Vị trí của xứ Heling (Hạ Liêu?) hay Zhepo tại miền Nam Đông Dương: phát hiện mới từ các nguồn tư liệu nhà Đường.

Post date: Sep 4, 2013 9:18:26 AM

Han Zhenhua.

 

Heling (Hạ Liêu ?) hay Haren là một xứ sở đã hiện diện tại Đông Dương từ thế kỷ thứ bảy cho đến tiền bán thế kỷ thứ chín.  Khi đó người Khmer đã dành lại sự kiểm soát lãnh thổ của họ tại Sambor và bắt buộc Heling phải di chuyển thủ đô của nó từ Kampong Cham về Po Raksas hay Po Nagar tại Nha Trang.  Từ thời điểm này trở đi, danh xưng Heling đã biến mất và được thay thế trong các nguồn tư liệu của Trung Hoa bằng tên Zhepo [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] hay Java [Chà Bà hay Đồ Bà, hay Xà Bà, chú của người dịch]. Xứ sở này có thể được xác định như một quốc gia tại vùng Cochinchina [miền Nam nước Việt Nam bây giờ, chú của người dịch] khác biệt với hòn đảo có cùng tên Java, là một bộ phận của nuớc Nam Dương ngày nay.

 

Trước tiên chúng ta hãy khảo sát về mặt ngữ nguyên của các từ HarenHelingHaren là một từ không phải tiếng Khmer, có thể có nguồn gốc Bahnar, có nghĩa “ráo nước, bị khô cạn,” như có thể dùng để chỉ vùng đất châu thổ nằm thấp phía dưới được tháo nước để canh tác (1).  Bởi vì không có âm r trong Hoa ngữ, âm tiết ren được chuyển dịch thành âm ling.  Các văn gia Ả Rập cũng sử dụng cách viết Hareng cùng với các cách viết khác.  HelingHaren không chỉ biểu tỏ một sự tương đồng rõ rệt về mặt phát âm, mà còn ghi nhớ được ý nghĩa nguyên thủy của các danh xưng, là các từ mô tả thích đáng để chỉ các vùng đất thuộc Đồng Bằng Hạ Lưu Sông Cửu Long.

 

Heling cũng được gọi là Boling (có kèm chữ Hoa, chú của người dịch) hay Poling (có kèm Hán tự, chú của người dịch]  trong các nguồn tư liệu của Trung Hoa từ năm 730 trở về sau.  Thí dụ, một tài liệu về Phật sự trong thời kỳ Khai Nguyên (Kaiyuan) nhà Đường được biên tập bởi Zhi Sheng [có kèm Hán tự, chú của người dịch] cho biết rằng một nhân vật nào đó tên Djnanabhadra là người bản xứ của xứ sở Poling hay Heling thuộc vùng Nam Hải (South Sea) và rằng ông ta đã đến Trung Hoa vào năm 664-665. (2)  Tôi tin rằng từ ngữ  Poling phát sinh từ  nhóm từ po Haren hay po‘Aren.  Từ Po có nghĩa vị Chúa (Lord) trong tiếng Khmer và tiếng Chàm, vì thế Poling (từ cụm từ po haren) có nghĩa là “vị Chúa Tể của Haren.” (3)

 

Vị trí của Heling được đề cập trong nhiều quyển sử chính thức và các bộ toàn thư của triều đại nhà Đường.  Cả hai quyển Jiutangshu (Cựu Đường Thư)Xintangshu (Tân Đường Thư) đều có mô tả xứ Heling; quyển sách sau còn nêu danh đó là Zhepo hay Shepo [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Cả hai quyển đều nói rằng nó tọa lạc tại một vùng ven biển thuộc biển Nam Hải.  Nó thì tiếp giáp ở phía bắc với Chân Lạp (Zhenla) [có kèm Hán tự, chú của người dịch] (tức Căm Bốt), Doupodeng [có kèm Hán tự, chú của người dịch] ở phía Tây, và Poli [có kèm Hán tự, chú của người dịch] ở phía đông, trong khi phía nam là biển.  Quyển Thông Điển (Tongdian) chỉ ghi nhận rằng Chân Lạp ở phía bắc xứ Heling.  (4)

Ta còn có thêm bằng chứng về vị trí của Heling từ một bia ký thời tiền Angkor (K.341N) vào khoảng năm 700 sau Công Nguyên, được khai quật tại Prasat Neak Buosat, tỉnh Preah Vihear.(5)  Bia ký nói đến một địa phương đặc biệt nằm ở phía đông xứ Haren (Heling) và phía nam Lan Tau.  Ngày nay, Lan Tau có thể là tiếng Khmer tương đương với địa danh trong Hoa ngữ để chỉ Nam Chiếu [Nanzhao, có kèm Hán tự, chú của người dịch]  hay Vân Nam bây giờ.(6)  Mặc dù địa điểm đề cập trong bia ký này đã biến mất, nó có thể được xác định là Can Reap.  Các nguồn tư liệu nhà Đường được thảo luận dưới đây xác nhận rằng xứ sở này giáp ranh với Lan Tau hay Vân Nam nơi phía Bắc và với Heling nơi phía nam.

Chúng ta đã sẵn biết rằng Chân Lạp tọa lạc tại miền bắc Căm Bốt trên dòng sông Mun River trước năm 705-706.  Khi Heling giáp ranh với Chân Lạp về phía bắc, Heling phải nằm ở phía nam Căm Bốt, trong vùng thuộc Hạ Lưu Sông Cửu Long, có thể trên đồng bằng phía đông của chính dòng sông này. 

 

Nên nhớ rằng một loạt nhiều danh xưng đã được sử dụng cho cùng một địa điểm, chúng ta có thể tái dựng một sự phác họa tổng quát lịch sử xứ Heling từ các nguồn tư liệu của Trung Hoa và các nguồn tư liệu khác.  Xứ Heling có phái sứ giả đến Trung Hoa vào các năm 640, 648 và 666.(7)  Trong năm 760-761 (7), Heling được cai trị bởi một nữ hoàng tên Soma (có nghĩa “Mặt Trăng hay “Gia Đình của Triều đại Mặt Trăng.”)(8). Điều được truyền tụng là dưới thời cai trị của bà, không ai đút túi bất kỳ vật gì đánh rơi trên đường đi.  Quốc gia này hùng mạnh đến nỗi nước láng giềng Dashi (có kèm Hán tự, chú của người dịch) tức xứ Nan Huiuhui [Nam Hồi Hồi?, có kèm Hán tự, chú của người dịch] hay Nam Can Reap (Southern Can Reap), không dám sang tấn công.(9)  Trong các năm 767 và 768, Heling lại gửi các sứ giả sang Trung Hoa trong ba dịp. (10)  Theo hai bia ký năm 770 và 781, Heling xâm lăng xứ Sambhupura (Sambor), và thiêu đốt cung điện ở đó. (11)  Trong khi đó, nó cũng xâm lăng Tongking [tức miền bắc Việt Nam ngày nay, chú của người dịch] (trong năm 767) (12), Nha Trang (trong năm 774) (13) và Pan Rang [Phan Rang?, chú của người dịch] (trong năm 787).(14)  Heling có vẻ tự mình trải rộng quá mức vào cuối thế kỷ thứ tám, đem lại cho xứ Water Can Reap [Thủy Chân Lạp?, chú của người dịch] một cơ hội để kháng cự lại sự thống trị của Heling, mà cuối cùng nó đã dành được nền độc lập cho mình.  Năm 802, quốc vương xứ Sambor, Jayavarman II, cũng tuyên bố xứ của ông độc lập khỏi Heling/Java, làm suy yếu quốc gia (Heling) hơn nữa. (15)  Trong các năm 813, 815 và 818, Heling tiếp tục gửi các sứ giả sang Trung Hoa. (16) Thủ đô được di chuyển từ thành phố Java (Kampong Cham) sang Po Raksas (hay Po Nagar) thuộc Nha Trang trong thời khoảng giữa các năm 818 và 831.(17)  Trong các năm 831 và 839 nhiều sứ giả nữa đã được gửi đi dưới danh nghĩa  Java hay Cha-va (18) .  Có lẽ trong thời khoảng 860-873 quốc gia này đã gửi đi các sứ giả dưới danh nghĩa Java (hay Cha-va) lần cuối cùng (19).

