Cách chống dịch hiệu quả Việt Nam so với nước Anh

Cách chống dịch hiệu quả của Chính phủ Việt Nam và so sánh vì sao chính phủ Anh đề ra cách ‘miễn nhiễm cộng đồng’:

1/ Kiểm dịch và ngăn ngừa giúp đội ngũ bác sĩ không bị quá tải, người bệnh cũng ở thời kỳ đầu (phát hiện kịp thời đang nhẹ).

Cách của nước Anh thì buộc tất cả bác sĩ phải ‘gồng mình’ thời gian dài, đội ngũ bác sĩ trở thành nhóm ‘nguy cơ cao’ bị và sẽ bị lây nhiễm nhiều.

2/ Quân đội và công an cùng nhiệm vụ kiểm dịch là như nối dài, thêm nhiều số lượng bác sĩ (phân loại từ đầu cũng như bác sĩ phân loại bệnh nhân...).

Giai đoạn này là thời điểm hạn chế hoạt động xã hội thì tình hình trật tự xã hội cũng ít phức tap, mà dễ huy động nguồn lực công an phục vụ.

3/ Đô thị lớn của Việt Nam có đặc thù khác châu Âu, khi bị tăng mức độ nhiễm dịch người dân sẽ tự co lại kiểu ‘đường phố Hà Nội ngày mồng một tết’ (nhu cầu đời sống dân vẫn được khi giảm đi làm; phương tiện cá nhân đi lại chủ yếu là xe máy, không phải tầu điện ngầm).

Làng quê vốn dĩ tự ‘sau lũy tre làng’.

4/ Một người bị nhiễm bệnh thì trong thời kỳ mọi người cảnh giác mà vô tình tiếp xúc với 100 người khác, thì số lượng người bị cũng chỉ khoảng gần 10 người.

5/ Dịch cúm thường cuối năm, rồi tháng hai mới nguy cơ cao trong cộng đồng...Trong khi đó thời tiết Việt Nam từ tháng 4 sẽ bắt đầu nóng mà sẽ tự hạn chế vi rút. Tăng cường sự kiểm soát dẫn tới cả xã hội chỉ phải gồng mình trong thời gian ngắn, mùa hè sẽ ít hơn.

Nước ngoài khí hậu lạnh kéo quá dài trong năm.

6/ Cách của Vũ Hán có thể khắc nghiệt (như một số nhà khoa học các nước nêu) nhưng không làm thế thì không cứu được các thành phố khác (Bắc Kinh...). Vũ Hán khắc nghiệt do thời gian đầu dấu bệnh, để bùng phát lớn.

Việt Nam minh bạch ngay thời điểm phát hiện bệnh.

7/ Năm đầu mà vượt qua đại dịch thì năm sau cũng sẽ qua.

Dịch bệnh năm sau sẽ giảm độc tố hơn.

Chúng ta có thời gian cho nghiên cứu vắc xin ra đời.

Cúm thời xưa là bệnh rất nguy thì ta đã thích nghi dần qua thời gian các chủng...

Khác với Chính phủ Anh sợ năm sau cũng sẽ quay lại.

8/ Kiểm soát và ngăn ngừa giúp cho không bị dồn ứ.

Khi dịch bệnh khó dập tắt thì kiên trì biện pháp (kiểm soát người bị, nhận thông báo người bị, cách ly, chữa trị...) như Chính phủ Việt Nam đang làm thì dù (dự kiến xấu nhất) là 2/3 dân số bị dịch bệnh nhưng sẽ dàn trải ra thời gian và có thể là nơi (khác với Vũ Hán dấu bệnh ban đầu; khác với nước Ý bùng phát do không kiểm soát ban đầu).

Không bị quá dồn ứ cùng lúc, quá tải thì dù 100% người dân bị vẫn cứ vượt qua.

Ở đây chính sách của Chính phủ Việt Nam đã chắc chắn đạt được phương pháp ‘lần lượt’ nếu không ngăn được triệt để dịch lây lan (2 mục tiêu là: (1) không để bị dồn mà kéo ‘lần lượt’ khi để lọt và (2) ‘ngăn được’).

9/ Mỗi người bệnh thường cần 14 ngày vượt qua, khi bị bệnh nếu nặng (thường không nặng) thì lần lượt người đó có ‘thời điểm ngày’ là đỉnh phát bệnh. Kiểm dịch kịp thời giúp dễ chữa và và dàn trải ‘ngày đỉnh bệnh’ của một cá nhân- từng cá nhân bị bệnh ra (chẳng hạn: 100 người đang điều trị ngày 20/02/2020 tại bệnh viện A không có cùng lúc 50 người là ngày đang sốt cao nhất). Từ đó giảm áp lực cùng thời điểm phải đặt ‘nội khí quản’ (mức nặng nhất).

