"Lễ hội đua bò" hay "ngày hội đua bò"?

Post date: Oct 26, 2012 4:55:48 AM

Trích từ kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Lễ hội Đua bò Bảy Núi, An Giang” – tr. 218-220

Trong cách thức ăn nói hằng ngày có không ít người thường vô hình chung gọp hai từ lễvà hội thành một, để gọi cho một hình thức nghi lễ hoặc hội hè nào đó, điển hình như cách gọi: “Lễ hội đua bò” ở vùng Bảy Núi, An Giang.

Cách gọi như thế đúng hay sai?

Đểphân biệt được, chúng ta điểm lại vài nét về hoạt động đua bò.

…Bò là con vật gắn liền với truyền thống sản xuất lúa nước của dân Khơ Me bản xứ. Bò giúp dân cày ruộng, vận chuyển nông sản… cho nên từ lâu nó đã trở thành con vật quen thuộc; hoạt động đua bò cũng gắn liền theo đó…

Thuở trước, khi vào mùa vụ, bà con trong phum, sóc thường đem bò đến bừa thí công cho đất của chùa, đổi công giúp nhau. Và lúc nông nhàn, các đôi bò kéo bừa được bà con rủnhau đua trên đất ruộng.

Dần dần sau đó, để tạo không khí vừa lao động, vừa vui chơi, các nhà sư ở chùa, trong vùng đứng ra tổ chức những cuộc đua và biến nó thành cuộc thi.

Đôi bò thắng cuộc, được vinh quang đeo dây cà tha, vòng lục lạc…

Nhận được giải cao trong cuộc thi là niềm vinh dựcho gia đình chủ bò vì được tiếng siêng năng, chăm sóc bò tốt.

Banđầu giới hạn của cuộc thi chỉ giành cho những đôi bò của các gia đình trong phum, sóc – một phạm vi hẹp. Về sau, cuộc thi được mở rộng ra giữa các phum, sóc khác với nhau.

Năm 1991, là mốc thời gian của cuộc thi có qui mô được tổ chức đầu tiên.

Bước sang năm 1992, lãnh đạo hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên đã có ý tưởng tổchức luân phiên đua bò hàng năm. Từ đó đua bò đã trở thành một hoạt động truyền thống của vùng Bảy Núi.

Đua bò ở vùng Bảy Núi là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào Khơ Me. Được chọn tổ chức trong dịp Lễ hội Sen-Dolta (hay Tết Sen-Dolta) diễn ra từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Lễhội Sen-Dolta được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống.

Sen-Dolta diễn ra trong 3 ngày, và trong ngày cúng vái thứ nhất, sau khi người dân đến chùa làm lễ rước linh hồn ông bà tổ tiên về với gia đình thì có nhiều hoạt động hội hè được diễn ra: Du-kê, múa Lâm-thol… trong đó có hoạt động đua bò.

Vậy là, hoạt độngđua bò được diễn ra ngay sau nghi lễ cúng vái ông bà tổ tiên, rồi người dân mới tổ chức hội, họp mặt lại để vui chơi, xem “đua bò”.

Đến đây chúng ta thấy có một ranh giới rất rõ giữa lễvà hội, trong Tết Sen-Dolta.

Để phân biệt rõ hơn về lễ và hội, chúng ta xem xét lại nghĩa của từng từ.

Trong Việt Nam Tự điển, quyển thượng A-L, về “lễ”(danh từ) được viết:

Phép tắc đặt rađể khép mọi người vào một khuôn khổ cho có trật tự, nền nếp đẹp đẽ giữa xã hội và đối với người chết hay thánh thần: Tiên học lễ, hậu học văn // cuộc cúng tế: Lễ Hùng vương, Lễ Hưng Đạo Vương // vật cúng tế biếu xén: dâng lễ, đi lễ, sính lễ // ngày có lễ cúng hay kỷniệm: ăn lễ, nghỉ lễ, lễ lao động // vái lạy, xá chào, cách tỏ lòng thành kính: làm lễ, thi lễ, lễ ba lễ.

Về “hội” (động từ): Nhóm lại, tựu lại đông: tụ hội, nhóm hội, hội anh em lại bàn tính // họp lại đủ: hội đủ điều kiện // hiểu rõ: lĩnh hội, chưa hội được ý nhau // dt. đoàn thể đông người có nội quy, kỷ luật… Lập hội, vô hội, nhóm hội, ra hội, hội banh, hội quần vợt // cuộc vui đình, đám: mở hội, xem hội // khoa thi tiến sĩxưa: thi hội // thời dịp: cơ hội phong vân kịp người CD // phen, lúc: cau non khéo bửa cũng giầy, dầu thương cho lắm hội nầy cũng xa CD.

Nhưvậy, qua việc trình bày trên dù ở phương diện từ loại nào, thì hai từ lễ và hộiđều có một nghĩa riêng. Huống chi trong thực tế thì hoạt động đua bò hay cuộc thi đua bò chỉ là một phần hội trong chuỗi lễ hội Sen-Doltan. Nên không có lý do hay cơ sở gì mà chúng ta lại gọp hai từ lễ và hội để chỉ chung cho hoạt độngđua bò.

Do vậy, theo chúng tôi, cách gọi đúng nhất về hoạt động đua bò ở vùng Bảy Núi, vừa giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, vừa giữ được ý nghĩa thực; nên gọi là “Ngày hội đua bò”.