Hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt

Tăng trưởng chiều cao của trẻ là vấn đề được phần lớn các ông bố bà mẹ quan tâm. Một số người cho rằng, nó phụ thuộc vào nhân tố di truyền từ bố mẹ là chủ yếu. Điều này có thể đúng nhưng không hoàn toàn vì trên thực tế chúng vẫn còn phụ thuộc vào một số nguyên nhân khác nhau. Có hai thời điểm vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên ghi nhớ, đó là thời điểm nào? Mời bạn tìm lời giải đáp ngay trong bài viết này.

1. Tại sao cần phải ghi nhớ “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao ở trẻ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng chiều cao của trẻ là tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền. Thế nhưng, theo các nhà khoa học cho rằng, vấn đề này chỉ chiếm khoảng 20% đến sự tăng trưởng chiều cao. Bởi lẽ nó phụ thuộc gần 80% vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng, quá trình vận động và môi trường sống. Sự phát triển chiều cao của trẻ luôn xảy ra liên tục từ giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi hết độ tuổi dậy thì.

Nên ghi nhớ “giai đoạn vàng” tăng trưởng chiều cao để cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn nhằm cải thiện vóc dáng cho con trẻ.

Ở trẻ sơ sinh, phần sụn sẽ được tạo thành và chính nó sẽ phát triển cùng với sự lớn lên của trẻ và tạo thành xương. Đây được gọi là quá trình cốt hóa. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khả năng dài ra của xương là tùy thuộc rất nhiều vào sự phân bào ở phần sụn hay còn được gọi là các điểm cốt hóa của xương. Còn xương phát triển rộng, to ra đó chính là nhờ vào sự phân chia của các tế bào màng xương.

Đây được xem là một trong những yếu tố chính để bạn có thể cân bằng dinh dưỡng cho trẻ từ đó cải thiện nền tảng xương vững vàng cho trẻ. Theo đó, khi trẻ lớn lên, chiều cao phát triển không phải nhờ vào sự dài ra trên toàn bộ xương mà là sự tăng trưởng chủ yếu ở 2 đầu xương, nhất là đầu xương ở gần gối, gần khớp vai, gần cổ tay. Điều này diễn ra chủ yếu trong thời thơ ấu nên cần có một số tác động nhằm hỗ trợ cho yếu tố này diễn ra tốt hơn.

Thế nên, có thể thấy rằng sự phát triển của xương khớp là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không hẳn là do di truyền từ bố mẹ. Cách tốt nhất bạn nên ghi nhớ “giai đoạn vàng” phát triển xương cũng như chiều cao ở trẻ. Điều này giúp bạn có thể cân chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt một cách khoa học hơn nhằm cải thiện vóc dáng cho con trẻ.

2. Hai giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên ghi nhớ

Theo các bác sĩ cho rằng, sự phát triển chiều cao của trẻ có 2 thời điểm chính. Đây đều là những giai đoạn mà bố mẹ nên nắm bắt đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ để có thể giúp trẻ sở hữu một chiều cao vượt trội trong tương lai.

Cụ thể, 2 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết bao gồm:

2.1. Giai đoạn thai nhi còn trong bụng mẹ

Như đã nói, sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ thường diễn ra từ giai đoạn bào thai cho đến khi trưởng thành. Và cũng chính thời điểm trong bụng mẹ chính là dấu mốc quan trọng để có thể cải thiện vóc dáng của trẻ. Theo đó, giai đoạn thai kỳ bước vào tháng thứ 4 chính là khi hệ thống cơ xương khớp của trẻ bắt đầu hình thành và có sự phát triển nhanh chóng.

Sự phát triển về chiều cao của trẻ thường diễn ra từ giai đoạn bào thai cho đến khi trưởng thành.

Lúc này, các bà bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và đặc biệt nhất là canxi để trẻ có thể hình thành một hệ thống xương khớp vững chắc, nhờ đó tạo nền tảng cho sự tăng trưởng chiều cao ngày càng thuận lợi hơn. Lúc này, mẹ nên chú ý cung cấp canxi từ nhiều nguồn khác nhau để bảo đảm đầy đủ nhu cầu cần thiết cho trẻ chào đời với hệ thống xương khớp chắc khỏe.