 

Thế kỷ thứ tám là một thời kỳ thịnh đạt đặc biệt của xứ Heling.  Như được biểu thị từ những tin tức được tóm lược trong hình vẽ dưới đây, giáp ranh phía nam của Heling là Duomichang [có kèm Hán tự, chú của người dịch], trong khi phía nam của Duomichang là Banzhiba [có kèm Hán tự, chú của người dịch]

VỊ TRÍ CỦA XỨ HELING

NHƯ ĐƯỢC MÔ TẢ BỞI CÁC TƯ LIỆU NHÀ ĐƯỜNG

 

                                                Đại Hồ (Great Lake)    Chân Lạp (Zhenla)

                                                            !                                   !

                                                            !                                   !

                                                            !                                   !

             Miliche ------- Duopodeng ----------------     Heling hay Zhepo ---------Poli

                                                                                    !                       !

                                                                                    !                       !

                                                                                    !                       !

                                                Duolong -------------   !        Duomichang -------------Pofeng

                                                                                    !                       !

                                                                                    !                       !

                                                                        `           !                Banzhiba

                                                                                    !

                                                                                    !

                                                                                 biển (sea)

 

Các địa danh ghi trong hình vẽ này được khảo sát chi tiết từ trên xuống dưới như sau:

 

Great Lake (Hồ Lớn) [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Tonle Thom, tức Hồ Tonle Sap (20).

Zhenla (Chân Lạp): Can Reap (Căm Bốt:Cambodia) (21).

Miliche [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Mleecha (trong tiếng Phạn (Sankrit): “Quỷ Sứ”, để chỉ các bộ lạc trên núi nằm ở rặng núi phía tây của Căm Bốt).

Duopodeng: Draravati (Thái Lan) 22).

HELING: HẠ LIÊU hay Haren hay Hareng (Đồng Bằng Hạ Lưu sông Cửu Long) (23) .

Zhepo: Java hay Chava (tức các người gốc Mã Lai tại Đông Dương (24) .

Poli (có kèm Hán tự, chú của người dịch): Bal (Thành hay Thủ Đô của người Chàm) (25) .

Duolong [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Tik Ron (trong tiếng Khmer: “dòng nước từ con Rồng: Dragon Water”, tức sông Mékong hay sông Cửu Long) .

Duomichang: Tmi Chang (trong tiếng Khmer: “Khu Định Cư Mới của người Chàm: New Settlement of Cham”, tức Cánh Đồng Lác (hay cói): Plain of Joncs hay Đồng Tháp Mười) .

Pofeng: [có kèm Hán tự, chú của người dịch): Po Pon (trong tiếng Chàm = Maharajai) (26) .

Banzhiba: Fanjab hay Punjab (“Năm Dòng Nước: Five Waters”, tức Cánh Đồng Lác (Cói) hay cửa con sông Mékong) (27) .

 

Trong thế kỷ thứ bẩy, Heling là một trong các quốc gia Phật Giáo (hay dvipa trong tiếng Phạn) tại vùng Nam Hải (South Sea) được đề cập bởi người hành hương tên Yi Jing [có kèm Hán tự, chú bởi người dịch] (28). Ông ta có liệt kê các quốc gia này tính từ tây sang đông (chính xác hơn là từ tây sang đông bắc) như sau:

 

Polushi [có kèm Hán tự, chú của người dịch): Barus (Tây Sumatra: West Sumatra) .

Moluoyu [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Melayu; Shilifoshi [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Sri Vijaya (Palembang) .

Mohexin [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Mahasin ~ Mahasinga, tức Singapore ngày nay (29) .

HELING (HẠ LIÊU): Haren (Đồng Bằng Hạ Lưu Sông Mékong) .

Dandan hay Tata [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Tirta (Chkratirta, tức Cánh Đồng Lác (Cói) hay Đồng Tháp Mười) (30) .

Panpan [có kèm Hán tự, chú của người dịch): Po Pon (Maharaja, tức Po Nagar thuộc Pan Rang [Phan Rang ?, chú của người dịch]  hay Rajapura) (31) .

Poli (có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Bal (Thủ đô của xứ Chàm tại Po Nagar, thuộc Nha Trang) .

Juelun [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: tức Kunlun [có kèm Hán tự, Côn Lôn hay Côn Luân, chú của người dịch], Kurung hay Klong (“Nhà Vua: King”); kala (“Da Đen: Blacks”) (32) .

Poshibuluo [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Vijaya-pura [Chà Bàn, Đồ Bàn ?, chú của người dịch], tức Bình Định ngày nay (33) .

Ashan [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Amara-vati {A + mara + vati}, tức miền bắc của xứ Chàm [vùng Đà Nẵng ngày nay ?, chú của người dịch]. (34)

Mojiaman [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Viet-kama [có kèm Hán tự, dịch sát nghĩa là “quần áo, vải vóc của người Việt, [hay người Việt có mặc quần áo, chú của người dịch]”, phía nam của Tongking [tức miền bắc Việt Nam ngày nay, chú của người dịch] (35) .

 

Tác giả Yi Jing tuyên bố rằng Heling tọa lạc ở giữa Các Trụ Đồng (Copper Pillars: có kèm Hán tự, chú của người dịch] tại Cochin-China -- điểm cực nam của China (36) – và Quốc Gia Ở Trần Truồng (the Naked State) (37), tức Vnam (có kèm Hán tự, chú của người dịch] (38).  Vì thế Heling phải ở về phía đông của Vnam.  Danh xưng Heling xuất hiện trong nhiều bài tường thuật khác trong thời nhà Đường về các lộ trình đi từ Sri Vijata đến Can Reap (Chân Lạp) và Tongking (bắc Việt Nam).  Các tập TanghuiyaoTaiping huanyuji (Thái Bình Hoàn Vũ Ký) mô tả rằng từ Sri Vijaya, tức Palambang, người ta đã du hành đến Trung Hoa qua các quốc gia kể sau (39):

 

Shilifoshi: (có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Sri Vijava (Palembang) .

Dandan hay Tata [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: (Chkratirta, tức Cánh Đồng Lác (Cói) (Plain of Joncs) hay Đồng Tháp Mười) (40) .

HELING (HẠ LIÊU): Haren (Đồng Bằng Hạ Lưu Sông Cửu Long) .

Mahexin [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Maha trong tiếng Phạn có nghĩa “Vĩ Đại: Great”; Xin [có kèm Hán tự) trong Hoa ngữ có nghĩa là “Mới: Tân”, tức “Tân Quốc Gia Vĩ Đại, Navanagara of Vnam, hay Tân Quốc Gia Vnam (41) .

Duolong [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Tik Ron (Dòng nước của con Rồng: Dragon Water, tức sông Mékong) (42).

Zhemai [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Kampong Cham (43) .

Polou (có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Preah (có nghĩa “Ông Trời, Chúa tể: God” hay “Hoàng Gia: Royal”), tức Đất Can Reap (Chân Lạp) tại Sambor (44) .

Duolangpohuang [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: Tikron Po Waen (có nghĩa “Thành Phô” có Cung Điện của vị Chúa Tể: City of the Lord’s Palace”), nay là Vat Ph’u (Ngôi Làng có Điện Thờ bên cạnh Dẫy Núi Thánh Địa Linga [Lingaparvata) (45) .

Zhenla (Chân Lạp) [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: bên bờ Sông Lower Mun, kể cả Ou-bon và Bassac.

Linyi (Lâm Ấp) [có kèm Hán tự, chú của người dịch]: vùng bắc xứ Chàm.

Guangzhou (Quảng Châu) [có kèm Hán tự, chú của người dịch] .

