn nhất Mỹ - Boston"s Big Dig.

Nó được thiết kế với chiều rộng hơn 60 m, nhằm giúp luồng giao thông được vận hành tối đa khi vào thành phố và hạn chế tối đa việc ách tắc.

Để cây cầu có được chiều rộng này, các kiến trúc sư đã sử dụng thiết kế treo hai làn đường bên ngoài hệ thống dây cáp, cùng với 8 làn đường do trụ đỡ.