Hoà bình cho thế giới (11/3/2022)

 3 Kịch bản thời điểm hiện nay khi Nga đang tấn công xâm lược Ukraine là:

(1) Nga tấn công xâm lược được Ukraine sau khoảng thời gian (chẳng hạn khoảng 1 tháng...).

(2) Nga tấn công xâm lược và gặp sự chống trả quyết liệt của Ukraine nên cuối cùng phải rút lui.

(3) Nga tấn công xâm lược và gặp sự chống trả quyết liệt của Ukraine, nhưng Nga dồn sức lớn, dùng nền quốc phòng đồ sộ đánh tan quân đội Ukraine và cũng có thể chiến tranh dài ngày hơn.

  I/ Vì Nga là nước lớn, có nền quốc phòng được dồn tạo đồ sộ, nên nhiều nước không cùng đánh Nga để tránh xẩy ra chiến tranh thế giới thứ 3 nhưng chính sách phải:

 1/ Giúp Ukraine những vũ khí mang tính chất phòng thủ (như vũ khí cá nhân phòng thủ trong đô thị).

  Vũ khí cá nhân mà tấn công hiệu quả nhiều xe tăng, xe thiết giáp của Nga trong đô thị thì sau cuộc chiến (dù thành công hay bị đánh bại) Nga cũng bị suy yếu.

 2/ Cộng đồng quốc tế tăng cường trừng phạt Nga.

 Nhân dân thế giới luôn sát cánh cùng nhân dân Ukraine, luôn hướng vì cuộc sống hoà bình, tiến bộ.

Dù Ukraine bị quân Nga đánh tan thì nhân dân thế giới vẫn luôn cùng nhân dân Ukraine trong cuộc sống.

3/ Để bảo vệ và kiến tạo lại dần nền hòa bình mọi nơi còn lại trên khắp thế giới, giúp cho mọi nước còn lại trên thế giới thì: sự trừng phạt ‘kinh tế- xã hội’ với Nga phải đi cùng năm tháng theo từng giai đoạn kế hoạch ‘kinh tế- xã hội’ của Nga tỷ lệ theo cùng sự leo thang bạo lực từng sự kiện của Nga.

Có hai hình thức:

3.1/ Dạng cộng đồng nhân dân thế giới tẩy chay hàng hoá:

Ví dụ:

Sự kiện 1: quân đội Nga dùng pháo binh kéo tới bao vây bên ngoài một thành phố của Ukraine rồi cứ thế nã đạn pháo vào phá tan mọi thứ, là 1 sự kiện.

1 sự kiện thì cộng đồng quốc tế muốn phải như có tuyên bố phải tẩy chay và thực hiện gắn với một giai đoạn trừng phạt mỗi đợt kế hoạch ‘kinh tế- xã hội’ Nga.

Máy bay chiến đấu Nga đánh bom đất nước Ukraine thì được coi như sự kiện 2...

Liệt kê sự đàn áp tấn công xâm lược của Nga mà có cộng các mức giai đoạn trừng phạt.

 Cộng đồng quốc tế, nhân dân thế giới yêu cầu và duy trì vậy; như kế hoạch 4 năm của Nga lần 1 thì vì dùng pháo mà hạn chế dùng hàng gì của Nga ở siêu thị, có thể phản đối thêm mức không dùng lúa mì Nga nếu dùng máy bay...

Tăng mức sự kiện mà tăng mức phản đối mặt hàng trong cùng ‘kế hoạch 4 năm nền kinh tế’ của Nga hoặc kéo sang kế hoạch 4 năm tiếp hay 8 năm tiếp...Như có thể 4 năm đầu không hàng Nga ở quầy siêu thị, 4 năm tiếp cả theo không lúa mì Nga ...có thể 4 năm đầu tổng thể cả các hàng Nga ở siêu thị cộng với cả lúa mì ; có thể kéo dài thêm 4 năm sau (là 8 năm) cả hàng quầy siêu thị và lúa mì.

Cộng đồng nhân dân thế giới tẩy chay để phản đối thường trong khoảng thời gian như 4 năm, hay 8 năm...mà khó xa 12 năm, 16 năm...nên thường tổng hợp trừng phạt nhiều sự kiện các năm gần, hoặc có sự kiện nhắc lại cho 4 năm kế tiếp với nhân dân như mít tinh ngày Ukraine bị tấn công, hay 4 năm tiếp theo đó Ukraine vẫn bị kìm kẹp của Nga.

 Hiểu kế hoạch 4 năm của Nga là gì? đó là như một nước A khi một lãnh đạo cao nhất được giao lãnh đạo đất nước thì trong năm 4 tiếp theo họ phải có cương lĩnh ra sao về phát triển ‘kinh tế- xã hội’...như ở Mỹ theo nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm, ở Việt Nam trùng với đại hội ...

  Đó là sự trừng phạt cộng đồng  nhân dân thế giới dạng tẩy chay mặt hàng Nga (như ví dụ hàng quầy siêu thị và lúa mì...đã nêu).

 3.2/ Còn mọi sự trừng phạt mà lãnh đạo các nước, đại diện cho quần chúng nhân dân đã áp dụng là đại diện chính quyền do sách lược các nước vì hoà bình, độc lập, tự do đất nước mình, vì nhân loài (như lãnh đạo đất nước các nhiệm kỳ vì quyền lợi dân tộc mình, vì nhân loài).

Sức mạnh của mục 3.2 được thể hiện gắn qua các nhiệm kỳ, hay ‘niềm tin’, hay hậu quả của sự việc phải gánh vác mà có thể trải qua độ dài các nhiệm kỳ, các năm...hay đi dài theo năm tháng mà duy trì các chính sách phá vỡ hoà bình tiến bộ.

Thường mục 3.2 phải gắn với chính sách sẽ: (1) sẽ tuyên bố; (2) sẽ có độ dài theo thời gian ra sao; (3) sẽ chậm sửa đổi ra sao theo kế hoạch các đất nước; thì mới ổn định cho tiêu chí chung hoà bình, thịnh vượng cả thế giới.

Nhiều nước áp dụng trừng phạt kinh tế lên Nga có thể thời gian ngắn trước mắt thì sẽ vẫn thua Nga, thua nền quốc phòng đồ sộ của Nga, có thể không cứu được Ukraine, nhưng lâu dài về sau sẽ làm ngẫm dần, làm chính quyền Nga suy yếu.

Tác động kinh tế xã hội là phải có thời gian.

II/ Vấn đề địa chính trị những nơi với hoà bình:

1/ Địa chính trị thế giới những nơi dễ có xung đột lớn tác động toàn thế giới là:

Ấn Độ và Trung Quốc; Biển Đông; Đài Loan; khu vực phía bắc của Trung Quốc và Nga.

2/ Ấn Độ và Trung Quốc:

Xung đột 2 bên dù sao cũng dễ bó gọn trong 2 nước.

Trung Quốc áp dụng chính sách cạnh tranh không cho Ấn Độ ổn định để phát triển mạnh mẽ là chính.

Ấn Độ bất an mà các nước nhỏ xung quanh Ấn Độ Dương bị biến thiên, theo guồng mạnh yếu mà chịu tác động theo tuỳ lúc mưu mô.

Trung Quốc biết Ấn Độ sẽ không chủ động tấn công mình, nên có thể lợi dụng để phát triển tổng thể lớn nền quốc phòng (kiểu dạng 100 tên lửa mang danh nghĩa phòng thủ với Ấn Độ nhưng có thể kéo xuống Đài Loan).

Ấn Độ mà mạnh lên dễ lôi kéo xung quanh hơn Trung Quốc, tranh được hơn với Trung Quốc.

2/ Biển Đông:

2.1/ Chiến lược đảo ở Biển Đông là dễ tấn công nhưng rất khó phòng thủ để giữ.

2.2/ Địa chính trị ở đất liền của nhiều nước là muôn đời bắt Trung Quốc phải thiết lập quan hệ làm ăn (như Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia...).