 

Heling nằm trên đường biển của tác giả Jia Dan [có kèm Hán tự] đi từ Canton [thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, chú của người dịch] sang Ấn Độ Dương vào cuối thế kỷ thứ tám (46) . Ông ta có nói đến eo biển gọi là Zhi [có kèm Hán tự, chú của người dịch], có chiều rộng một trăm li: lý (dặm) chạy từ bắc xuống phía nam (47).  Trên bờ biển phía bắc là xứ sở mang tên Luoyue [có kèm Hán tự, chú của người dịch] (48), trong khi trên bờ biển phía nam là xứ Foshi [có kèm Hán tự, chú của người dịch], (tức Sri Vijaya tại Palembang).  Nếu đi thuyền về phía đông từ Sri Vijaya trong khoảng bốn hay năm ngày, ta sẽ đến xứ Heling, mà tác giả Jia Dan mô tả như là hòn đảo lớn nhất ở phương nam.  Nếu chúng ta đọc từ “đông” thành “đông bắc” theo hướng đến Heling từ xứ Sri Vijaya tại Palembang, khi đó Heling sẽ tọa lạc tại nước Cambodia ngày nay.  Mặt khác, nếu ta đọc từ “đông” thành “đông nam”, khi đó ta thấy đó là đảo Java tại Nam Dương.  Tôi (tác giả bài viết này, Han Zhenhua, chú của người dịch] có khuynh hướng nghiêng về cách đọc trước hơn, bất kể sự kiện rằng  ông Jia Dan đã tin rằng địa điểm này là một hòn đảo.

 

Theo Xintangshu (Tân Đường Thư), có một ngọn núi tại Heling gọi là Cah Vyadha [có kèm Hán tự, chú của người dịch) nơi mà nhà vua thường leo lên để ngắm nhìn ra biển cả [có kèm Hán tự, chú của người dịch] (49) .  Chúng ta được biết từ sự xác định của tác giả Coedes rằng Vyadhapura (tức :Thành phố của Các Kẻ Săn Bắn: City of Hunters) tọa lạc tại Ba Phom thuộc miền đông của Đồng Bằng Hạ Lưu Sông Mékong.   Do đó, Cah Vyadha cũng phải tọa lạc tại vùng lân cận này (50) .

 

Hơn nữa, Heling được ghi nhận giáp ranh với Can Reap và lãnh thổ của Dashi.  Vào khoảng năm 916, Abu Zaid Hasan có ghi chú rằng vương quốc Khmer không phải là một hòn đảo và rằng nó giáp ranh với các phần đất của giống dân Arabs, được giả định có nghĩa là Dashi Muslim (51).  Như có nói ở trên, khi Heling được cai trị bởi Soma (760-761), xứ Dashi không dám tấn công nước này (52).  Songshi (Tống sử?) ghi nhận rằng xứ sở Dashi theo Hồi Giáo nằm cách năm ngày đi biển về phía nam của Zhepo (Indo-Chinese Java) (53).

 

Sách còn ghi nhận thêm rằng các sản phẩm của Heling gồm các con voi, các con tê giác, các con chim vẹt nhiều màu sắc, mai rùa [có kèm Hán tự] và long não.  Các sản phẩm này đều là các sản phẩm tiêu biểu của Đồng Bằng Hạ Lưu Sông Cửu Long trên phần đất liền của Đông Dương (Indochina), bao gồm miền nam xứ Căm Bốt và vùng Cochinchina (Nam Kỳ của Việt Nam ngày nay, chú của người dịch], chứ không phải là các sản phẩm của đảo Java thuộc Nam Dương (Indonesia).  Tác giả Ishak bin Imran (mất năm 907) cũng ghi nhận rằng long não được sản xuất tại Haranj (Heling)(54).  Chúng ta biết rằng Căm Bốt và Cochinchina (xứ Chàm cũ) cũng sản xuất long não và rằng tại xứ trước, penang hay long não được biếu tặng cho khách (55).  Hơn nữa, tác giả Zhao Rugua có đề cập đến một loại long não được gọi là dunounao [có kèm Hán tự, chú của người dịch] .

 

Còn bằng chứng nữa về vị trí của Heling được cung cấp bởi chiều dài chiếc bóng của một cột nhật khuê [cột tính giờ theo mặt trời ( gnomon), chú của người dịch] được trồng tại đó.  Sách Tân Đường Thư có nói rằng vào ngày hạ chí, một cột nhật khuê cao tám bộ (foot) chiếu bóng về hướng nam, có chiều dài đo được hai bộ bốn phân Anh (inches) .  Từ đó có thể tính tóan ra được rằng xứ Heling nằm ở khoảng bắc vĩ độ 7 độ (56).  Mũi Cà Mau, điểm cực nam của phần đất liền của bán đảo Đông Dương ở vào khoảng 8 độ phía bắc đường xích đạo, vị thế tọa độ của Heling như được tính toán theo cứ liệu nhà Đường chỉ có sai số vào khoảng một độ.

 

Các phong tục và thói quen của các cư dân xứ Heling và Căm Bốt ghi chép trong nhiều nguồn tư liệu khác nhau, được tóm tắt trong bảng dưới đây:

HELING                                                                               CĂM BỐT

 

Rượu được chế tạo từ hoa của cây dừa.                           Dân chúng hái hoa từ cây được gọi là cây rượu và đặt các hoa này trong các bình hay hũ để làm ra rượu.

 

Uống rượu này rất dễ bị say.                                            

 

Thành phố được bao quanh bởi một hàng rào .             (Tại Vnam) ho xây cất các ngôi nhà bằng gỗ.  Ngôi

                                                                                                nhà của Nhà Vua có hai tầng.  Thành phố có hàng

                                                                                                rào.

 

Cũng có một ngôi nhà bằng gỗ hai tầng to lớn              Tại Vnam, các tàu lá dừa dài từ tám đến chín bộ là

Được lợp bởI vỏ cây dừa.                                                   chuyện thư ờng và được dùng làm lá lợp nhà. 

                                                                                                Nhà có hai tầng.

 

Khi ăn, ngư ời dân không dùng thìa muỗng                    TạI Can Reap, khi ăn  ngư ời dân dùng ngón tay

hay đũa, mà dùng ngón tay bốc thức ăn cho vào          bốc thức ăn cho vào miệng.

miệng.

 

Ngư ời dân tin theo đạo Phật.                                            Vnam cũng là vương quốc theo đạo Phật.

 

Nhà vua ngồI trên một ngai bằng ngà voi.                      Nhà vua ngồI trên một ngai được trang trí bằng bảy

                                                                                                vật trân quý cùng các đồ vật khác như ngà voi, v.v…

                                                                                                Ngai của nhà vua giống như một ngôi lều nhỏ.

 

Họ có văn tự.                                                                        Họ có văn tự giống như mẫu tự của Ấn Độ.

 

Họ có một vài kiến thức về thiên văn học.                      TạI Căm Bốt, họ có lịch cho thấy họ có sự hiểu biết

về thiên văn.  Ngư ời Khmer cũng dùng lịch Saka lấy năm 78 sau Công Nguyên làm năm đầu tiên trong

lịch của họ.

 

Các sự tương đồng mật thiết giữa các phong tục và xã hội của Heling và các xứ sở khác ở Đông Dương như được biểu thị nơi bảng so sánh ở trên mang thêm sức thuyết phục cho lập luận rằng chính quốc gia này tọa lạc trên phần đất liền của bán đảo Đông Dương.

 

Han Zhenhua

   

 

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH :

 

1.        NGUỒN CỦA BẢN VĂN:

 

Bài viết được dịch ở trên có nhan đề “THE LOCATION OF THE SOUTHERN INDO-CHINESE COUNTRY OF HELING OR ZHEPO; NEW LIGHT FROM TANG DYNASTY SOURCES.” được viết bởi Giáo Sư Han Zhenhua, một học giả Trung Hoa hàng đầu về lãnh vực quan hệ thủa ban sơ giữa Trung Hoa và vùng Đông Nam Á.   Người dịch rất tiếc không tìm lại được tên tạp chí hay ấn phẩm có đăng tải bài viết này, và sẽ bổ túc ngay sau khi truy nguyên lại được.  Người dịch được biết toàn bộ các công trình nghiên cứu của tác giả đã được ấn hành thành nhiều tuyển tập, như được ghi nhận nơi phần giới thiệu tác giả dưới đây.

