Thanh Minh Thượng Hà Đồ

Thanh minh thượng hà đồ nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh", hay có ý cho là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết trời trong sáng") là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường xá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. Thanh minh thượng hà đồ được vẽ trên một trường quyển (cuộn giấy dài) có kích thước 24,8×528,7 cm.

Danh tiếng của Thanh minh thượng hà đồ tại Trung Quốc rất lớn, chính vì vậy đôi khi nó được gọi là "Mona Lisa của Trung Quốc". Nó là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại Cố Cung Bắc Kinh.

"Thanh Minh Thượng Hà Đồ" là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất Trung Quốc, là bảo vật cấp quốc gia, hiện nay được cất giữ ở Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Mới đây, Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh tuyên bố, dự án trưng bày số hóa và lồng tiếng mang tên "Giải mã bức tranh Thanh Minh Thượng Hà Đồ" do Viện bảo tàng Cố Cung và Viện nghiên cứu Microsoft tại châu Á hợp tác nghiên cứu và khai thác đã chính thức hoàn thành. Dự án này tái hiện 51 tình huống trong bức tranh, có hơn 700 đoạn đối thoại, khán giả sẽ có cảm giác như đi vào bức tranh, có thể thưởng thức từng chi tiết trong bức tranh "Thanh Minh Thượng Hà Đồ", đích thân cảm nhận không khí sầm uất náo nhiệt của kinh đô đời Bắc Tống cách đây hơn 800 năm trước.

"Thanh Minh Thượng Hà Đồ" do hoạ sĩ cuối đời Bắc Tống Trương Trạch Đoan sáng tác, có chiều rộng 24 cm, chiều dài 528 cm, với hình thức tranh cuốn giấy, mô tả không khí sầm uất náo nhiệt và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở kinh đô Biện Lương và trên hai bờ sông Biện đời Bắc Tống trong tiết Thanh Minh, ngày lễ truyền thống Trung Quốc.

Trong bức tranh này có rất nhiều nhân vật, phong cảnh rất hoành tráng, các nhân vật gồm trí thức, nông dân, người buôn bán, thầy bói, bác sĩ, nhà sư, phu kéo thuyền v.v, ngoài ra còn có các loại gia súc như lừa, ngựa, bò, lạc đà v.v. Về vấn đề trong tranh tất cả có bao nhiêu nhân vật, có nhiều cách nói, có người nói trong tranh có 500-600 nhân vật, có người nói có hơn 700 nhân vật, còn có người nói có hơn 1000 nhân vật. Bức tranh miêu tả sinh động các hoạt động và tình tiết như đi chợ, buôn bán, dạo phố, uống rượu, tán chuyện, kéo thuyền, kéo xe, đi kiệu, đi ngựa, lễ cưới v.v. Bất cứ các hình ảnh hoành tráng như đồng bằng bao la, dòng sông mênh mông, hay là các chi tiết rất nhỏ như đinh tán trên thuyền và xe, các thứ hàng rong được bày bán, đều thể hiện hết sức sinh động.

Nhưng, nếu không có kiến thức lịch sử và văn hóa nhất định, đa số khán giả khó mà hiểu biết chi tiết và nội hàm của bức tranh này. Hiện nay, Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh cùng Viện nghiên cứu Microsoft tại châu Á và trường Đại học Bắc Kinh hợp tác nghiên cứu và hoàn thành dự án thể hiện số hoá và lồng tiếng mang tên "Giải mã bức tranh Thanh Minh Thượng Hà Đồ", khiến bức tranh này "sống" trở lại. Sau khi đi vào Vũ Anh Điện trưng bày tác phẩm thư pháp và tranh vẽ, khán giả dùng ngón tay bấm màn hình số, thì có thể "đi vào" bức tranh "Thanh Minh Thượng Hà Đồ".

Hình ảnh nổi tiếng nhất trong bức tranh "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" là Hồng Kiều, trong không gian có chiều dài khoảng 20 cm, trên và dưới cầu có hơn 100 nhân vật, ngựa xe như nước, đông đúc náo nhiệt, người đi lại như mắc củi. Khán giả dùng ngón tay bấm vào màn hình đa phương tiện, có thể phóng đại bức tranh, quan sát tỉ mỉ nét mặt và cử chỉ của từng nhân vật, còn có thể nghe thấy tiếng ngựa chạy, nước chảy, tiếng ồn ào của đô thị sầm uất và đối thoại giữa nhân vật. Bà Lý Quỳnh, nhân viên công tác của Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh nói:

"Đời Bắc Tống, triều đình đưa ra nhiều nỗ lực, mong giải quyết tình hình ùn tắc giao thông trên đường. Bức tranh này đã phản ánh hình ảnh xã hội chân thật của kinh đô Biện Kinh, lúc đó trên đường đúng là người, xe chật ních như vậy."

Chủ nhiệm Trung tâm Thông tin Tư liệu Cố Cung Hồ Chùy là một trong những người phụ trách dự án "Giải mã bức tranh Thanh Minh Thượng Hà Đồ". Ông cho biết, dự án này áp dụng hình ảnh số hóa với đô phân giải cao, tái hiện ở mức tối đa toàn bộ chi tiết trong bức tranh này; theo tình tiết trong tranh sắp xếp 51 tình huống, dưới sự chỉ đạo của thành quả nghiên cứu của những chuyên gia cổ vật nổi tiếng, thiết kế hơn 700 đoạn đối thoại giữa nhân vật cũng như tiếng động và âm nhạc du dương, để hướng dẫn khán giả xem chi tiết trong tranh, hiểu biết nội hàm phong phú của bức tranh nổi tiếng này.

Ông Từ Nghênh Khánh làm ở Viện nghiên cứu Microsoft tại châu Á phụ trách công tác kỹ thuật của dự án này, ông cho biết, sự hoà hợp giữa kỹ thuật với văn hóa sẽ khiến văn hóa truyền thống Trung Hoa được tôn vinh tốt hơn. Ông nói:

"Phát huy đầy đủ ưu thế công nghệ độ phân giải cao, dưới tiền đề đảm bảo khán giả thưởng thức tác phẩm nghệ thuật đích thực, tăng thêm câu chuyện thú vị theo phân tích và luận chứng của chuyên gia, cũng như đối thoại giữa nhân vật có nhiều thông tin cuộc sống, tạo nên môi trường kết hợp tốt cả thị giác lẫn thính giác, khiến khán giả cảm thấy vui tai vui mắt, cảm thấy đi vào bối cảnh trong tranh. Kết hợp quan niệm trưng bày tiên tiến của viện bảo tàng với khoa học-công nghệ tiên tiến, thảo luận làm thế nào bảo tồn và kế thừa tác phẩm thư pháp và tranh vẽ Trung Quốc, để văn hóa rực rỡ, có lịch sử lâu đời của dân tộc Trung Hoa được tôn vinh tốt hơn."

Khán giả Lý Nguyệt cho phóng viên biết, thông qua công nghệ thể hiện số hóa này, chị đã một lần nữa thưởng thức tỉ mỉ bức tranh "Thanh Minh Thượng Hà Đồ". Chị nói:

"Xét từ cảm giác tổng thể, công nghệ này khiến khán giả hiểu được bức tranh này toàn diện hơn, giúp khán giả hiểu biết bức tranh này. Sau khi xem xong tác phẩm đích thực, rồi lại xem tác phẩm được thể hiện số hóa, khán giả sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn, sẽ phát hiện nhiều chi tiết trước đó bị bỏ lỡ."

Phó Giám đốc Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh Lý Quý nói, Viện bảo tàng Cố Cung không những phải bảo tồn và kế thừa di sản văn hóa lâu đời, mà còn phải sử dụng hình thức triển lãm mới mẻ và biện pháp công nghệ tiên tiến phục vụ khán giả. Dự án "Giải mã bức tranh Thanh Minh Thượng Hà Đồ" là thí nghiệm kết hợp văn hóa truyền thống với tinh thần thời đại, sẽ gợi ý cho sự phát triển của viện bảo tàng truyền thống trong thời đại công nghệ mới.