Trung Quốc thường thực hiện chính sách ‘chớp thời cơ’ để nhanh tay chiếm vị trí mình coi là đẹp, rồi lại co giữ thủ theo khoảng thời gian, vừa tỏ quân sự lớn chềnh ềnh qua lại nơi đó, vừa xoa dịu tỏ hữu hảo mọi mối làm ăn còn lại. Trung Quốc muốn vậy, thu hẹp thế giới dần, khác với Mỹ cởi mở đi lại ngày càng rộng cho mọi nước.

 Xung đột này là tác động lớn khu vực, nhưng chính sách kiên trì đảo và gắn ‘địa chính trị’ đất liền là mới giữ ổn định, hoà bình phát triển.

(mời xem thêm bài viết: ‘Chiến lược Biển Đông’)

Nguy cơ ở khu vực là cao, nhưng Trung Quốc sợ xung đột sẽ cắt đứt đường xuống phía nam, trong khi các nước phía nam không bị phụ thuộc khi vòng lên phía bắc.

Các nước phía nam như Malaysia và Indonesia có địa chính trị quá vững mà Trung Quốc luôn thua.

Asean luôn giữ được hoà bình, ổn định qua mọi biến thiên.

3/ Đài Loan và Trung Quốc:

Mô hình kinh tế xã hội góp phần mạnh mẽ đảm bảo an ninh.

Nhân dân 2 bên eo biển Đài Loan và Đại Lục đang thừa nhận phương thức sản xuất của Đài Loan là đang hợp mức thu nhập nhân dân lao động.

Nói chung, lòng người nơi đó đang cần cứ ổn định thế mà phát triển (nhân hoà), còn ý thức hệ sẽ tính còn lâu dài.

Hồng Kông, Ma Cao thì là nơi nhỏ, kinh tế chỉ như dạng ‘mặt tiền’ một cửa hàng đại diện nên dễ sát nhập.

4/ Biên giới phía bắc Trung Quốc với Nga:

Thời phong kiến đã có biến đổi này nọ. Dân Nga ở thưa, dân Trung Quốc chen nhau hơn.

Dễ thực hiện chính sách xen kẽ văn hoá, kinh tế xã hội. An ninh quốc phòng dễ bị thực hiện xung đột dạng vũ khí nhẹ- dạng phòng thủ, hợp với Trung Quốc về lâu dài, khác kề với Nga thì Nga tỏ sức tấn công vũ khí hạng nặng khó phát huy.

Đây là nơi nguy cơ về dân cư, dạng gặm nhấm.

Khi Trung Quốc theo thời gian có mức tiến bộ khoa học kỹ thuật thì ‘dân cư’ cần lối thoát làm ăn phía này mà nguy cơ cho Nga.

5/ Một số nước còn lại quanh Trung Quốc (như Nhật Bản...) thì phụ thuộc vào trình độ kinh tế xã hội và mức các liên minh quân sự.

III/ Sau sự kiện quân Nga tấn công xâm lược Ukraine, nếu Ukraine thất thủ thì:

1/ 2 nước Việt Nam và Ấn Độ không nên tìm tới vũ khí hạng nặng ở Nga vì:

1.1/ Tìm tới vũ khí hạng nặng của Nga sẽ làm vũ khí phòng thủ của Nga về lâu dài yếu hơn với Trung Quốc.

1.2/ Vũ khí hạng nặng Nga cũng cấp cả 3 bên (là Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc) thì 3 nước đó cũng cấp tài chính cho Nga phát triển. 3 nước tự phải leo thang trang bị.

1.3/ Ấn Độ và Việt Nam thiên về vũ khí phòng thủ nên cần tìm liên minh và trong các mối liên minh đó nên tìm vũ khí phòng thủ (như mua của Mỹ, Israel, Pháp...).

Nga tranh cấp vũ khí tấn công cho Trung Quốc thì Mỹ tranh phòng thủ! Phòng thủ dễ hơn cho hoà bình, ổn định khu vực, liên kết liên minh.

1.4/ Việt Nam và Ấn Độ không nên cùng rành một chủng loại vũ khí với Trung Quốc ! ( ở đây là chung tỏ cùng thạo vũ khí tấn công của Nga).