 

2.        VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

Giáo sư Han Zhenhua (1921-93) là một trong những học giả Trung Hoa hàng đầu liên hệ đến việc nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, các mối quan hệ của Trung Hoa với Đông Nam Á, với Hoa Kiều Hải Ngoại và các vấn đề về biển Nam Hải .  Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành kinh điển và được tham khảo cùng trích dẫn rất nhiều trong việc tìm hiểu các mối liên hệ ban đầu của Trung Hoa với vùng Đông Nam Á .  Các bài viết của ông đã được xuất bản thành các tuyển tập có nhan đề Selected Works of Han Zhenhua Vol.1: Studies on the History of Sino-Foreign Relations (Text in Chinese) và 4 quyển khác .

 

3.        PHỤ LỤC:

 

Ngoài Phụ Lục trích từ các nguồn tư liệu nhà Đường liên hệ đến xứ Hạ Liêu của tác giả, người dịch có bổ túc bằng một Phụ Lục gồm các trích dẫn từ các nguồn tư liệu Việt Nam liên hệ đến các địa danh được đề cập trong bài để người đọc tiện tham khảo.

 

CHÚ THÍCH:

 

(1)     P.N. Jenner, A Chrestomathy of Pre-Angkorian Khmer, II, Lexicon of the Dated Inscriptions (Hawaii, 1981), trang 351.

 

(2)     Zhi Sheng, Kaiyuan shijiao lu [có kèm Hán tự, chú của người dịch], quyển 9.

 

(3)     Heling cũng còn được gọi là Aling [có kèm Hán tự, chú của người dịch] trong Hoa ngữ, xem Zhou Zhizhong, Yiyuzhi [có kèm Hán tự, chú của người dịch]) đoạn nói về Aling, quyển 2.

 

(4)     Jiutangshu (Cựu Đường Thư), sau đây viết tắt là JTS, 915; Xintangshu (Tân Đường Thư), từ giờ về sau viết tắt là XTS, 222B; và Tongdian (Thông điển) viết tắt là TD, 188: các đoạn nói về Heling, Duopodeng, và Duomichang.

 

(5)     G. Coedes, Inscriptions du Cambodge, 8 quyển, (Hà Nội và Paris, 1937-1966), 6:23.

 

(6)     Một chữ Hán được phát âm là zhou hay tsau, nhưng trong thời cổ có thể đã được đọc là *tiau.  Xem B. Karlgren, Analytic Dictionary of Chinese and Sino-Japanese (Paris, 1923), trang 333, # 1180. Từ ngữ Khmer Lan Tau có thể là một sự chuyển âm của từ “Namtiau ~ thành Lantau”.  Trong tiếng Hoa, sự chuyển âm n thành âm l thường xảy ra trong các địa danh; thí dụ, Nop Nor thay vì Lop Nor, v.v… See P. Pelliot: “Les noms propres dans les traductions Chinoises du Milindapanha,” Journal Asiatique, October 1914.

 

(7)     Cefuyuangui (có kèm Hán tự, chú của người dịch], từ giờ viết tắt là CFYG, 970 và Tanghuiyao (có kèm Hán tự, chú của người dịch], từ giờ viết tắt là THY, 100.

 

(8)     Có hai thời trị vì có cùng đế hiệu Shangyuan (có kèm Hán tự, Thượng Nguyên?, chú của người dịch], một từ năm 674 đến 675, thời sau từ 760 đến 761.  Tôi nghiêng về thời kỳ sau.

 

(9)     XTS, 222B.

 

(10)  CFYG, 972 và XTS, cùng chỗ dẫn trên.

 

(11)  A Dauphin-Meunier, Histoire du Cambodge (Paris, 1961), trang 26.  Danh từ Java được dùng ở đây nhưng không giống như tác giả bài này, Dauphin-Meunier đi theo các học giả khác để chấm định Java ở Nam Dương (Indonesia).

 

(12)  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 6.

 

(13)  Bia ký của Po Nagar tại Nha Trang, xem G. Maspero, Le Royaume de Champa (Paris, 1928), chương 4.

 

(14)  Bia ký của Virapura (tại Pan Rang), cùng sách dẫn trên.

 

(15)  Xem D.G. E. Hall, A History of South-East Asia (London, 1968), trang 101.

 

(16)  CFYG, 972; THY, 100; JTS, 197.

 

(17)  XTS, 222B.

 

(18)  Tên quốc gia được ghi chép là Zhelai [có kèm Hán tự, chú của người dịch], nhưng tên của vị sứ giả đến từ xứ Zhepo [có kèm Hán tự, chú của người dịch], thì giống nhau, vì thế Zhelai phải được xem như từ Zhepo.  Zhepo là tên của một địa điểm được gọi là Java trong tiếng Phạn, Chà-Và trong tiếng Việt, Ja-rai, Ja-rat và Cha-rai là các biến âm trong tiếng Chàm (trong Hoa ngữ nó cùng được gọi là Zheli [có kèm Hán tự, chú của người dịch).  Jarai hay Charai là tên của một bộ lạc miền núi hãy còn sống tại miền tây của xứ Chăm.  Tuy nhiên, trước đây họ sống tại vùng duyên hải.  Về từ Chà lai trong tiếng Việt, Chà có nghĩa “người Mã Lai”, lai có nghĩa “Cochin-China” [? không rõ nghĩa, chú của người dịch], tức “các người Mã lai tại Cochin-China.

 

(19)  XTS, 222B.

 

(20)  Theo G.H. Luce, “The Early Syam in Burma’s History,” Journal of the Siam Society 46: 143-144, quyển Manshu [có kèm Hán tự, chú của người dịch] có lưu ý rằng trong thời kỳ phân chia của Chân lạp (705-706). một cuộc viễn chinh từ Nam Chiếu (Nan Zhao, có kèm Hán tự, chú của người dịch], tức Lan Tau (xem dưới đây) có thể đã vươn “tới biển”, có lẽ là Hồ Lớn (Great Lake) tại Căm Bốt (xem G. Coedes, The Indianized State of Southeast Asia, phiên dịch bởi S.B. Cowing (Kuala Lumpur, 1968, các trang 93-94).  Từ ngữ Tonle Thom trong tiếng Căm Bốt có cả hai nghĩa “Hồ Lớn” và “biển” [tiếng Việt dịch là Biển Hồ có lẽ là chính xác nhất trong trường hợp này, chú của người dịch].  Chính vì thế, biển phải tọa lạc ở phía bắc của Duopodeng hay Podeng (tức Dvaravati hay Vati).

 

(21)  Nhiều học giả đã sai lầm khi giải thích nguyên nghĩa của danh từ Chân Lạp (Zhenla).  Tôi muốn đưa ra một giải đáp như sau: Zhenla trong tiếng Hoa cổ có thể đã được phát âm là chanlap, tuy nhiên, phụ âm cuối cùng không được đọc rõ như bây giờ. [Như thế, danh từ này được phát âm chuẩn xác nhất là Chân Lạp, như trong tiếng Việt, chú của người dịch] .  Trong tiếng Khmer, can có nghĩa “Mặt Trăng: Moon” và reap có nghĩa “vâng lời, phục tùng”  Từ ngữ Zhenla trong tiếng Hoa (*chanlap) phát sinh từ từ ngữ Can Reap trong tiếng Khmer có nghĩa “Vâng lời hay phục tùng Mặt Trăng (tức Triều Đại của Mặt Trăng.”

 

(22)  Xem trên.

 

(23)  Xem trên.

 

(24)  Xem trên.

 

(25)  Ạ Marre, “Madjapahit et Tchampa, “Cent. École Langues Orientales Vivants 1895: 93-113.  Radja Po-Klong thành lập một thành phố gọi là Bal.  Chúng ta biết từ ngữ Bal trong tiếng Chàm có nghĩa “thành, thủ đô.”  Thủ đô nguyên thủy của vương quốc Chàm có thể được đặt tại Panduranga hay Pan Rang.

 

(26)  Po Pon trong tiếng Chàm có nghĩa “vị Vua Vĩ Đại”, Pan Rang trong tiếng Chàm cũng có nghĩa “Vị Vua Vĩ Đại” (Pan Praung) hay “Nơi Cư Trú của Nhà Vua.”  Trong tiếng Hoa, đôi khi nó đuớc gọi là “Thành Phố Có Cư Sở Của Nhà Vua: City of the Kíngs Residence” [có kèm Hán tự, chú của người dịch] (Rajapura trong tiếng Phạn), để chỉ một cách cụ thể cho danh từ Panduranga hay một cách tổng quát cho từ Pan Rang.  Xem Lingual daida [có kèm Hán tự, chú của người dịch], quyển 2.

 

(27)  Nhà địa dư học Mas’udi trong tác phẩm của ông nhan đề Muruj al-Dhahab ghi nhận rằng tại Biển Kamdrang [có kèm Hán tự, chú của người dịch], có giống người được gọi là Fanjab có tóc uốn quăn và hình dáng kỳ lạ.  Xem bản dịch của C. Barbier de maynard và Pavet de Courteille (Paris, 1961), quyển 1, trang 242.  Tác giả G.R. Tibbets tuyên bố rằng bản văn của Mas’udi thực ra phải đọc Panjab = Punjab.  Tôi nghiêng về quan điểm cho rằng từ ngữ Panjab trong tiếng Ả Rập giống như chữ Punjab trong tiếng Phạn có nghĩa là “Năm Dòng Nước,” để chỉ địa điểm là Ấn Độ ngày nay.  Tuy nhiên, trong bối cảnh này, Punjab đùng để chỉ vị trí ở cửa sông trong Đồng Bằng sông Mékong, với Duomichang (Tmi Chang hay Khu Định Cư Mới của người Chàm) ở phía bắc.  Trước khi Heling vươn tới biển, Duomichang nằm ở phía nam của nó, và Punjab nằm ở phía nam của quốc gia đó [Duomichang?, chú của người dịch].

 

(28)  Yi Jing [có kèm hán tự, chú của người dịch], Mémoire composée à l’époque de la grande dysnastie Tang sur les religieux éminents qui allèrent chercher la loi dans les pays d’occident, phiên dịch bởi E. Chavannes (Paris, 1894).

 

(29)  Mahasin là một địa danh xảy ra tại Nagarakrtagama hồi thế kỷ mười bốn.  Tôi nghiêng về việc giải thích từ ngữ gồm maha (“vĩ đạI”) và sing(a) (“sư tử: Lion) mà tác giả Yi Jing đã ghi là Mohexin.  Cách viết của từ Danmaru [có kèm Hán tự, chú của người dịch] được đưa ra bởi Wang Dayuan [có kèm hán tự, chú của người dịch] trong tác phẩm Daoyizhilu [có kèm Hán tự, chú của người dịch].

 

(30)  Chakratirtha svamin tọa lạc tại Đồng Tháp Mười, xem D.G.E. Hall, A History of South-East Asia, trang 32.  Chúng ta biết rằng Chakra trong tiếng Phạn có nghĩa là “bánh xe: wheel”, tirta “một con phà, một lối đi” và svamin “vị Chúa tể”.  Zhou Daguan [Chu Đạt Quan, có kèm hán tự, chú của người dịch] trong quyển Zhenla fengtuji [Chân lạp Phong Thổ Ký, có kèm Hán tự, chú của người dịch]. Ghi nhận rằng thủ đô của Căm Bốt chỉ có thể đến được bằng cách vượt sông Mékong ở phà thứ tư [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  “Phà Thứ Tư” trong tiếng Phạn có thể biến âm thành tchatir-tirta.  Có lẽ trong thời đại của Yi Jing, cách viết tirta (“chiếc phà”) được sử dụng, và từ đó, được chuyển dịch sang Hoa ngữ thành ra tata [có kèm Hán tự, chú của người dịch] .

(31)  Pon Pon cũng được phiên âm sang Hoa ngữ thành Popen [có kèm Hán tự, chú của người dịch] hay Pofeng [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Như đã nói ở trên, từ ngữ Po Pon trong tiếng Chàm có nghĩa là “Vị Vua Vĩ Đại: Great King” hay “Hoàng Đế: Emperor.”  Xứ sở mà sau này được nói đến trong tiếng Hoa là Popo [có kèm Hán tự, chú của người dịch], một danh xưng tôn kính dành cho Quốc Vương xứ Chàm, trong tiếng Phạn có từ tương đương là Maharaja.  Thủ đô của nó, Java, tọa lạc ở Po Nagar thuộc Pan Rang, cũng được gọi là Maharaja.  Java được đọc là Jabag hay Zabag trong các bản văn bằng tiếng Ả rập.  Xem G. Ferrand, “L’empire sumatranais de Crivijaya,” Journal Asiatique, July-September 1922, đoạn số 43 (Ibn Khordadbeh), #35 (Sulayman), #36 (Ibn al Fakih), #37 (Ibn Rosteh), #38 (Ishak bin Imran), #39 (Abu Hassan), #40 (Masudi), v.v…  Tất cả các sự mô tả bằng tiếng Ả rập về Java, Jabag hay Zabag đều xác định nó là một địa điểm tại Cochin-China.

 

(32)  Yi Jing ghi nhận rằng những người Juelun đã là những người đầu tiên đến thành phố Quảng Châu [Canton, thuộc tỉnh Quảng Đông, chú của người dịch] và Tongking [Đông Kinh, tức Bắc Việt Nam ngày nay, chú của người dịch], vì thế tất cả những sắc dân khác cũng đều được gọi là Juelun hay Kunlun [Côn Lôn hay Côn Luân, chú của người dịch] .  Những người Côn Lôn này thì đen và tóc quăn.  Tương tự, theo JTS, 195, họ sống ở phía nam Lâm Ấp [có kèm Hán tự, chú của người dịch], da thì đen và tóc thì quăn.  Vì thế, Juelun(được đọc trong tiếng Hoa cổ như “Kutlun: Cốt Luân”), được đề cập bởi Yi Jing, và Kunlun là một và giống nhau.  Họ sinh sống tại phía nam của Lâm Ấp (tức xứ Chàm hay miền bắc của Cochin-China).  Trong tiếng Hoa, từ ngữ Kunlun cũng được đọc như Kulun [có kèm Hán tự, chú của người dịch], có nghĩa Nhà Vua, như được nói đến trong TD, 88, nhưng nó cũng có nghĩa là “đen: black”, như được đề cập đến trong một vài tiểu thuyết thời nhà Đường chẳng hạn như quyển Kunlunnu [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Về nghĩa “đen”, xem J. Kuwabera, On Pu Shou-keng, (Tokyo, 1928).  Có lẽ nó có thể truy nguyên ngược về tới các Triều Đại Phương Nam [hay Nam Triều] (Southern Dynasties), bắt đầu trong thế kỷ thứ năm.

 

(33)  Liên quan đến Bình Định, (cùng được gọi là Vijaya, miền trung Việt Nam ngày nay), xem P. Pelliot, “Deux itinéraries de Chine en Inde à la fin du VIIIè siècle,” Bulletin de l’École Francaise d’Extrême Orient, từ giờ viết tắt là BEFEO, 5 (1905) .  Giáo sư Pelliot đã không chịu liên kết Poshibuluo với Vijaya-pura tại Bình Định.  Một vài năm trước đây, một học giả Nam Dương đã đồng ý Vijaya-pura thực sự là vùng Poshibuluo trong bài viết của Yi Jing.  Xem Slamet Muljana, “A New Interpretation of I-Tsíngs Statement,” Arkeologi 2,2 (November 1978): 49.

