Hướng Dẫn Về Phân Bón

Theo Julian Livsey & Tony Ford

Bạn đã gieo mầm thành công và bạn đang thấy những mầm non nhỏ nhú lên. Bạn làm sao để biến những cây non mỏng manh này thành những cây ớt lớn và rậm rạp, trĩu quả? Câu trả lời ngắn gọn là bạn cần đảm bảo cây ớt nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Tuy bạn có thể đọc một lượng thông tin khổng lồ về cách tốt nhất để đạt được sự cân bằng nhạy cảm của các chất dinh dưỡng để có sự phát triển tối ưu, bạn nên nhớ rằng cây ớt khỏe mạnh và thích ứng một cách kỳ lạ. Vâng, bạn có thể bỏ nhiều thời gian chăm sóc cây ớt của mình (và đó chỉ mới bắt đầu) nhưng bạn sẽ thấy cây ớt có thể nhận được hầu hết những gì chúng cần từ đất trồng, ánh sáng, nước và không khí. Bạn có thể trồng những cây ớt tốt một cách hoàn hảo mà không cần sử dụng quá nhiều phân bón, tuy nhiên, bạn có thể làm cho chúng phát triển hơn, khỏe mạnh hơn và có năng suất hơn nếu bạn sử dụng phân bón để cho chúng những dưỡng chất cần thiết. Xin lưu ý là cũng rất dễ bón quá nhiều phân và làm cháy rễ, nhất là với các cây non. 

Phân trộn hữu cơ đã bao gồm phân bón, có cần bón thêm không?

Thông thường phân bón có trong phân trộn hữu cơ sẽ cạn kiệt trong một tháng hoặc hơn một chút. Điều này có nghĩa là khi cây ớt đã đến giai đoạn sẵn sàng ra quả, sẽ không còn phân bón trong đất để giúp chúng mạnh mẽ thêm. 

Các dưỡng chất

Hãy nói thêm về các dưỡng chất. Tuy có khá nhiều dưỡng chất chủ yếu và thứ yếu cấn thiết cho sự phát triển của cây ớt, từ Magiê (Mg) đến Kẽm (Zn), ba yếu tố chính được sử dụng nhiều nhất là Đạm (N), Lân (P) và Kali(K) - gọi tắt là phân bón NPK. Bao bì thương mại của phân bón thường có một bộ số chẳng hạn như 5-5-5 hay 10-8-8 . Những con số này là tỷ lệ cân bằng của NPK. 

NPK

Chất Đạm giúp đẩy mạnh sự phát triểu tán lá của cây ớt trên mặt đất. Nếu cây ớt thiếu Đạm, chúng có thể bị còi cọc. Lá sẽ  nhợt màu, vàng úa do quá trình sản sinh ra chất diệp lục bị chậm lại. 

Lân (hay Phôt-pho) cần thiết cho cây ớt để chuyển đổi quang năng thành hóa năng trong quá trình quang hợp và ngoài ra cần thiết cho sự liên lạc giữa các tế bào và sự sinh sản. Nó giúp rễ cây, quả và hoa phát triển. Nếu cây thiếu Lân, chúng có thể có dấu hiệu còi cọc hay chậm phát triển, quả lâu chín hơn. Cây ớt thiếu Lân sẽ gặp khó khăn khi lấy các dưỡng chất cần thiết khác qua rễ. 

Kali điều tiết lượng nước lưu chuyển trong cây ớt, làm giảm sự mất nước từ lá, làm cho cây chống được thời tiết lạnh và khô. Sự thiếu hụt yếu tố này chỉ trở nên rõ ràng khi khí hậu khắc nghiệt. Lá già có thể có nhọt hoặc phai màu dọc viền lá, cũng như ít hoa và quả. 

Các yếu tố vi lượng

Như bạn có thể đã đoán ra, các yếu tố này chỉ cần có với lượng rất nhỏ, tuy chúng vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của cây ớt. Chúng bao gồm lưu huỳnh, Canxi, magiê, mangan, đồng và sắt. Chúng thực hiện nhiều công việc như giúp cây ớt tổng hợp đạm từ không khí để đóng vai trò như một chất xúc tác trong quá trình sản sinh chất diệp lục. Nên cẩn thận khi bạn dự định bổ sung các yếu tố vi lượng cho cây ớt của mình; tuy chúng tốt cho cây ớt với lượng rất nhỏ, bổ sung quá nhiều chúng sẽ thành độc dược. 

Độ pH

Độ pH là thang điểm được sử dụng để đo độ axit hay kiềm. Thang điểm từ 1 đến 14 với sự cân bằng trung tính ở mức 7, còn lại hoặc là axit hay kiềm. Khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây ớt được xác định bởi độ pH và nhiệt độ. Nếu đất trồng axit quá hây kiêm quá thì cây trồng sẽ khó chiết xuất những gì chúng cần. Điều này sẽ dẫn đến cá triệu chứng thiếu hụt dưỡng chất.

 

Các Loại Phân Bón

Có nhiều loại phân bón có sẵn, và phần lớn đều in mức độ cân bằng NPK đâu đó trên nhãn. Các loại phan bón phổ biến nhất là các loại đa mục đích chứa lượng Đạm, Lân, Kali cân bằng. và do đó được gọi là phân bón "thức ăn cà chua" có hàm lượng Lân cao hơn, được thiết kế để giúp cây trồng đến kỳ nở hoa và ra quả. Bạn có thể chọn dạng bột hoặc dạng lỏng, loại lỏng cho phép chất dinh dưỡng được cây ớt hấp thụ nhanh hơn. Và bạn còn có thể mua loại phân bón được thiết kế để đẩy mạnh các yếu tố vi lượng. 

Hữu cơ

Một câu hỏi khác bạn có thể có về phân bón hữu cơ, cụ thể là, đây có phải là một lựa chọn để trồng ớt hay không? Câu trả lời là có, nhất định rồi! Vì chúng ta ngày càng nhận thức hơn về vấn đề môi trường, chúng ta có thể quyết định không sử dụng các hóa chất được sản xuất để bón cho cây ớt. Phân bón hữu cơ có tác dụng giống hệt là cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây ớt để cây khỏe mạnh và phát triển mạnh. Các dưỡng chất hữu cơ thường có xu hướng có các giá trị NPK thấp hơn các dưỡng chất hóa học. Ví dụ bã cà phê có hàm lượng khoảng 2-0.3-0.6. Ngay cả khi có giá trị NPK thấp hơn, phân bón hữu cơ có thể dễ dàng cung cấp đủ nên phải sử dụng cẩn thận để tránh bón thừa! 

Các loại phân bón hữu cơ thương mại phổ biến nhất bao gồm bột huyết, cá và xương là một loại phân bón rất cân bằng. Bột cá có lượng đạm và lân cao. Rong biển rất giàu kali và các yếu tố vi lượng khác. Cũng nên lưu ý rằng hầu hết các loại phân bón hữu cơ nên được "ủ" (và do đó hầu như đều phân hủy) trước khi bón vào đất trồng. Còn có một giới hạn về lượng "phân bón xanh" mà bạn có thể bổ sung một cách an toàn vào đất trồng, mặc dù chất đạm không được giải phóng cho đến khi phân hủy diễn ra trong mọi trường hợp. Vậy, bạn đã tưởng tượng ra cách làm hỗn hợp phân bón hữu cơ chưa?

