Mỹ và Iran sau sự kiện 3/1

Giải pháp vấn đề Mỹ và Iran hiện nay:

1/ Tướng Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds, là người đóng vai trò trọng yếu trong việc mở rộng ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông, với tư cách là người điều hành các hoạt động bí mật bên ngoài Iran. Ông được coi là người quyền lực thứ hai ở Iran sau lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Trước đây, các hoạt động bên ngoài Iran của ông Soleimani thường được che dấu và đối đầu Mỹ. Khi các lực lượng phe phái nổi lên lật đổ chính quyền Syria, sau đó IS ra đời thì ông Soleimani điều hành lực lượng dân quân chống lại IS giúp giữ vững chính quyền Syria của tổng thống Bashar al-Assad.

Quá trình mọi nước bận chú tâm đánh IS, thì Mỹ tạm thời bỏ ngỏ với hoạt động của ông Soleimani, dẫn tới ông Soleimani thường công khai hiện diện hơn ở các sự kiện bên ngoài Iran mà không lo ngại Mỹ. Thói quen giai đoạn đó tạo cho ông Soleimani chủ quan duy trì theo ở giai đoạn này.

2/ Giai đoạn này tướng Soleimani hoạt động công khai hơn, kéo theo các lực lượng dân quân thân Iran ở các nước hoạt động mạnh, nguy cơ các lực lượng đó nổi lên chi phối phần nào các nước sở tại, tạo áp lực tham gia chính quyền.

3/ Tính chất của các ‘chiến dịch ngầm’ (mà các lực lượng đặc biệt như của Mỹ, Iran…thực hiện) với chiến thuật các bên như cách các 'băng nhóm' thường thực hiện. Đó là, khi kiểu các ‘băng đảng’ bị leo thang bước mới thôn tính địa bàn, kình địch kiểu ‘ăn chia’ lại thì chấp nhận ‘sự đáp trả’ để giữ tồn tại ‘băng nhóm’, ‘băng nhóm’ yếu hơn thường bị thôn tính.

Tướng Soleimani chỉ đạo chiến dịch bí mật bên ngoài với các lực lượng dân quân thân Iran nhằm đánh bật Mỹ.

Cuộc chiến kiểu ‘băng đảng’ lớn với nhau thì những ‘đại ca’ thường dũng cảm mấy cũng không dám ra trước ‘đứng chống nạnh’ nơi hè phố, đó là sự khinh miệt sự tồn tại đối phương, tự đặt mình vào thế yếu trong cuộc chơi.

Cuộc chơi ‘chiến dịch ngầm’ với các chiến thuật nhiều khi áp dụng kiểu ‘băng đảng’ của các lực lượng đặc biệt thì tướng Soleimani đã quá sơ sểnh, quá tự cao.

4/ Để không mang tiếng phá vỡ ‘tự do- dân chủ’ nước hiện tại, Mỹ và Iran (và nhiều nước ở các thời kỳ) thường mở ‘chiến dịch ngầm’.

‘Chiến dịch ngầm’ được ‘lực lượng đặc biệt’ mỗi bên sử dụng thành thạo và đôi lúc sử dụng ‘chiến thuật’ với nhau như các ‘băng đảng’ cạnh tranh địa bàn.

‘Chiến thuật băng đảng’ đôi lúc được thực hiện, sẽ đe dọa nền tự do, dân chủ của các nước trong khu vực (bởi vậy nếu áp dụng thường ở quy mô nhỏ, nhóm nhỏ, tùy thời kỳ và thường là thời hỗn loạn).

Các chính quyền ở Trung Đông như Syria, Iraq… sợ có tồn tại các lực lượng bên ngoài can thiệp, gây áp lực…dẫn tới mất tự do, dân chủ. Leo thang kiểu ‘băng đảng’ gây khó cho sự ổn định tất cả các chính quyền.

Kiểu xã hội thời hỗn loạn các băng đảng thì các quan chức chính quyền không dám tỏ lập trường, pháp luật khó bảo vệ các công dân, lá phiếu ‘dân chủ’ khó dám dơ cao khi con dao găm người ngồi bên dí sát…Lúc đó, lập trường quan điểm cá nhân với sự tiến bộ sẽ bị hủy hoại.

5/ Dự kiến diễn biến tiếp theo nếu không có giải pháp Liên Hợp Quốc:

(5.1) Kiểu các lực lượng dân quân thân Iran ở khu vực dễ bị chệch hướng hơn sang hướng ‘côn đồ’ hung hãn, bất ổn phố phường.

(5.2) Mỹ: sau khi ‘lực lượng đặc biệt’ dùng chiến thuật ‘băng đảng’ thì Mỹ chuyển sang kiểu cảnh sát, tổ chức an ninh (các công ty thuê) để gắn bó hơn với chính quyền sở tại, mang danh ‘đảm bảo trật tự’.

