Bản đồ trồng ớt Việt Nam
Các tỉnh trồng ớt tại Việt Nam:
• Quỳnh Phụ (Thái Bình) với diện tích 1200 ha, Đại Lộc (Quảng Nam), Phù Mỹ, Phù Cát (Bình Định), Bố Trạch (Quảng Bình), Châu Đốc (An Giang), Thanh Bình (Đồng Tháp), Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định và một số tỉnh thành khác...
• Diện tích trồng ớt: 2.000 ha/năm (năm 2014)
• Sản lượng ớt: 80.000 T/năm (năm 2013)
(*) Số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2013-2014
Tại Việt Nam, giá ớt trong năm 2020 đã giảm đáng kể. Nếu như năm 2019, giá ớt đầu vụ 50.000- 100.000 đồng/kg, cuối vụ khoảng 30- 50.000 đồng/kg, thì năm 2020, ngay từ đầu vụ, giá ớt loại 1 (ớt xuất khẩu) mới được 18.000 đồng đến 25.000 đồng/kg; loại 2 (tiêu thụ nội địa) từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/kg. Ở mức này, nông dân không có lãi.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, năm 2020, diện tích gieo trồng ớt toàn tỉnh cao nhất từ trước đến nay với 1.389 héc-ta, tăng gần 620 héc-ta so với năm 2019. Riêng huyện Chi Lăng có diện tích trồng ớt là 826 héc-ta, tăng 326 héc-ta so với năm 2019, huyện Lộc Bình 298 héc-ta, tăng trên 100 héc-ta. Ngay từ đầu vụ gieo trồng, địa phương đã khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích nhưng người dân vẫn ồ ạt trồng.
Tại Việt Nam, cây ớt ở Đồng Tháp và đặc biệt là ở huyện Thanh Bình được coi là “vựa ớt lớn nhất miền Tây”. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông Tiền là những khu vực tập trung nhiều diện tích trồng ớt và đạt hiệu quả của huyện Thanh Bình. Sản lượng ớt tươi hơn 22.500 tấn/năm. Theo thống kê, diện tích trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp hiện có gần 2.000 ha/năm, năng suất bình quân hơn 10 tấn/ha.
Được biết, trong năm 2020, nhiều địa phương trên cả nước được mùa ớt. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 khiến xuất khẩu gặp khó khăn, gây giảm giá. Diện tích gieo trồng ớt của tỉnh Lạng Sơn năm 2020 là cao nhất từ trước đến nay với 1.389 ha, tăng gần 620 ha so với năm 2019 do giá ớt năm trước cao.
Nguồn: https://hvnclc.vn/