Cỏ Linh lăng: 2.45/05/2.1

Quả Táo: 0.05/0.02/0.1

Lá Táo: 1.0/0.15/0.4

Bã Táo: 0.2/0.02/0.15

Vỏ Táo (tro) : 0/3.0/11/74

Bã chuối (tro): 1.75/0.75/0.5

Đai mạch (hạt): 0/0/0.5

Đại mạch (rơm): 0/0/1.0

Đá Bazan: 0/0/1.5

Phân Dơi: 5.0-8.0/4.0-5.0/1.0

Đậu (hạt và vỏ): 0.25/0.08/03

Bã Rượu: 0.4/0.4/0.7-4.1

Bột huyết: 15.0/0/0

Dịch xương: 1.5/0/0

Bột xương (thô): 3.3-4.1/21.0/0.2

Bột xương (hấp): 1.6-2.5/21.0/0.2 

Bã Bia (ướt): 1.0/0.5/0.05

Rơm Kiều mạch: 0/0/2.0

Vỏ Dưa ruột vàng (tro): 0/9.77/12.0

Bã Thầu dầu: 4.0-6.6/1.0-2.0/1.0-2.0

Sậy đuôi mèo và cọng hoa huệ nước: 2.0/0.8/3.4

Hạt sậy đuôi mèo: 0.98/0.25/0.1

Phân Gia súc (tươi): 0.29/0.25/0.1

Lá Anh đào: 0.6/0/0.7

Phân Gà (tươi): 1.6/1.0-1.5/0.6-1.0

Cỏ Ba lá: 2/0/0/0 (còn chứa canxi)

Mạt vỏ Cacao: 1.0/1.5/1.7

Bã Cà phê: 2.0/0.36/0.67

Ngô (hạt): 1.65/0.65/0.4

Ngô (vỏ xanh): 0.4/0.13/0.33

Bắp ngô: 0/0/2.0

Vỏ ngô: 0.42/0/0

Thân ngô: 0.75/0/0.8

Vỏ hạt bông (tro): 0/8.7/23.9

Bột hạt bông: 7.0/2.0-3.0/1.8

Chất thải bông (nhà máy): 1.32/0.45/0.36

Cây Đậu đũa: 3.0/0/2.3

Đậu đũa (vỏ xanh): 0.45/0.12/0.45

Đậu đũa (hạt): 3.1/1.0/1.2

Táo dại (xanh): 0.66/0.19/0.71

Táo dại (khô, bột): 10.0/0/0

Táo dại (tươi): 5.0/3.6/0.2

Vỏ dưa chuột (tro): 0/11.28/27.2

Huyết khô: 10.0-14.0/1.0-5.0/0

Phân Vịt (tươi): 1.12/1.44/0.6

Trứng: 2.25/0.4/0.15

Vỏ trứng: 1.19/0.38/0.14

Lông vũ: 15.3/0/0

Rác nỉ: 14.0/0/1.0

Đậu răng ngựa (hạt): 4.0/1.2/1.3

Đậu răng ngựa (thân): 1.7/0.3/1.3

Cá (khô, bột): 8.0/7.0/0

Bã Cá (tươi): 6.5/3.75/0

Bột Glutin: 6.4/0/0

Bột Granite: 0/0/3.0-5.5

Vỏ quả nho (tro): 0/3.6/30.6

Lá nho: 0.45/0.1/0.4

Bã nho: 1.0/0.07/0.3

Cỏ (non): 1.0/0/1.2

Cát: 0/1.5/7.0

Tóc: 14/0/0/0

Bột Móng và Sừng: 12.5/2.0/0

Phân Ngựa (tươi): 0.44/0.35/0.3

Tro Rác: 0.24/5.15/2.33

Sứa (khô): 4.6/0/0

Cỏ Lam Kentucky (xanh): 0.66/0.19/0.71

Cỏ Lam Kentucky (khô): 1.2/0.4/2.0

Bụi Lông gia súc: 11.0/0/0

Bã Chanh: 0.15/0.06/0.26

Vỏ Chanh (tro): 06.33/1.0

Phế liệu Tôm: 4.5/3.5/0

Sữa: 0.5/0.3/0.18

Cỏ Kê: 1.2/0/3.2

Cặn Mật: 0.7/0/5.32

Chất thải Mật: 0/0/3.0-4.0

Bùn (nước sạch): 1.37/0.26/0.22

Bùn (tự nhiên): 0.99/0.77/0.05

Bùn (dạng muối): 0.4.0/0

Trai: 1.0/0.12/0.13

Vỏ quả Hạch: 2.5/0/0

Lá Sồi: 0.8/0.35/0.2

Sồi (hạt): 2.0/0.8/0.6

Sồi (vỏ xanh): 0.49/0/0

Rơm Yến mạch: 0/0/1.5

Bã Ôliu: 1.15/0.78/1.3

Bã Cam: 0.2/0.13/0.21

Vỏ Cam: 0/3.0/27.0

Hàu: 0.36/0/0

Lá Đào: 0.9/0.15/0.6

Vỏ Đậu: 1.5-2.5/0/1.4

Đậu (hạt/nhân): 3.6/0.7/0.45

Vỏ hạt đậu: 3.6/0.15/0.5

Quả Đậu (tro): 0/3.0/9.0 

Đậu (cây): 0.25/0/0.7

Lá Lê: 0.7/0/0.4

Phân chim (tươi): 4.19/2.24/1.0

Rau lợn (thô): 0.6/0.1/0

Cuống Táo: 0.5/0.12/0.03

Vỏ Khoai tây (tro): 0/5.18/27.5

Củ Khoai tây: 0.35/0.15/2.5

Dây Khoai tây (khô): 0.6/0.16/1.6

Rác Tỉa cây: 0.18/0.07/0.31

Bí đỏ (tươi): 0.16/0.07/0.26

Lông Thỏ (tro): 0/0/13.04

Phân Thỏ: 2.4/1.4/0.6

Cỏ phân hương: 0.76/0.26/0

Bột hạt nho: 0/1.0=2.0/1.0=3.0

Lá mâm xôi: 1.45/0/0.6

Cỏ ba lá đỏ: 2.1/0.6/2.1

Cỏ đỏ ngọn: 1.2/0.35/1.0

Cặn đá và trai biển: 0.22/0.09/1.78

Hoa hồng: 0.3/0.1/0.4

Rơm lúa mạch: 0/0/1.0

Cỏ Mặn: 1.1/0.25/0.75

Bã cá trích: 8.0/7.1/0

Rong biển (khô): 1.1-1.5/0.75/4.9

Rong biển (tươi): 0.2-0.4/0/0

Phân Cừu và Dê (tươi): 0.55/0.6/0.3

Vải và Nỉ: 8.0/0/0

Đầu Tôm (khô): 7.8/4.2/0

Chất thải Chế biến Tôm: 2.9/10.0/0

Bột vỏ hàu rây: 0.36/10.38/0.09

Chất thải xưởng lụa: 8.0/1.14/1.0

Kén tằm:10.0/1.82/1.08

Bùn đặc: 2.0/1.9/0.3

Bùn đặc (hoạt tính): 5.0/2.5-4.0/0.6

Tro Bồ hóng/Lò lửa:0/0/4.96

Rơm lúa miến:0/0/1.0

Cỏ Đậu nành: 1.5-3.0/0/1.2-2.3

Sao biển: 1.8/0.2/0.25

Chất thải chế biến đường (thô): 2.0/8.0/0

Khoai tây ngọt: 0.25/0.1/0.5

Phân Lợn (tươi): 0.6/0.45/0.5

Tro Sồi nâu: 0/0.34/3.8

Tro Sồi nâu (pha): 0/1.75/2.0

Bã làm phân: 3.0-11.0/2.0-5.0/0

Bã chè: 4.15/0.62/0.4

Cỏ đuôi mèo: 1.2/0.55/1.4

Lá thuốc lá: 4.0/0.5/6.0

Cọng thuốc lá: 2.5-3.7/0.6-0.9/4.5-7.0

Quả cà chua: 0.2/0.07/0.35

Lá cà chua: 0.35/0.1/0.4

Thân cây cà chua: 0.35/0.1/0.5

Bã dầu tung: 6.1/0/0

Cây đậu tằm: 2.8/0/2.3

Bùn rác: 9.5/0/0

Cám lúa mì: 2.4/2.9/1.6

Lúa mì (hạt): 2.0/0.85/0.5

Rơm lúa mì: 0.5/0.15/0.8

Cỏ ba lá trắng (xanh): 0.5/0.2/0.3

Cây mạch đen: 0/0/1.0

Tro củi: 0/1.0-2.0/6.0-10.0 

Chất thải chế biến len: 3.5-6.0/2.0-4.0/1.0-3.5