 

(34)  Ashan không phải là một sự phiên âm từ một địa danh không phải bằng tiếng Hoa, nó là một sự thông dịch.  Miền bắc của xứ Chàm được gọi là Amaravati, có nghĩa “Sự Tốt lành, điều Thiện.”  Dịch sát nghĩa là A + mara + vati, tức “Không có Kẻ Thù đối với điều Thiện của vị Chúa tể”.  Ashan, một danh xưng được đơn giản hóa trong tiếng Hoa, cũng có nghĩa là “diều Thiện.”.

 

(35)  Đây là một địa danh cổ tại Trung Hoa, nó có thể truy nguyên trở lại thời vài thế kỷ trước Thiên Chúa như được đề cập tới trong Zhoushu [Chu Thư ?, có kèm hán tự, chú của người dịch] .  “Clothing Việt” [Việt Thường?, chú của người dịch] trong tiếng Phạn có thể được dịch là Việt Kama, nhưng vì không có âm v trong tiếng Hoa cổ, nên thay vào đó là âm mKama trong tiếng Phạn được phiên dịch sang tiếng Hoa thành shang [thường?, có kèm Hán tự, chú của người dịch] có nghĩa là “vải vóc. “.  Có thể đó là tấm vải được dùng để quấn quanh thân mình, chẳng hạn như sarong tại Mã Lai hay Nam Dương, hay fotak tại Căm Bốt.

 

(36)  Về Các Cột Trụ Bằng Đồng, xem TD, 188, đoạn về Lâm Ấp.  Các cột này tọa lạc tại phía nam của Lâm Ấp.

 

(37)  Xem Yi Jing, Mémoire, quyển 2, Biography of Silapralha.

 

(38)  Tác giả Yi Jing ghi chú rằng từ Lâm Ấp hay xứ Chàm, mất một tháng để đến được Vnam ờ hướng tây nam.  Trước đây, Quốc Gia Ở Truồng (Nalked State) (tức Vnam) đã ôm lấy đạo Phật, nhưng các tín đồ Phật giáo đã biến dạng khỏi quốc gia này bởi vì các vị vua xấu đã để cho Phật Giáo suy đồi.  Cũng có một nơi khác được gọi là Quốc Gia của Những Người Trần Truồng (State of Naked People [có kèm Hán tự, chú của người dịch], tức Quần Đảo Nicobar Islands. Đây là các địa điểm hoàn toàn khác biệt bởi vì cả hai nơi đều được đề cập đến một cách riêng rẽ bởi tác giả Yi Jing.

 

(39)  Xem THY, 100; Taiping huanyuji [Thái Bình Hoàn Vũ Ký, có kèm Hán Tự, chú của người dịch], từ giờ viết tắt là TPHYJ, 177: Shelipishi [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Cách viết này được dùng nơi trang bìa của quyển 177, nhưng đã được sửa đổi sau này thành từ ngữ mới [có kèm Hán tự, chú của người dịch.  Chữ này [có kèm Hán tự, chú của người dịch] đã bị in sai thành chữ khác [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Cách viết đúng phải là Sri Vijaya ở Palembang [có kèm Hán tự, chú của người dịch].

 

(40)  Về các từ Tata hay Dandan và Heling, xem ở trên.

 

(41)  Xem trên.  XTS, 222B. đoạn về Vnam tuyên bố rằng khi Vnam bị xâm kăng bởi Can Reap, nó đã di chuyển xuống phía nam đến Navanagara [có kèm Hán tự, chú của người dịch] .  Giáo Sư Pelliot (xem BEFEO 5 (1905) xác định nó là một sự phiên dịch của từ Navanagara, tức “Quốc Gia Mới: New State” trong tiếng Phạn.  Trong tiếng Hoa, bản dịch cũng có cùng nghĩa “Tân Quốc Gia Vĩ Đại [có kèm Hán tự, chú của người dịch] hay Mới Vĩ Đại.”

 

(42)  Về câu chuyện của Naga Soma, (“Female Dragon of the Very Moon Dynasty” in Cambodia), xem G. Coedes, The Indianized States.

 

(43)  Zhemai là một danh xưng khác để chỉ các ngừoi gốc Java hay Chà-và tại Đông Dương, vị trí nguyên thủy của nó là Kampong Cham, giáp ranh về phía nam với Sambor của Căm Bốt.

(44)  Polou hay Preah cũng được gọi là Lục Chân Lạp [Land Can Reap, để phân biệt với Thủy Chân lạp là hai phần bị phân chia từ Chân Lạp, chú của người dịch] trong XTS, 222B: đoạn về Can Reap.  Có thể từ ngữ này đã được dùng để xác định triều đại Anindita của gia đình Very Moon [Chính Nguyệt? chú của người dịch] tại Sambor giúp giải thích cho vương hiệu Preah.  Trong cách phiên âm sang tiếng Hoa, âm l đã thay thế cho âm r.

 

(45)  Về Lingaparvata, xem Suishu [Tùy Thư?, có kèm Hán tự, chú của người dịch], 82: đoạn về Can Reap.

 

(46)  XTS, 43B.

 

(47)  Zhi = sel(l)at ? (= Eo biển: Strait ở Mã Lai).

 

(48)  Luoyue = orang laut? (= “người vùng biển, người đi biển ? = Sea-men” trong tiếng Mã Lai) .

 

(49)  Danh xưng được đề cập trong XTS, 222B (đoạn về Heling) là ____ _____ _____ _____ [có kèm hán tự, chú của người dịch].  Từ dầu tiên [có kèm Hán tự, chú của người dịch] bị in sai thành từ ____ [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Cũng xem địa danh _____ _____ _____ _____ [có kèm Hán tự, chú của người dịch.] trong tập Dongxiyangkao [Đông Tây Dương Khảo?, có kèm Hán tự, chú của người dịch] trong đó từ thứ nhì ____ [có kèm Hán tự, chú của người dịch] bị in sai thành chữ  _____ [có kèm Hán tự, chú của người dịch].  Chính vì thế địa danh nêu trên bị phiên dịch sai thành Bandjamasin, nay là một thành phố nổi tiếng tại miền nam Kalimantan, Nam Dương.  Cũng vì thế từ  _____ [có kèm Hán tự, chú của người dịch] bị in sai thay cho từ _____, một từ được phiên âm sang tiếng Chàm là Cah, có nghĩa ”núi: mountaịn”  Xem E. D. Edwards và C. O. Blagdon, “A Chinese Vocabulary of Cham Words and Phrases,” Bulletin of the School of Orient Studies 10, 1.  Từ thứ tư  _____ [châu?, có kèm Hán tự, chú của người dịch, có nghĩa “quận, huyện: prefecture” . Địa danh _____ _____ _____ [có kèm Hán tự, chú của người dịch] có thể được đọc như một sự phiên âm của từ ngữ Cah Vijaya, tức “Núi Vyadha,” hay “Núi của Nhà Săn Bắn”.

 

(50)  Có một thành phố mang tên Vyadhapura và một triều đại mang vương hiệu giống như thế, mà tác giả G. Coedes đã xác định là Ba Phnom, nằm ở phía đông Đồng Bằng Hạ Lưu Sông Cửu Long.  Danh xưng Ba Phnom có nghĩa “Núi của Đàn Ông: Mountain of Male.”  Vào thời khỏang đó, nó là một ngọn núi thiêng liêng.  Xem G. Coedes, The Indianized States, các trang 36-37.

 

(51)  Voyage du marchant arabe Sulayman en Inde et en Chine rédigé en 851 suivi de remarques par Abu Zayd Hasan (vers 916) (Paris, 1922), phần II, đoạn về Zabag.  Những ngừoi Ả Rập cũng được gọi là Dashi tức “Bright: Minh(?), chú của người dịch] và đạo Hồi Giáo tại Trung Hoa được gọi là “Tôn Giáo Của người Dashi hay Sư Soi Sáng [Minh Giáo ?, chú của người dịch]  Một vài học giả cho rằng từ Dashi phát sinh từ  từ ngữ tadjik trong tiếng Ả Rập có nghĩa “thương gia”, nhưng tôi không đồng ý với lập luận này.

