Cách tiếp theo của Chính phủ Việt Nam sau 15 ngày 'cách ly là gì? ý tưởng:

1/ Phải đăng ký phiếu y tế, đăng ký cách kế hoạch phòng dịch (cho nơi mình kinh doanh, hoạt động...), xem chi tiết từng kiểu ở mục 12.

Khi nhiều lĩnh vực, nhiều nơi có khai báo y tế của nhiều người ta sẽ dễ hình dung (chẳng hạn: cơ sở tập thể thao Gym vất vả hơn khi phải kèm công tác khai báo nhưng lại góp sức thêm cho cộng đồng phòng dịch - tới tập cũng là để tăng cường sức khỏe, thì thêm việc khai báo cũng là góp sức cho sức khỏe xã hội).

Ta có sơ đồ hình dung các địa điểm, các lĩnh vực ngành nghề, các nơi, các nhóm người...hoạt động mạnh (hay mũi đầu, bên ngoài...) trong xã hội, sự việc vận động nhiều với diễn biến tình trạng sức khỏe hàng ngày (quan trọng: nắm diễn biến hàng ngày).

Nếu có sự phối hợp tốt của xã hội (của các kiểu phiếu kê khai này: nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, khách tới tập gym, nhân viên siêu thị....) thì họ sẽ như lớp đầu của chiến tuyến, là chốt chặn ở các ngõ xóm, là đại diện các lĩnh vực, là những người dễ mắc nhiễm bệnh, dễ lòi bệnh ra đầu tiên...

Có phiếu kê khai tình trạng chung công ty...chi tiết sự bất thường.

Tuyên truyền khuyến khích các hộ dân giảm đón khách người nhà giai đoạn dịch, để giảm đi lại bắc nam.

2/ Để thực hiện kế hoạch (các mục nhỏ ở trong mục 12) thì đẩy mạnh giám sát y tế, tăng cường việc cho hệ thống những người phòng dịch phải làm (kiểu loa nhắc nhở biện pháp, kiểu đi lấy phiếu, kiểu kiểm tra khách sạn, tuần tra nhắc nhở...).

3/ Biện pháp cho từng kiểu nhóm ngành nghề, lĩnh vực, cách vận động đó (chi tiết xem ở mục 12 )....giúp các cá nhân và tổ chức (mỗi người, cơ sở tập gym...) cùng có sự việc, biết sự việc ....để chung tay đẩy lùi dịch bệnh, khác với chỉ thụ động, cách ly ở nhà.

Triển khai các biện pháp phòng dịch như trước đây đã nêu (vệ sinh lau chùi, đeo khẩu trang...), nay kèm theo đăng ký phiếu sức khỏe cho cơ sở (quán mình,...), đăng ký kế hoạch phòng dịch cho cơ sở và thực hiện các sự việc hàng ngày cho cơ sở mình kinh doanh.

4/ Tăng cường phòng chống tội phạm, không để tụ tập đánh bạc, sử dụng ma túy...(các chung cư kiểm tra tạm trú....).

5/ Chính quyền, các tổ chức xã hội tạm thời giảm các sự việc chưa cần thiết như: học lái xe...

6 / Khi thế giới chưa qua đỉnh dịch, Việt Nam tạm thời dừng việc tới Trường học theo các nước, đẩy mạnh cách ổn định học qua mạng Internet.

Chính phủ tăng cường kế hoạch hoàn thiện liên kết xã hội thời 4.0 (giảm những chi phí xã hội sau này, tăng sự vận động xã hội).

7/ Quy định đeo khẩu trang nơi công cộng tới khi hết dịch (và chi tiết thêm những nơi).

Thống kê cho thấy ca bệnh ở Trường Sinh, ca bệnh 237 ...ít bị lây ra cộng đồng do nhân dân đã đeo khẩu trang nơi công cộng nhiều.

8/ Khách đi lại:

Các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh....đo thân nhiệt khách vào ra, kiểm tra khẩu trang. Mỗi khách ngồi cách một ghế. Chủ xe và bến lưu số liệu khách của xe qua các miền (độ dài miền trung, nam bắc...hay ngoại tỉnh). Xem xét mức độ kiểm tra thân nhiệt.

Các tỉnh còn lại không đo thân nhiệt ở chốt vào ra thành phố mà chỉ ở bến tàu bến xe.

9/ Khuyến khích dùng phương tiện cá nhân khi đi lại.

Đi xe máy đeo khẩu trang, ít dừng nơi quãng đường đi thì ngoài đường dù chúng ta thấy đông người đi lại cũng sẽ ít bị nhiễm dịch bệnh, chỉ rất dễ lây nếu dừng vào quán cà phê uống nước.

Khách đi xe máy vào thành phố lớn như Hà Nội... có thể không phải đo thân nhiệt.

10/ Đăng ký kế hoạch phòng dịch khi tổ chức sự kiện với chính quyền địa phương, quy mô sự kiện tùy địa phương xem xét.