Dịch có thể bùng phát ‘cấp số nhân’ nhưng chỉ với 14 ngày qua đi nếu làm tốt chúng ta có thể có có ‘cấp số chia’ những người khỏi bệnh (hoặc hết cả nếu làm quá giỏi).

Chúng ta không nóng ruột khi đã hết người bệnh lại mới xuất hiện ca mới mà hãy phấn đấu cứ đưa về ngày chữa khỏi hết và sẵn sàng chờ ca mới khi bất khả kháng.

10/ Các chính sách ngăn dịch từ ban đầu của Việt Nam có thể làm giảm động lực nền kinh tế nhưng lâu dài không để thành đại dịch sẽ đỡ tốn kém hơn, huy động được lực lượng ban đầu hiệu quả hơn và trong khi dịch bệnh lan mạnh làm cả thế giới ‘giảm tốc’ thì Việt Nam cũng hơi giảm.

11/ Mỗi ca nhiễm bệnh mới, mỗi nơi có dịch...thì Việt Nam chúng ta cứ tuần tự theo quy trình mà làm, đừng tự cuống lên mà mệt (chỉ mới một số bác sĩ rất mệt) và ‘cái mệt’ ít giai đoạn này còn hơn để quá tải rất mệt nếu không thực hiện giai đoạn này.

Xem xét cho đúng quy mô cho chính xác từng điểm với phương pháp.

Lỡ sơ xuất bỏ sót một vài nơi phát bệnh vài chục người nào đó thì cứ xem lại quy trình và tiếp nhận cách ly, chữa trị 14 ngày là xong.

Hàng năm: thành phố lớn còn có phương pháp ‘mồng một tết’, chung cư...nông thôn còn có ‘lũy tre làng’...nắng 40 độ thì gần tới theo diễn biến mùa dịch, mùa hè.

12/ Phương pháp của nước Anh do:

-Chủ quan để đã lây nhiều (người dân, chính phủ).

-Hệ thống quản lý thời 4.0 ‘kiểu thẻ từ cá nhân’, kiểm soát cá nhân theo kiểu đi đâu cũng là một cá nhân bình thường trong hàng triệu người (những cá nhân không vi phạm) mà tùy thích đi khắp nơi.

Sự ‘vận động’ lớn của không gian (liên kết thế giới, tàu cao tốc...).

- Không kiểm soát ban đầu giờ quá khó tìm ra biện pháp nên thả nổi người dân tự lo (khi chưa thành đại dịch các Chính phủ ở châu Âu hướng dẫn này nọ dân không nghe- quyền cá nhân).

- Không áp dụng được một lúc toàn xã hội phương pháp ngăn dịch.

-‘Tư bản’ khó huy động được toàn ‘vật chất’ xã hội tham gia khi chưa có đại dịch (khó trưng dụng nơi, con người phục vụ...).

Các hoạt động cá nhân chủ yếu do chi phí cá nhân.

- Cho rằng ‘dịch bệnh là tự do mỗi cá nhân chăm lo sức khỏe, phòng bệnh kém...Chứng tỏ ‘cá nhân không bệnh – không đeo khẩu trang’; chứng tỏ không sợ. Chính phủ phụ thuộc quá lớn ý thức tự cá nhân giai đoạn đầu dịch bệnh mà phòng dịch- tin tưởng vào hành động đúng các cá nhân có được, trong khi cá nhân tự quá ỷ lại hệ thống y tế máy móc hiện đại, khó kiểm soát không gian rộng.

- Lượng ‘vật chất’ sản xuất lớn nên ‘tư bản’ không dám hạn chế sự vận động để ngăn dịch lúc ban đầu (vốn 1 tỷ USD của một hãng B thì cần sản xuất nửa ngày của tháng mà lợi nhuận mới đủ chi phí và lời, còn lại 29 ngày đủ cân bằng- 1 ngày dừng của nơi tích lũy lớn cũng nguy cơ phá sản).

- Nhà khoa học Anh phục vụ chính phủ cho rằng dịch bệnh chỉ tác động mạnh cho người già.

- Có thể: phát ngôn ‘nêu chính sách để tự do dịch’ của Chính phủ Anh là phương pháp ‘dọa nạt’ làm người dân tự lo phòng dịch và có thể để bác sĩ ‘tự chọn lọc ai cần chữa’ (tới lúc như bác sĩ ở Ý khi quá tải, bất khả kháng). Tự ‘phân biệt’ mà hy vọng đáp ứng đủ cho dân Anh.

Đẩy người nước ngoài ra khỏi gánh nặng Chính phủ.

Chính sách của Chính phủ Việt Nam đã là rất tốt cho phòng dịch các giai đoạn, người dân chúng ta đừng xem ‘những nước vỡ trận’ chữa cháy, đại học Y Hà Nội đừng lo bị rơi kiểu nước Anh một mình bác sĩ gồng chữa.

(Lê Thanh Đức- UNDP; 15/03/2020)

Mời tham khảo thêm: