- Cây Nêu Ngày Xuân

Cây Nêu Ngày Xuân

Dân làng dựng cây nêu năm mới

Dăm lá cờ phất phới tung bay

Màu xanh, cam đỏ vàng phai

Treo ngày mồng bảy lung lay chào người

*

Đoàn lân tới tươi cười nhốn nháo

Áo thùng thình ông Táo múa may

Rộn ràng cây quạt trên tay

Môi hồng, má đỏ mặt mày hí ha

*

Lân trèo cõng ngất nga không ngã

Tiếng xập xình chập chả lao xao

Hô hào lân ráng chụp mau

Lì xì gia chủ treo bao thưởng tiền

Người dân sinh sống ở thành phố thì hiếm khi thấy được cây đầu làng. Cây nêu là biểu tượng cho ngày tết hoan ca. Cây nêu là thân cây tre cao nghều nghệu, gầy ốm tong teo vói cái ngọn mỏng manh nên khi được dựng thẳng đứng thì lều khều nghiêng ngả khi làn gió đồng nội phất phơ xuôi ngược tà tà lượn bay.

Một tháng trước tết thì ôi thôi, huyện, làng, thôn xóm xập rình hào hứng ở đình làng. Mỗi người một tay rộn ràng chung sức nhau tạo không khí vui vẻ cho già trẻ bé lớn có nơi tụ họp đông vui, mừng xuân chúc tụng lời đẹp đẽ.

Người thành thị luôn tất bật bươn chải kiếm cơm nên ba ngày xuân tết là cơ hội rảnh rang tìm về bên người thân yêu ở miệt vườn. Tuy cái tấp nập ở phồn hoa đô hội với ánh đèn muôn màu sắc có tưng bừng náo nhiệt, quyến rũ tới đâu, nhưng cái tình chân chất với tấm lòng thật thà của người dân hiền lành chân lấm tay bùn sống nương nhờ vào thửa ruộng, rặng tre, tròng trành với con sông ngọt ngào phù sa ngầu đục vẫn là nỗi nhớ thương khôn nguôi. Cái sức hút tự nhiên không khác gì là lực nam châm, khiến người đi làm xa gia đình ở tỉnh, miền khác cũng lặn lội thu xếp để tận hưởng không khí đầm ấm, hít thở hương đồng cỏ nội.

Tôi may mắn có quê Ngoại là góc trời xanh ngọc bích trải thảm lúa mượt mà ngút ngàn đến chân mây. Hình ảnh tết vườn quê luôn in hằn trong tiềm thức của tôi cho dến bây giờ, vẫn chưa hề phai nhạt dù tôi lưu lạc mấy mươi năm ở xứ người.

Cám ơn mùa xuân quê Ngoại của đoạn đời ấu thơ đã cho tôi biết bao kỷ niệm dấu yêu. Ngay bây giờ, tôi thiết nghĩ, cho dù có bao nhiêu tiền cao chất núi, người tha hương cũng không thể nào tìm lại được phút giây mật ngọt đậm tình sâu sắc của ngày xưa thân ái như mấy mươi năm trước được nữa.

Hoàn cảnh cuộn bay theo từng khúc sông đời nghiệt ngã đã đổi thay theo con tạo xoay vần và cuốn bay biết bao hình bóng xóm làng đơn sơ cũng như tấm lòng chất phác của người dân miệt mài sống với ruộng nương, phơi lưng cho trời và bán mặt cho đất.

Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa quỷ. Cứ thế lâu dần thành ra phong tục trồng cây nêu của người Việt…

Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiệnvà ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày tết thần linh về trời, tất nhiên con người cần có những "bảo bối" của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơ

FEB 2021