Leo thang chiến thuật đó Mỹ dễ đạt làm suy yếu Iran hơn là chiến tranh xâm lược trực diện.

Syria, Iraq bất ổn vây quanh Iran.

Leo thang hướng đó (chiến thuật băng đảng) dễ đẩy một số cá nhân lãnh đạo ở chính quyền Iran chệch hướng hòa bình, tiến bộ, dẫn tới suy yếu nhà nước. Lực lượng đặc nhiệm Quds khi tăng cường ‘chiến thuật’ như thế dễ bị chệch hướng lý tưởng.

Đế chế Mỹ đôi lúc cũng leo thang ‘chiến thuật’ như thế nhưng bên cạnh còn có nền kinh tế khoa học kỹ thuật mạnh lôi kéo các nước.

Nền quốc phòng Iran leo thang, giảm dồn sức phát triển kinh tế văn hóa.

Mỹ với chính sách toàn cầu, có nền quốc phòng lớn thì luôn cần một điểm nóng (vừa phải) để duy trì.

6/ Mỹ với danh nghĩa chống khủng bố đã can dự vào Trung Đông thời gian dài, trong quá trình đó các lực lượng đặc biệt các nước với ‘chiến dịch ngầm’ đã chấp nhận cuộc chơi với những lúc dùng ‘chiến thuật băng đảng’ với nhau.

Sau quá trình bình ổn dần khủng bố, tổng thống Mỹ Donald Trump tự lựa chọn chiến lược mới:

(6.1) Mang danh nghĩa ngăn chặn chiến thuật ‘băng đảng’ các bên đẩy lên cao trào mới.

Chỉ thừa nhận các nhóm nhỏ trước đó, không chấp nhận thành cả lực lượng quân đội áp dụng ‘chiến thuật’.

(6.2) Lực lượng dân quân ở các nước thân Iran trước chỉ xin sự cầu viện, nay tướng Iran Soleimani tới trực tiếp các nhóm để liên kết chỉ đạo. Mỹ sợ các nhóm đó mất đi sự tư do, mà sẽ như cánh tay nối dài của quân đội Iran, ông Trumq sợ tương lai sẽ đương đầu thật sự với quân đội Iran ở các nước.

(6.2) Loại tướng Soleimani, mà hy vọng phe phái đối đầu Mỹ trong chính quyền Iran sẽ yếu đi, giúp các thỏa thuận của Iran với cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân dễ đạt hơn.

(6.3) Sợ thành quả bị chiến thuật mới gây khó?

(6.4) Hay là chấp nhận tỏ tư duy ‘cá nhân’ với nhau kiểu ‘dẫn đầu’.

Nên nhớ: - Châu Âu thời trước chiến tranh liên miên bởi quyền lợi nhân dân bị đặt lên vai các cá nhân lãnh đạo phục vụ lợi ích nhóm đó mà không đại diện cho quần chúng nhân dân, vì thế dễ nổ ra chiến tranh bởi xung đột cá nhân, lợi ích nhóm đó. Quần chúng nhân dân dễ bị đẩy lệch ‘leo thang’ cao trào…

-Bản chất đế chế luôn tồn tại phần nhỏ nào đó kiểu tư duy cạnh tranh kiểu ‘băng đảng’. Tham vọng của ông Trumq với nước Mỹ như thế nào sẽ ảnh hưởng một ít cái đó.

7/ Giải pháp Liên Hợp Quốc với tình hình hiện nay:

(7.1). Thúc đẩy các nước trên thế giới yêu cầu Mỹ cam kết kiềm chế, chỉ đáp trả mức độ vừa phải.

(7.2) . Mỹ cam kết thúc đẩy quá trình tự do, dân chủ cho khu vực.

(7.3). Mỹ nghiên cứu trình ra thỏa thuận hạt nhân có chấp nhận những ‘tư tưởng’ của Liên hợp Quốc, tiêu chí phát triển kinh tế văn hóa, giảm áp lực quốc phòng.

(7.4). Kêu gọi mọi nước trên thế giới giúp tái thiết khu vực.

(7.5) Giám sát quá trình hoạt động (theo dõi diễn biến) của các lực lượng tại khu vực, trình bày trong các cuộc họp Liên Hợp Quốc cho các nước.

(7.6) Cùng các nước trên thế giới tìm hiểu xung đột các điểm trong khu vực, đưa ra giải pháp sáng kiến giảm dần nguy cơ (tư tưởng cực đoan, vấn đề Israel và Palestine, mâu thuẫn sắc tộc, sự bình ổn các nước với vấn đề mâu thuẫn sắc tộc, kinh tế xã hội,…).

(Lê Thanh Đức, 0912389983; ngày 6/01/2019, làm cho Chương trình UNDP)