11/Từ tình hình cụ thể, Chính phủ quy định có cách ly xã hội tiếp hay không, mấy ngày...? hay thực hiện kế hoạch trên? hay chú trọng một số lĩnh vực vẫn quản lý chặt chẽ?

Kế hoạch phòng dịch của những hội nhóm, họp...? với kế hoạch phòng dịch cụ thể?

12/ Dự kiến các ngành nghề, nơi với cách phòng dịch:

(12.1)- Nhà hàng:

Có chỗ nước rửa tay xà phòng thuận tiện vào ra. Được kiểm tra thường xuyên vệ sinh.

Chủ nhà hàng phải đăng ký phiếu theo dõi sức khỏe cho nhân viên, diễn biến hàng ngày.

Khách đeo khẩu trang tới lúc chuẩn bị ăn mới tháo ra (bởi lúc ăn ta sẽ ít nói chuyện hơn, ít đi lại hơn.....mà ít hà hơi ra vào người khác).

Quy định giãn cách mỗi chỗ ngồi cách nhau 1 ghế; nhóm bàn ăn nên cách nhau 1 bàn hay 2m. Nhóm người ăn phải lưu số điện thoại người trả tiền.

Thêm biện pháp riêng nhà hàng nơi quốc lộ phục vụ xe Bắc nam: quản lý mạnh nhân viên, cách tổ chức, vệ sinh...

(12.2)- Quán phở (hoặc hàng quán gần tương tự):

Đăng ký phiếu sức khỏe y tế nhân viên. Nhân viên đeo khẩu trang. Khách đeo khẩu trang tới lúc ngồi xuống bàn. Khách ngồi cách nhau một ghế.

(12.3)- Quán xôi, quán nước nhỏ...(tương tự...):

Khách ngồi cách 1 ghế, chủ quán đeo khẩu trang. Trên 5 khách người khác phải ngồi ngoài đường kính 2m. Cốc uống có nước nóng.

Chính quyền phường xã đầu buổi sáng loa đi nhắc một vòng cách hướng dẫn phòng dịch (nội dung có nói cách quán xôi, khuyến khích mua về...).

(12.4)- Khách sạn:

Đo thân nhiệt khách vào- khách ra.

Yêu cầu khách kê khai phiếu sức khỏe, tình trạng hàng ngày. Nhân viên kê khai phiếu sức khỏe hàng ngày, đeo khẩu trang. Khách đeo khẩu trang tới tận phòng.

Báo tình trạng diễn biến khách hàng ngày. Tình trạng: du lịch thì những điểm nào, công tác gì, thăm người nhà (không cần đề địa chỉ người nhà)....

Hàng ngày chính quyền có lượt kiểm tra tình trạng, phấn đấu để mỗi khách sạn là nơi mà mỗi khách thời điểm ở trong đó là như được bảo vệ tách khỏi cộng đồng, giảm nguy cơ bị khi tiếp xúc bên ngoài phố xá...Nhân viên khách sạn thì phấn đấu phòng dịch như một y tá.

(12.5)- Nhà nghỉ:

Chính quyền tăng cường kiểm tra, khai báo tạm trú trong ngày...giảm là nơi ẩn nấp của đối tượng phạm tội, nơi hẹn hò tổ chức với nhau hành vi vi phạm pháp luật...

Khai báo phiếu sức khỏe...

Bắt buộc kê khai chứng minh nhân dân của người nghỉ, thời gian nghỉ...trong quãng thời gian đang có dịch. Cơ quan kiểm tra tạm trú bắt buộc lưu danh sách (nhằm hạn chế bất minh). Lượt kiểm tra về tạm trú, phòng dịch là nhiều nhất so với nơi khác (nhằm hạn chế).

Nhắc nhở hạn chế mọi người không nên tới nhà nghỉ trong thời gian dịch của 'biện pháp phòng dịch'.

(12.6)- Công viên nhỏ:

Quy định bắt buộc giãn cách giai đoạn tiếp này.

Vệ sinh, có người quản lý nhắc nhở giãn cách (chính quyền phường xã làm; như điểm vườn hoa).

Bắt buộc đeo khẩu trang.

(12.7)- Công viên lớn:

Quy định bắt buộc giãn cách (có thể trên 1,5 m) do Chính phủ quy định giai đoạn tiếp này cho đến khi công bố hết dịch.

Bắt buộc đeo khẩu trang. Có nhân viên quản lý công viên phối hợp với công an tuần tra nhắc nhở đúng cách phòng dịch.

Khuyến khích người dân ra tập thể dục đúng cách để giảm tải cho những nơi tập trung đông người khác (đi lung tung, ngồi hàng quán...). Nếu chúng ta tổ chức tốt cho công viên thì đó cũng là nơi để áp dụng tốt giãn cách xã hội (không chen nhau nơi ngõ xóm nhiều...).