(52)  Điều được kể là tổ tiên của đế quốc Khmer là hậu duệ của Soma (hay Naga Soma) và Kaundiyu.  Bởi tên của vị Nữ Hoàng xứ Heling có tên là Soma, và có thể bà ta là một trong những tổ tiên theo thần thoại của giống dân Khmer.

 

(53)Songshi [Tống sử?, chú của người dịch], 489, đoạn về Zhepo, Zhao Rugue, phiên dịch bởi Hirth và Rockhili (Petersburg, 1911), trang 76, nói rằng cách năm ngày đường từ Zhepo là lãnh thổ của Dashi, cũng được biết là Huihui [Hồi Hồi?, chú của người dịch] hay Nam Chân Lạp (Southern Can Reap. Đây là một ý kiến thú vị về giá trị tương đối của các nguồn tư liệu thời nhà Đường và nhà Tống rằng chỉ có hai câu này trong quyển sách sau là xác định Zhepo chính là Java tại Đông Dương, tất cả các nguồn tư liệu khác, kể cả các nguồn tư liệu sau nhà Tống, đều kể Zhepo như là Java thuộc Nam Dương.

 

(54)  Xem Ibn al Baytar (1197-1284), Traité des simples, phiên dịch bởi L. Leclerc (1883).

 

(55)  XTS, 222B.

 

(56)  Xem phần giới thiệu trong J. Takakusu, A Record of the Buddhist Religion (Oxford, 1896).

 

(57)  Về Heling, xem XTS, 222B; JTS, 197; và Yi Jing, Mémoire.  Về Căm Bốt, xem Liangshu [Lương Thư ?, có kèm Hán tự, chú của người dịch], 54, đoạn về Phù nam (Funan); Nanqishu [có kèm Hán tự, chú của người dịch], 58, đoạn về Phù nam; SS, *2, đoạn về Chân Lạp; Jinshu [Tần Thư ?, có kèm Hán tự, chú của người dịch]. 97, đoạn về Phù Nam, các bia ký thời Tiền Angkor và Chu Đạt Quan, đã dẫn trên, đoạn 13.

 

 

______

 

 

 

PHỤ LỤC 1

 

HELING (HẠ LIÊU?) THEO SỰ MÔ TẢ

 

CỦA CÁC BIÊN NIÊN SỬ TRUNG HOA

 

Tongdian (Thông Điển), quyển 188:

 

Xứ Heling nằm ở phía nam xứ Chân Lạp.  Trong những năm 627-649 của nhà Đại Đường, họ đã gửi các sứ giả sang để tiến cống các hoa bằng vàng, v.v…

 

Nhà vua sống trong một tòa thành, các bức tường thành bao gồm một hàng rào bằng gỗ.; ngay những ngôi nhà hai tầng to lớn nhất cũng được che lợp bằng lá dừa.  Nhà vua có một ghế dài bằng ngà voi dùng làm ngai.

 

Khi ăn, họ dùng ngón tay bốc đồ ăn bỏ vào mồm.  Rượu được làm từ hoa của cây dừa.  Khi uống rượu, dễ bị say.

 

Có những giếng vùng núi tự động phun nước mặn lên, mọi người dân tại xứ sở này đều uống nó.  Tại quốc gia này, có một loại ngườI [đàn bà] mang trong mình chất độc; nếu họ ngủ với người bình thường, người sau này sẽ mắc phải chứng lở loét đau đớn; nếu họ giao cấu với người khác, các người sau này sẽ chết tức thời; nếu nước bọt của họ chạm vào cỏ hay gỗ, nó sẽ bị thối rửa tức thì.  Khi chết, thân xác họ không bị thối rửa.

 

 

Jiutangshu (Cựu Đường Thư), quyển 197:

 

Xứ sở Heling tọa lạc tại một vùng hải thương của Nam Hải (South Sea) .  Nó giáp ranh với Chân Lạp ở phía bắc, với Duopodeng ở phía tây, và với Poli (Bal Cham) về phía đông.  Phía nam của nó kề cận với Đại Dương (Great Sea).

 

Các bức tường bao quanh thành phố gồm các hàng rào bằng gỗ.  Cũng có một ngôi nhà lớn hai tầng (làm bằng gỗ và được lợp bằng vỏ cây dừa), là nơi nhà vua sinh sống.  Ông ta ngồi trên ghế trường kỷ làm bằng ngà voi.

 

Khi ăn, họ không dùng muỗng (thìa) hay đũa, mà dùng ngón tay bốc đồ ăn cho vào miệng.

 

Họ có văn tự riêng của mình và hiểu biết về thiên văn.

 

Rượu của họ được chế tạo từ hoa cây dừa; hoa dài hơn ba bộ (Anh) và to như cánh tay người ta.  Các hoa này được cắt và nước cốt đựợc chắt ra và biến chế thành rượu, có vị ngọt và làm say.

 

Trong năm 640 và 768, họ có gửi các sứ giả sang dâng phẩm vật triều cống.  Trong năm 815, họ phái sứ giả mang sang triều cống năm đứa trai trẻ làm nô lệ từ Samgha, các con chim vẹt, các chim vingka [không rõ là chim gì, chú của người dịch], và nhiều loại phẩm vật nổi tiếng quý giá khác.  Hoàng Đế đã vinh danh vị sứ giả, tên Ali Hari [có kèm Hán tự, chú của người dịch] vớI một tước phong chính thức [có kèm Hán tự, chú của người dịch], nhưng vị sứ giả này muốn nhường tước phong cho người em trai của ông ta.  Hoàng Đế đã ca ngợi sứ giả và chấp thuận lời thỉnh cầu của ông tạ.

 

Trong năm 818, họ phái sứ giả sang triều cống hai thiếu nữ từ Samgha, các chim vẹt, mai rùa, và các con tê giác v.v….

 

 

Taiping huanyuji [Thái Bình Hoàn Vũ Ký, do Nhạc Sử, người thời Tống biên soạn, chú của người dịch], quyển 177:

 

Xứ sở Heling nằm ở phía nam của Chân Lạp.  Nhà vua ở trong một tòa thành, các tường thành bao gồm các hàng rào bằng gỗ.  Họ xây dựng các ngôi nhà to lớn gồm hai tầng, lợp bằng lá dừa.  Trường kỷ và thảm của nhà vua làm bằng ngà voi.  Khi ăn, họ dùng ngón tay bốc thức ăn cho vào miệng. 

 

Rượu được làm từ hoa các cây dừa, khi uống vào, người ta sẽ bị say rượu.  Có những giếng nước ở vùng núi tự động phun nước mặn lên, dân chúng tại quốc gia này dùng nước này để tăng thêm gia vị cho thức ăn của họ.

 

Trong năm 647, họ có gửi các sứ giả để dâng các hoa bằng vàng, v.v…  Điều được truyền tụng rằng có những con người mang chất độc trong mình tại xứ sở này, nếu họ ngủ với người bình thường, các người bình thường này sẽ mắc bệnh lở loét đau đớn; nếu họ [người thường] giao cấu với những độc [phụ] nhân đó, họ sẽ bị chết tức thời; nếu nước bọt của họ (các độc nhân) dính vào cỏ cây, chúng sẽ rửa thối tức thời.  Khi họ [độc nhân] chết đi, thân xác họ không bị rửa nát.  Trong năm 815, xứ này có phái các sứ giả sang tiến cống các đứa con trai làm nô lệ từ Samgha và chim vẹt có nhiều màu sắc khác nhau.

 

 

Xintangshu (Tân Đường Thư), quyển 222B:

 

Heling cũng đựoc gọi là Zhepo và tọa lạc tại vùng Nam Hải (South Sea).  Phía đông có Poli, phía tây có Podeng, phía nam là biển và phía bắc là Chân Lạp.

