Héo Đốm Cà Chua

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Các triệu chứng của bệnh héo đốm cà chua ở ớt khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển khi cây ớt bị nhiễm, giống ớt, sự lây nhiễm đồng thời vi rút khác, lây nhiễm cây giống và các nhân tố khác như điều kiện môi trường. Các triệu chứng nhất định của sự lây nhiễm vi rút TSWV—đốm, chuyển màu đồng, và vết chết hoại trên lá và các đốm tròn trên quả—là tương đối tiêu biểu. 

Các cây ớt bị nhiễm bệnh ở những giai đoạn phát triển đầu (chẳng hạn như ươm mầm) đều bị còi cọc. Lá sẽ bị còi và có những đốm hay vòng hoại tử. Những cây bị nhiễm nặng có thể sẽ chết.

Lây Nhiễm Sớm trong Ruộng Ớt

Một trong những triệu chứng ban đầu sớm nhất là màu đồng trên các lá bị nhiễm bệnh, cùng với sự ủ rũ hay héo của cây bị nhiễm. Triệu chứng này liên quan đến sự phát triển của các vết đốm hoại tử trên lá, có thể chết hoại gân lá, cũng như chết hại thân và và cuống lá. Cuối cùng, toàn bộ cây trở nên còi cọc và có thể có vẻ héo, ủ rũ; sự hoại tử trở nên ngày càng rõ ràng hơn trên các lá, cuống lá, và thân bị nhiễm bệnh. Quả xanh đang phát triển sẽ xù xì và lộ ra các đốm và vòng đồng tâm ban đầu có màu tái nhợt hay vàng nhưng có thể trở nên chết hoại. Quả chín bị méo mó và thường có những vùng hay vết khắc hoại tử lan rộng.

Lây Nhiễm Muộn trong Ruộng Ớt

Khi những cây ớt bị nhiễm ở giai đoạn phát triển sau, có thể chỉ một phần cây phát triển các triệu chứng trên, trong khi phần còn lại của cây vẫn khỏe mạnh (đó là vì vi rút không có khả năng di chuyển vào những phần trưởng thành của cây). Những triệu chứng ban đầu ở lá bao gồm quăn, chuyển màu xanh nhợt hay vàng nhợt, và lá đổi màu tía. Quả ớt trên những cành bị nhiễm bệnh có thể trở nên xù xì, biến dạng, và thường phát triển các vết đốm, đốm tròn, và chết hoại.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Vi rút héo đốm cà chua lây truyền bởi những loài bọ trĩ khác nhau, trong đó có bọ trĩ hoa tây phương, Frankliniella occidentalis, bị trĩ hành, Bọ trĩ tabaci, và bọ trĩ ớt, Scirtothrips dorsalis. Vi rút này không truyền qua hạt và không lan truyền do tiếp xúc; nó chỉ lan truyền từ cây sang cây nhờ bọ trĩ.

Bọ trĩ mang vi rút do ăn hại những cây nhiễm bệnh sẽ duy trì khả năng truyền vi rút trong cả phần đời còn lại của chúng. Vi rút héo đốm cà chua không thể được truyền từ những con bọ trĩ cái qua trứng của chúng.

TSWV có một phạm vi vật chủ rộng, và có thể lây nhiễm cho hàng trăm loài cây, trong đó có những cây một lá mầm và cả cây hai lá mầm. Những cây này gồm cây trồng,, cây cảnh, và cây cỏ dại. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những cây là vật chủ cho vi rút không có tầm quan trọng như nhau khi góp phần vào việc phát triển bệnh héo đốm cà chua ở những cây trồng. Duy nhất những loài cây nhiễm TSWV mà trên đó bọ trĩ có thể hoàn thành vòng đời của chúng mới đóng vai trò quan trọng trong chu ký bệnh. Những cây trồng chủ yếu là vật chủ của vi rút héo đốm cà chua bao gồm cà chua, ớt, diếp Ý, và râu diếp. Những cây cỏ dại là vật chủ quan trọng bao gồm Cẩm quỳ nhỏ (Malva parviflora), bồ công anh (Sonchus oleraceus), và diếp gai (Lactuca serriola), và những cây khác.

XỬ LÝ

Để xử lý hiệu quả bệnh héo đốm cà chua trên cây ớt cần phải có một phương pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp nhắm đến sinh vật trung gian bọ trĩ và vi rút.

Chiến lược xử lý bệnh héo đốm cà chua có thể chia làm ba phần:

Trước Mùa Trồng Ớt

Lưu ý rằng hiện chưa có những giống ớt kháng vi rút héo đốm cà chua.

Trong Mùa Trồng Ớt

Sau Mùa Trồng Ớt