(12.8)- Quán cà phê, cà phê vỉa hè...

Nhân viên đăng ký phiếu sức khỏe...

Khách ngồi cách một ghế, đeo khẩu trang lúc đến (bắt buộc)...Ngồi xuống ghế mới thả khẩu trang, đứng lên đi lại phải nhắc nhở bắt buộc đeo (quy định xử phạt nơi cộng cộng giai đoạn này), nhằm ý thức cảnh giác và giảm hà hơi sang người khác, khuyến khích đồ uống nóng (phần này khuyến khích chủ quán nhắc là biện pháp phòng dịch).

(12.9)- Bến xe, ga tàu, siêu thị...

Áp dụng phòng dịch như thời gian hiện nay ‘đang giãn cách xã hội' của các biện pháp phòng lây nhiễm.

Đẩy mạnh tăng nhân viên để giãn cách khách ra (nhiều cửa với khách hàng hơn...), kê khai hành khách đi đến của tàu xe... Bắt buộc đeo khẩu trang, có thể đo thân nhiệt của từ nơi - từ cách (cổng bến xe hay xe, nơi nào cần...).

Tùy địa phương cụ thể mà quy định về xe buýt, taxi...

(12.10)- Chợ:

Bắt buộc đeo khẩu trang.

Chính quyền giúp biện pháp giãn cách hàng hoá, tránh dồn ứ (có thể thêm điểm cấp bán hàng như biện pháp Bộ công thương).

Ban quản lý nhắc nhở cách phòng dịch và nhắc nhở thực hiện.

(12.11)- Cơ quan, công sở, xí nghiệp... Phòng dịch như cũ, Tăng cường các biện pháp công nghệ thời 4.0, cải cách hành chính, áp dụng ý tưởng sáng tạo làm việc...

Những cơ sở phải đăng ký phiếu sức khỏe cá nhân (nhân viên ship hàng, bưu điện....).

(12.12)- Bãi biển: Áp dụng như công viên.

(12.13)- Cơ sở tập thể thao:

Có biện pháp phòng dịch (phòng mở cửa thoáng,....).

Giãn cách 2m. Mỗi dụng cụ tập có nước diệt khuẩn kề bên. Phiếu khai báo y tế mọi người tập thường xuyên.

Khi nhiều lĩnh vực, nhiều nơi có khai báo y tế của nhiều người ta sẽ dễ hình dung. (Cơ sở tập vất vả hơn công tác khai báo nhưng lại góp sức thêm cho cộng đồng phòng dịch - tới tập cũng là để tăng cường sức khỏe, thì thêm việc khai báo cũng là góp sức cho sức khỏe xã hội).

(12.13)- Sân thể thao:

Đeo khẩu trang cho tới lúc bắt đầu chơi (chọn lọc được người không đủ sức chơi, mệt mỏi sẽ loại ra).

Giãn cách lúc tập hợp chuẩn bị chơi, làm thủ tục như gửi xe... Có ban quản lý đề ra nơi quy phòng dịch và kiểm tra nhắc nhở.

Đăng ký kế hoạch phòng dịch khi tổ chức với chính quyền địa phương.

Sẽ bị cấm mở cửa nếu Ban quản lý sân tập không nhắc nhở được.

(12.14)- Bóng đá quốc gia nơi sân vận động:

Khuyến khích dừng tới khi thế giới qua đỉnh đại dịch hay khi hết dịch, hay sang mùa hè...với thêm kế hoạch phòng dịch riêng.

(12.15)- Show (sâu) diễn văn nghệ:

Giãn cách, đeo khâu trong, nơi thoáng, quy mô vừa phải, tùy từ tình hình dịch địa phương, đăng ký kế hoạch phòng dịch...

(12.16)-Quán bar, karaoke....tuỳ tình hình dịch trong nước, quốc tế.

(12.17)- Quy định giờ giấc 'mở cửa -đóng cửa' một số lĩnh vực.

......

Bên cạnh đó chính quyền phổ biến biện pháp phòng dịch 'không gian cũ' ('không gian cũ' là cách gì? mời xem các bài viết trước).

Các cá nhân - nhóm tổ chức... từ đó sẽ chủ động hơn nữa cách phòng chống dịch, chung tay mạnh mẽ vì cộng đồng (như đăng ký phiếu sức khỏe mới kinh doanh, có kế hoạch phòng dịch....).

Chẳng hạn, đăng ký kế hoạch phòng dịch của phòng tập Gym: cách giãn cách, cách trang bị nước rửa tay và kiểm soát đã rửa, phòng trang bị thông thoáng ra sao, số lượng người với không gian, khách tập thường xuyên đang ký phiếu sức khỏe, nhắc nhở những gì (ít nói chuyện, đeo khẩu trang lúc gần nhau....)....

Mời mọi người góp ý thêm các ý tưởng.

(Lê Thanh Đức-05/04/2020)

Mời tham khảo thêm: