VĂN HÓA - LỊCH SỬ AN GIANG
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tỉnh An Giang được khai phá chính thức từ năm 1688, khi Trần Thượng Xuyên đem quân đến đóng ở cù lao Giêng. Năm 1757, Nguyễn Cư Trinh thiết lập hai đạo Tân Châu (ở cù lao Giêng) và Châu Đốc (ở xứ Châu Đốc). Năm 1832, vua Minh Mạng lập tỉnh An Giang ....
Kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế là hai công trình thủy lợi quan trọng đầu tiên phục vụ cho việc khai phá miền Tây sông Hậu. Từ bấy lâu nay, chúng ta cứ đinh ninh rằng người thiết kế công trình này chính là Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại. Tuy nhiên, cùng với việc phổ biến các tài liệu chính sử triều Nguyễn, quá trình từ dự án đi đến thực tiễn của hai công trình kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế ngày càng sáng tỏ. Có bằng chứng để nói rằng Thoại Ngọc Hầu không phải là người thiết kế đồ án hai công trình này. Đó là phần việc thuộc về một cơ quan chuyên trách mà người đứng đầu là Nhậm Tín hầu Nguyễn Đức Nhậm.
Khu lăng mộ Nhàn Tĩnh phu nhân Châu Thị Tế và chồng là Thoại Ngọc hầu tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Văn bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế sơn bi ký cho thấy vợ chồng bà Châu Thị Tế đã có ý định chọn nơi này làm nơi an nghỉ sau cùng.
Đình Vĩnh Nguơn tọa lạc ở đầu vàm kinh Vĩnh Tế, nhìn ra ngã ba sông Hậu. Trước kia, đình tọa lạc tại vị trí phía sau trường Vĩnh Nguơn cách đó không xa. Đến năm 1929, Đốc phủ Trương Tấn Vị đã giúp đỡ tiền bạc để dời đình về vị trí hiện nay. Năm 2011, đình được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Mặc dù nằm ở vị trí gần sát trung tâm thành phố Châu Đốc, đình Vĩnh Nguơn vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu một cách nghiêm túc.
Khởi đầu với ý nghĩa là “nghiên cứu năng lực đọc viết”, Literacy Studies dần dần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn bộ các yếu tố liên quan đến việc hình thành tri thức và truyền bá tri thức trong một xã hội nhất định. Ở Việt Nam, Trần Trọng Dương đề xuất dịch Literacy Studies là tri tạo kiến văn. Thuật ngữ đó để chỉ quá trình tìm hiểu (tri) để hình thành (tạo) các hiểu biết (kiến văn) trong một lĩnh vực cụ thể. Một trong số những lĩnh vực quan trọng của tri tạo kiến văn chính là tri tạo kiến văn địa lý.
Thầy Nguyễn Cao Thương sinh ngày 22/3/1918 tại xã Long Kiến, Chợ Mới, An Giang. Do thân sinh của thầy là thư ký Kho bạc Sài Gòn nên gia đình thầy chuyển lên Sài Gòn cư ngụ khi thầy còn nhỏ. Từ nhỏ thầy đã có cơ hội học hành và cũng nhờ học hành mà thầy sớm ý thức được nỗi khổ nhục của người dân trong một đất nước bị bọn thực dân đô hộ.
Nông nghiệp và khai thác thủy sản xứ cù lao Giêng thế kỷ XIX
Vùng đất cù lao Giêng (tên Nôm: cù lao Nhiên 岣 嶗 然 trong địa bạ thôn Mỹ Hưng; Lê Quang Định viết là cù lao Doanh 岣 嶗 溋, Trịnh Hoài Đức có chỗ viết là cù lao Diên với chữ 延 có bộ sơn 山 trên đầu, cũng có chỗ viết là Diên với bộ Thủy 涎) còn có tên chữ là Doanh Châu (Lê Quang Định viết là 溋 洲, Trịnh Hoài Đức viết là 瀛 洲). Nơi đây đã được người Việt khai thác khá sớm. Chỉ một năm sau khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Gia Định, năm 1699, Trần Thượng Xuyên và Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến quân đến trú tại “thủ Tân Châu” để quan sát tình hình của Cao Miên.
Giới thiệu văn bia "Châu Đốc tân lộ ..." bản sao sớm nhất
Bia “Châu Đốc tân lộ ...” hay thường gọi là Châu Đốc tân lộ kiều lương là một trong bốn văn bia chữ Hán cổ nhất hiện biết trên địa bàn An Giang. Bia này hiện nay đã bị vỡ thành nhiều mảnh và chỉ còn hai mảnh (một góc trên bên phải và một góc dưới bên phải) của bia này còn giữ được, hiện trưng bày tại lăng Thoại Ngọc Hầu ở núi Sam.