Theo thông tin của Bộ Y tế cho rằng, khi mẹ bầu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học thì cân nặng sẽ tăng đúng chuẩn từ 10 – 12kg. Đây cũng là biểu hiện cho thấy trẻ cũng sẽ đạt chiều cao chuẩn là > 50cm.

2.2. Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi

Giai đoạn đầu đời được xem là lúc cơ thể trẻ phát triển một cách nổi trội nhất. Và chiều cao cũng là một trong những yếu tố có thể nhận biết rõ nhất. Nếu bạn đã bỏ qua giai đoạn thai nhi còn nằm trong bụng mẹ thì khi không cung cấp đủ các dưỡng chất cho bé phát triển thì có thể tận dụng thời điểm này.

Giai đoạn đầu đời chính là lúc cơ thể trẻ phát triển một cách nổi trội nhất và chiều cao cũng là một trong những yếu tố có thể nhận thấy rõ nhất

Những chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ sẽ giúp nuôi dưỡng cơ thể trẻ tốt hơn và có thể hỗ trợ tăng cao thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/năm trong năm tiếp theo. Theo đó, con số tối thiểu để trẻ có thể tăng cường chiều cao trong thời gian này là 35cm.

Trong đó việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời luôn được Bộ Y tế khuyến nghị. Do đây là một nguồn dinh dưỡng quý giá mà không có bất kỳ thực phẩm nào có thể thay thế. Đồng thời, trong một số nghiên cứu cho rằng, chính thành phần trong sữa non sẽ giúp cho cơ thể trẻ được cung cấp vi chất dinh dưỡng tốt nhất để phát triển cơ thể, trong đó có hệ cơ xương khớp.

Ngoài ra, ở giai đoạn sơ sinh việc tiêm chủng đúng thời điểm cũng có thể giúp trẻ tránh được các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp như sụt cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương,…

>>> Khám phá ngay: 

3. Những sai lầm làm bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

Trong giai đoạn phát triển của trẻ, nếu chiều cao không được cải thiện nhiều như các bạn đồng trang lứa thì đó có thể là do bạn đã mắc phải những sai lầm khiến cho thời gian vàng tăng trưởng chiều cao của trẻ bị bỏ qua. Thông thường, nguyên nhân đến từ:

Sai lầm trong việc nuôi con: Cung cấp dưỡng chất trong giai đoạn phát triển qua thực đơn ăn uống hằng ngày làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Cụ thể, việc ăn quá nhiều chất béo, bột đường nhưng lại không bổ sung đầy đủ vitamin cũng như canxi chính là nguyên nhân khiến xương khớp kém phát triển. Vì thế mà chiều cao của trẻ thường chậm phát triển hơn.

Lười vận động, ngủ muộn: Trẻ em trong thời buổi hiện nay thường không muốn vận động cơ thể nhiều, hầu hết trẻ đều có xu hướng thích ngồi xem tivi, đọc truyện, chơi vi tính thay vì việc chơi thể thao, chạy xe đạp hay tham gia sinh hoạt các hoạt động ngoài trời. Không chỉ vậy, ngủ dậy muộn cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ kém tăng trưởng chiều cao nhưng cha mẹ thì quá bận rộn không có thời gian nhắc nhở, từ đó khiến cho sức ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Không chú trọng dinh dưỡng khi mang thai: Việc bảo đảm dinh dưỡng khi mang thai là vô cùng cần thiết, nó không chỉ có tác động trực tiếp đến sự phát triển về mặt tinh thần, thể chất của trẻ mà còn có ảnh hưởng đến cả người mẹ. Việc cung cấp không đủ chất trong giai đoạn thai kỳ, nhất là canxi không chỉ khiến cho chiều cao của trẻ phát triển chậm mà còn là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp ở người mẹ tăng cao.

Môi trường sống: Khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại với quá trình công nghiệp hóa, nhiều nhà máy được xây dựng càng nhiều mang lại những hậu quả như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, các loại dịch bệnh,…Đây cũng chính là những yếu tố gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến cho sự phát triển chiều cao cũng gặp khó khăn nhiều hơn.

4. Làm gì tốt cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao

Ngoài việc nắm bắt được giai đoạn vàng cho sự phát triển về thể chất của trẻ thì bạn nên bảo đảm thực hiện những việc làm nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng tầm vóc của trẻ.

Ngoài việc ghi nhớ được thời điểm vàng cho sự phát triển về thể chất của trẻ thì bạn nên bảo đảm thực hiện những việc làm nhằm tăng cường sự tăng trưởng tầm vóc của trẻ.

Cụ thể khi bước vào giai đoạn vàng phát triển chiều cao thì bạn bảo đảm các vấn đề dưới đây để trẻ có thể đạt tới một chiều cao mong ước:

4.1. Bổ sung dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển về chiều cao của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng chúng chiếm đến 32% sự phát triển của hệ thống xương khớp. Vậy nên, bạn cần chú trọng bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết vào các giai đoạn kể trên để đảm bảo dáng người của trẻ đạt đủ chuẩn.

Theo đó, một thực đơn ăn uống khoa học bao gồm nguồn thức ăn đa dạng trong những bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên cho trẻ sử dụng thêm các loại sữa hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ qua các thành phần như canxi, phốt pho, magiê, vitamin D3, vitamin K,…

4.2. Sinh hoạt có giờ giấc, ngủ đúng giờ

Như đã liệt kê trong những việc làm có thể bỏ mất thời gian vàng để phát triển chiều cao của trẻ thì việc đảm bảo giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Với những trẻ sơ sinh, ngủ chính là thời điểm giúp cho cơ thể trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng, hệ thống xương khớp cũng vì đó mà chịu tác động không ít.

Chính vì vậy, nếu tình trạng trẻ nhỏ khó ngủ xuất hiện thì bạn nên tìm cách để có thể cải thiện nhanh chóng cho trẻ để bảo đảm trẻ có một sức khỏe tốt nhất. Mặt khác, với cuộc sống ngày nay, nhiều gia đình thường có lối sống thức khuya, điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho những trẻ đang trong giai đoạn dậy thì. Theo đó, việc tốt nhất bạn cần làm chính là cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm để các hormone tăng trưởng phát huy hiệu suất làm việc tốt hơn.

Trẻ ngủ trước 22 giờ đêm để các hormone tăng trưởng được làm việc tốt hơn

4.3. Lựa chọn những môn thể thao phù hợp

Thời gian vận động cơ thể cũng có tác động nhiều đến xương khớp ở trẻ. Và theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng luyện tập thể dục chiếm 20% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì vậy, bên cạnh thời gian học tập, bạn nên cho con tham gia những môn thể thao vào buổi chiều hoặc vào những ngày cuối tuần để hỗ trợ cho xương khớp được tác động nhiều hơn.

Tùy theo điều kiện gia đình, năng lực và sở thích của trẻ mà bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây,… Đây không những là những môn thể thao hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao một cách nổi trội mà còn giúp trẻ giải quyết được những mệt mỏi và căng thẳng sau một ngày học tập.

4.4. Cải thiện tinh thần của trẻ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Linkoping ở Thụy Điển đã tiến hành một thử nghiệm và cho thấy rằng quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ còn phụ thuộc vào yếu tố tinh thần rất nhiều. Theo đó, tình trạng căng thẳng, stress ở trẻ em diễn ra liên tục đã khiến cho hệ miễn dịch bị tác động nặng nề.

Đó là chưa kể đến rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp khiến cho quá trình phát triển chiều cao ở trẻ bị trì trệ. Việc này còn gây nên một số tác hại đến hệ thần kinh ở trẻ. Chính vì vậy, các bố mẹ nên lưu ý đến trẻ nhiều hơn đế nhanh chóng xử lý trước khi nó chuyển biến nguy hiểm hơn. Đồng thời, nên bảo đảm giữa thời gian học và thư giãn điều độ, tránh gây áp lực về học tập lên con cái.

Có thể nói rằng, tăng trưởng chiều cao ở trẻ là một giai đoạn dài. Việc nắm bắt được giai đoạn vàng để cải thiện vóc dáng cho trẻ vẫn chưa đủ, nó yêu cầu bạn phải bảo đảm cả việc bổ sung chất dinh dưỡng thế nào, cho trẻ vận động cơ thể ra sao và cần phòng tránh những việc làm sai lầm nào. Tất cả những việc này đều đã được giải đáp trên đây, mong rằng qua bài viết đã có thể cung cấp đến bạn những thông tin hữu hiệu nhất.


>>> Đọc thêm:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/bang-chieu-cao-can-nang-tre-so-sinh-va-tre-nho