 

Người dân dựng thành quách bằng gỗ, và ngay cả những ngôi nhà to lớn nhất cũng được lợp bằng lá dừa.  Họ chế tạo các ghế trường kỷ cũng như các thảm chiếu bằng ngà voi.

 

Xứ sở này thì rất giàu. Đất đai sản xuất ra mai rùa, vàng và bạc, tê giác và voi.  Có những giếng từ đó (nước) muối tự động phun lên.  Họ sản xuất rượu từ các chùm hoa treo thòng từ cây dừa.  Khi uống rượu này, họ thường bị say rượu.  Họ có văn tự riêng của mình và quen thuộc với thiên văn học.  Khi ăn, họ không dùng thìa (muỗng) hay đũa.

 

Tại quốc gia này có các nàng con gái độc hại.  Nếu ai giao cấu với họ, người đó sẽ mắc bệnh lở loét đau đớn và chết đi, nhưng thân xác người đó không bị rửa thối.

 

Nhà vua thường sống trong thành phố Java, nhưng tổ tiên Ku Yan [có kèm Hán tự, chú của người dịch] đã di chuyển thủ đô về phía đông tại thành phố Polujiasu [Po Raksas] .  Có hai mươi tám lân quốc nhỏ, tất cả đều thừa nhận quyền chủ tể tối cao của Shepo.  Có ba mươi hai thượng thư cao cấp và vị Thủ Vị của Kam-Hyang [không hiểu nghĩa là gì ?, có kèm Hán tự, chú của người dịch] là người đứng đầu bọn họ.

 

Tại vùng núi có địa điểm tên Cah Vyadha là nơi nhà vua thường leo lên để ngắm biển.

 

Vào ngày hạ chí, một cột nhật khuê được dựng cao tám bộ tính từ mặt đất, và bóng của cột nhật khuê (vào giữa trưa) ngả về phía nam và đo được bốn bộ hai phân (Anh).

 

Trong thời kỳ từ 627 đến 649, xứ sở này đã gửi các sứ giả mang đồ triều cống, cùng với các sứ giả của Dvara[vati] và Duopodeng.  Hoàng Đế ban thưởng họ với một (văn bản ?) phúc đáp có đóng đại ấn hoàng triều [có kèm Hán tự, chú của người dịch] và khi sứ giả của Dvara[vati] hỏi xin ngựa tốt, các con ngựa này được trao tặng cho họ.

 

Trong năm 760-761, dân chúng của xứ này đã chọn người cầm quyền là một người đàn bà có tên là Soma.  Thời trị vì của bà đúng là thời kỳ tuyệt hảo, đến nỗi vật rơi trên đường cũng không hề bị lấy mất đi. Ông hoàng xứ Dashi nghe thấy chuyện này, đã gửi một túi vàng để đặt ở bên trong biên cương của bà Chúa: người dân đi qua con đường đó đều né tránh túi vàng và túi vàng vẫn ở nguyên chỗ đó trong ba năm.  Vị hoàng thái tử, khi đi ngang qua, đã dẫm lên túi vàng và bà Chúa Soma nổi giận đến nỗi bà muốn giết chết hoàng thái tử.  Các thượng thư của bà can thiệp và bà Chúa Soma nói, “Lỗi của con nằm nơi bàn chân của con, vì thế cần phải chặt nó đi.”  Các thượng thư lại can thiệp lần nữa, bởi thế bà đã chỉ ra lệnh cắt đứt ngón chân của hoàng thái tử, đễ làm gương cho cả dân tộc.  Khi ông hòang xứ Dashi nghe thấy chuyện này, ông trở nên sợ hãi và không dám tấn công bà Chúa nữa.

 

Giữa các năm 766 và 799, ba sứ giả từ Heling đã đến Trung Hoa.

 

Trong năm 813, họ tiến cống bốn nô lệ từ Samgha, các chim vẹt với nhiều màu sắc khác nhau, chim vingka [? không rõ là lọai chim gì, chú của người dịch] và các phẩm vật khác.  Hoàng Đế đã ban tước cho vị sứ giả làm Tả Vệ (Left Defense) và Sĩ Quan thuộc Bốn Cổng Bên Trong (Four Inner Gates: Tứ Nội Môn ?); nhưng vị sứ giả muốn nhường các tước này cho người em trai của mình, vì việc này Hoàng Đế đã ca ngợi sứ giả và ban tước cho cả hai anh em.

 

Trong khoảng từ 827 đến 835, các sứ giả lại đến triều lần nữa, mang theo các vật tiến cống.

 

Trong khoảng từ 860 đến 873, họ đã gửi một sứ giả để tiến cống các nữ nhạc sĩ /-

 

 

PHỤ LỤC CỦA NGƯỜI DỊCH:

 

TƯ LIỆU VIỆT NAM VỀ CÁC ĐỊA DANH LIÊN HỆ

 

Để tiện tham khảo người dịch có trích các phần dữ kiện liên hệ đến các địa danh được đề cập trong bài viết, từ các nguồn tư liệu kể sau:

 

1.        Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, viết tắt là KĐVSTGCM, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, bản dịch của Viện Sử Học, Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia, xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội năm 1998.

 

2.        Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết tắt là ĐVSKTT, xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội tạI Hà Nội năm 1998.

 

3.        Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, bản dịch của Mạc Bảo Thần Nhượng Tống, do nhà xuất bản Tân Việt phát hành năm 1944?, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, không đề nhật kỳ tái bản, viết tắt là ĐVSKTT-MBTNT.

 

-----

 

 

ĐVSKTT, tập 1,

 

Trang 190:

 

CHÀ BÀ [còn đọc là ĐỒ BÀ hoặc XÀ BÀ, chú của người dịch], CÔN LÔN [còn đọc là CÔN LUÂN, chú của người dịch]:

 

Đinh Mùi [767], (Đường Đại Tông Dự, Đại Lịch thứ 2). [Người] Côn Lôn (4), Chà Bà (5) đến cướp, đánh lấy châu thành.  Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu với Đô Úy châu Vũ Định là Cao Chính Bình.  Quân cứu viện đến, đánh tan quân Côn Lôn, [5a] Chà Bà ở Chu Diên.  Bá Nghi đắp lại La Thành (6) . ….

 

4.        Côn Lôn: Thư tịch Trung Quốc từ thế kỷ thứ IV, nhất là từ thời Đường, thường dùng tên Côn Lôn để chỉ một số cư dân trong vùng Nam Hải, tức vùng Đông Nam Á ngày nay.  Tuệ Lâm trong Nhất thiết kinh âm nghĩa (q.6), soạn năm 817, nói rằng “Côn Lôn … cũng gọi là Cốt Luân, là người Di ở các đảo châu Nam Hải, rất đen … chủng loại có nhiều.”  Cựu Đường Thư, Nam Man truyện cũng chép: “Từ Lâm Ấp trở về phía nam, đều tóc quăn, da đen, gọI chung là Côn Lộn”  Như vậy Côn Lôn là một từ phiếm chỉ, khó có thể xác định đó là cư dân một nơi nào ở Đông Nam Á hiện nay.

 

5. Chà Bà: phiên âm tên đảo Java. [ Ngay trong đoạn mở đầu của bài viết đuợc dịch ở trên, tác giả Han Zhenhua đã xác định Java là một quốc gia tại vùng Cochin-china, khác biệt với đảo cùng tên Java là một phần của Nam Dương ngày nay.  Sau đó trong bài, tác giả đã đưa ra nhiều tư liệu, sự giải thích và phân tích để biện hộ cho lập luận này.  Trong bôi cảnh của bài viết, quân Chà Bà đến đánh phá kinh thành nhiều phần là thuộc một quốc gia nằm trên lục địa bán đảo Đông Dương, chứ không phải là từ quần đảo Java thuộc Nam Dương ngày nay.  Vì thế, xin xem lại ý kiến cho rằng Chà Bà là phiên âm tên đảo Java như ghi trong chú thích này, và nếu sai, cũng xin cho hiệu chính trong một bộ sử chính thức, chú của người dịch].

 

 

NGÔ BẮC dịch.