Bất ngờ là bí mật. Quy mô của Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Nam Phi...là nhiều nước hơn, rộng lớn hơn, phù hợp cho khoa học kỹ thuật (cả trên lĩnh vực kinh tế xã hội).

Trong khi Ấn Độ nên chiến lược phòng thủ thì tốt hơn, thì xích gần kiểu liên minh Mỹ sẽ tốt hơn. Trung Quốc thỉnh thoảng chọc Ấn Độ là sách lược mà. Phòng thủ là cho hoà bình và phát triển cả thế giới.

 Việt Nam và Ấn Độ tìm tới mọi nước, liên minh vũ khí phòng thủ như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Israel...thì vừa giúp thế giới hoà bình, vừa giúp hợp khoa học kỹ thuật.

Chỉ mình Trung Quốc tìm tới vũ khí tấn công Nga thì khó triển khai hơn, khó đầu tư hơn.

2/ Mọi nước nhỏ, mọi nơi, mọi khu vực...trên khắp thế giới còn các xung đột nhỏ thì chủ yếu là cần vũ khí bộ binh hạng nhẹ (như nơi ở nước nào châu Phi, Miama...).

Nên họ cần phát triển cùng nhau vì hoà bình tiến bộ, tìm mối liên hệ tốt không phải dựa vào Nga và Trung Quốc.

IV/ Nga tấn công xâm lược Ukraine dù thắng, dù thua thì đe dọa hoà bình mạnh mẽ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương vì vậy.

Nếu Nga không dừng ngay tấn công xâm lược Ukraine, hoặc nếu Nga đánh tan Ukraine thì 2 nước Việt Nam và Ấn Độ phải dừng dần mua vũ khí Nga, chuyển dần nghiêng sang củng cố liên minh kinh tế xã hội và tìm kiếm vũ khí ở những nước như Pháp, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, israel, Úc, Đức, Nhật Bản...

V/ Bàn về Việt Nam:

1/ Biển Đông có vị trí quan trọng trong hoà bình, phát triển thế giới (hơn nhiều nơi).

Việt Nam cần luôn có sự ổn định đề phát triển. Khi Việt Nam bị xáo trộn, tạo thế yếu thì Trung Quốc dễ thôn tính, dẫn tới bùng nổ rộng khắp chiến tranh.

2/ Vì thế Việt Nam nên được ưu tiên tạo sự ổn định cho phát triển với cả thế giới, tạo mối liên hệ rộng khắp cả thế giới.

3/ Mô hình kinh tế xã hội của Việt Nam đang quá trình tìm kiếm tiến bộ, đổi mới mạnh mẽ, không gây bất ổn các nước, góp phần giúp hoà bình ổn định định phát triển cả thế giới.

Nên Việt Nam nên được coi như quá độ đi lên mà không bị chia rẽ, chống phá.

Vấn đề nhân quyền, quản lý xã hội trong Việt Nam nên được cân đối từng mức vừa phải, góp phần tính xây dựng đi lên.

4/ Nước Đức nên chú trọng cao sự hoà bình, sự ổn định phát triển cho khu vực Biển Đông và thế giới mà không nên tạo sự bất ổn.

Chẳng hạn: Đức không nên chú trọng cử người lên Tây Nguyên thời điểm này để cổ vũ nhân quyền.

Nhân quyền ở Việt Nam nên được chuyển đổi tiến bộ phù hợp với mô hình ổn định dần đi lên.

5/ Nước Đức chung tay giúp hoà bình ổn định cho mọi khu vực, cả châu Âu, châu Á.

6/ Nước Đức muốn mạnh mẽ ở châu Âu phải đầu tư mạnh mẽ, củng cố mọi khu vực.

Nước Đức phải tìm kiếm sự phối hợp với Mỹ.

7/ Sự kiện ‘dẫn độ’, sự kiện ‘nhà hàng’...thì một số người ở các nước, ở mọi nước không bị lợi dụng tác động, không bị sự chia rẽ cục bộ chỉ nước mình mà tạo các sự kiện phá vỡ những hoà bình, ổn định ở các nơi, mọi nơi.

(Lê Thanh Đức, 11/03/2022)

Mờ  xem thêm: