Gây Giống

Từ Hạt Giống đến Cây Ớt Giống

Kỹ thuật thủy canh đặc biệt thích hợp với việc gây giống cây trồng. Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm và bắt rễ tốt dễ dàng được đáp ứng; các điều kiện sạch sẽ, không có sâu hại và mầm bệnh và một vật liệu trồng có đặc tính thoát nước và giữ ẩm tốt. Bất kỳ vật liệu dạng hạt nào được mô tả trên đây đều có thể sử dụng được. Các vật liệu gây giống truyền thống như than bùn cũng có thể được sử dụng và cây được chuyển sang một hệ thống thủy canh khi phát triển. Các giải pháp lai tạo cũng khả thi; bắt đầu bằng cách trồng vào một viên than bùn nở tự do và chuyển sang một khối bông đá hoặc chậu cây sau đó. Một chậu có cấu trúc mở sử dụng cho các cây trồng thủy sinh thường là tốt nhất, vì nó sẽ cho phép rễ phát triển qua các lỗ thủng sau này. Bông đá là vật liệu ưa thích vì nó đáp ứng các nhu cầu của chúng ta rất tốt. Các đặc tính giữ ẩm và giữ khí của nó là lý tưởng. Được bán ở dạng khối 1/2 và 1 inch với một chỗ lõm nhỏ ở trên đâu để nhận hạt giống hay một vết cắt.

Các khối bông đá được làm ướt bằng nước sạch đến điểm bão hòa và sau đó để thoát nước trong một vài phút trên một tờ báo. Khi bạn sử dụng đủ lượng nước, bạn sẽ không cần phải làm điều này, nhưng khó xác định bao nhiêu nước là đủ, nên tốt nhất nên làm bông đá no đẫy nước rồi xả hết.

Một hoặc hai hạt giống được bỏ vào chỗ trũng trên khối bông đá và tất cả được chuyển vào nơi gây giống có nhiệt độ duy trì ở khoảng 20-24 độ C. Đừng quên sử dụng nhãn để nhận dạng các cây giống sau này.

Lỗ thông hơi của thùng gây giống, nếu có, ban đầu được đóng kín để giữ được độ ẩm của không khí. Khi cây ớt đã nảy mầm và có lá, lỗ thông hơi có thể được nới rộng để giảm rủi ro nấm mốc phát triển gây hại cho cây giống. Nếu nắm không có các lỗ thông hơi thì nắp có thể được chống lên một lúc cho không khí lưu thông. Tại thời điểm này, các mầm cây nên được chuyển sang chỗ sáng để chúng không phát triển quá cao và mảng mảnh.

Việc tưới nước sẽ cần thiết khi ánh sáng và thông gió tăng lên, và vật liệu trở nên khô ráo. Không cần bón phân gì cho đến khi các lá thật đầu tiên xuất hiện và lúc đó chỉ cần bổ sung một hỗn hợp loãng, dần dần từ 25% - 50% đến đủ đậm sau thời gian 2-3 tuần.

Hạt giống cũng có thể được gieo thẳng vào các chậu chứa những hỗn hợp hạt peclit và chất khoáng hoặc cát sạch, tuy nhiên việc tưới nước sẽ dẫn tới vấn đề là cần tránh làm cho hạt giống tụt xuống quá sâu trong chậu. Các vật liệu này đặc biệt phù hợp với những cây thân rễ như cà rốt hay củ cải. Trong trường hợp này, các vật liệu sâu hơn nhiều để tránh phải di chuyển chúng về sau.

Các cành giâm có thể được xử lý theo cách tương tự với mẩu thân được đút vào vật liệu. Có thể sử dụng hormone tạo rễ nhưng thường là không cần thiết. Nếu sử dụng kỹ thuật khí canh, phần thân của cành giâm có thể được phép chọc thủng vật liệu để được phun trực tiếp. Ôxi dồi dào nhờ sử dụng phương pháp này đặc biệt có ích cho việc tạo rễ.