Bình thường giải pháp BTGP (tình hình có F0)

Sau khi áp dụng các biện pháp để mong đạt ‘bình thường mới’ thì hiện nay một số nơi F0 đã tăng trở lại, tình hình đã phức tạp rồi.

Trước nhất nhận định tình hình do: (1) mở lại để phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống nên sự vận động liên quan tiếp xúc với nhau nhiều hơn; (2) thời tiết thế giới đã chuyển lập đông hợp với dịch cúm; (3) nhiều người đạt 1 hay 2 mũi tiêm vaccine nên chủ quan hơn, người trẻ rất tự tin khi đủ 2 mũi và vì phải làm ăn nên dễ rước dịch về; (4) lẫn lộn đã tiêm vaccine và mở cửa nên khó hơn vấn đề kiểm dịch 5K; (5) sau khi đẩy lùi dịch về ngưỡng bằng cách tăng cường tổng hợp các biện pháp cấp bách thì mọi nơi chúng ta có xu hướng giảm sự tăng cường (sức đâu gồng mãi...), cậy có vaccine...mà chấp nhận nhìn để F0 lan dần lại (như vớt bèo ‘hoa dâu’ tập trung lúc, nay giảm việc lại lan dần lại) tới khi thấy khó chịu quá lại mới mức ‘gồng lên’ các biện pháp.

Giải pháp là:

1/ Cùng thừa nhận bổ sung thực hiện mạnh mẽ biện pháp phòng chống dịch với tình hình hiện nay (đã có tiêm vaccine) là:

1.1/ không gian thông thoáng;

1.2/ đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn;

Một người n1 đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì nếu ‘khẩu trang’ và ‘rửa tay’ thì sẽ giảm thời gian lây và số lượng lây. N1 đã tiêm đủ, cả tuần chỉ một lần tiếp xúc F0 thì có thể chưa bị lây.

3.3/ Chúng ta (1) tiêm đủ; (2) khẩu trang, rửa tay; (3) không gian thoáng; thì nếu với F0 có trong xã hội, chúng ta sẽ giảm số lượng người trong xã hội bị lây ít đi rất nhiều và làm thời gian lây chậm đi.

Trong tuần xã X có 10 F0 mà 1000 người ‘đã tiêm’ tiếp xúc và khẩu trang kém có thể 100 người bị lây, nhưng nếu đeo khẩu trang tốt chỉ 20 người bị lây (ngẫu nhiên). Nếu xét lý thuyết thì 1000 người đều bị lây, vì đều liên quan mầm bệnh, nhưng thực tế ‘ngẫu nhiên’ với ‘nhiều ít mầm dịch’ mà chỉ khoảng 20 người thực tế bị nhiễm thôi (nếu cả 1000 người đã tiêm, đeo khẩu trang, rửa tay).

Tăng 5K, tạo không gian thông thoáng hơn, tăng sức khỏe dân xã A...thì số liệu 20 người bị lây chúng ta có thể đẩy thấp xuống còn 15.

Ở đây chúng ta nhìn nhận 2 vấn đề xã A:

Trường hợp 1: bỏ bê 5K thời hiện nay (bình thường mới, đã tiêm) một thời gian dài có thể xã A từ 10F0 sẽ tăng nhanh lên 300 F0.

Trường hợp 2: 5K tốt, có giám sát phát hiện định kỳ (không dân và ngành y ‘ngủ quên’, không định kỳ sợ ‘ tổn phí’ nhỏ) thì xã A có thể chỉ tăng 15F0.

Thời gian bị tăng F0 thêm 15 là rất chậm là lợi thế rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội, chứ các bạn thấy 300 là cực kỳ phức tạp.

4/ Toàn xã hội khẩu hiệu ‘bình thường mới’ (ký hiệu- BT), đã tiêm 2 mũi vaccine số lượng nhiều trong dân...là để dễ làm ăn, dễ hơn trong phát triển kinh tế xã hội, chứ cứ mọi lúc, mọi nơi phải 5K tốt như mục 1- mục 2- mục 3 đã nêu thì khó quá.

Xem xét ta thấy BT có nhiều điểm đã lỗi thời.

Vậy chúng ta phải ‘nghiên cứu’ giải pháp ‘bình thường mới GP’ (ký hiệu- BTGP) cho tương thích với thực tế hiện tại, BTGP là phải khác BT.

Mời xem BTGP ở mục 5.

5/ Nhìn nhận cánh xây dựng BTGP:

5.1/ VN thì cả nước khác nhau, trải dài và có nơi thành vùng.

5.2/ Khu đô thị cũng khác nhau, các vùng cũng khác nhau.

5.3/ Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực cũng có nhiều nơi khác nhau.

5.4/ Tỷ lệ tiêm vaccine và số mũi, thời gian tiêm khác nhau.

5.5/ Độ tuổi, sức đề kháng khác nhau; sinh hoạt có những lúc đan xen.

5.6/ VN là trung tâm thế giới về địa chính trị, có mối liên hệ gắn chặt với dân các nước.

5.7/ QUAN TRỌNG:

Tiêm vaccine 2 mũi trong dân cao thì khó lây hơn, khi lây ít bị nặng hơn nên ‘chúng ta’ vẫn cứ mở cửa dạng quán phở thì người dân tiếp xúc nhau một đôi lần sẽ ít lây. Nếu 5K tốt sẽ khó lây khác với biến chủng mới mà ai chưa tiêm đi thoáng qua cũng dễ lây.

Vậy chúng ta 5K để nhiều sự việc giảm bị lây xuống thấp, giảm bị nặng...

Nhiều sự việc mở được vì khi vaccine đủ, nếu ta rửa tay, không khí thoáng thì nếu tiếp xúc ít sẽ khó lây.

Cho nên quán Phở mở được vì thế, trong quán phở có F0 cả tuần mà ngột ngạt thì người sáng nào cũng vào ăn mới dễ lây.

Chúng ta ‘bình thường mới BT’ mà thả lỏng do chỉ trông chờ 2 mũi vaccine, còn lại 5K rất kém thì lây F0 là đúng, không ‘bình thường mới’ được.

Chúng ta dựa vào 2 mũi vaccine cho dân và tạo người dân rửa tay, rút ngắn thời gian tiếp xúc với F0 xuống để ngăn dịch. ‘Giải pháp bình thường mới’ GPBT là 2 mũi và quản lý được khoảng thời gian bị tiếp xúc F0 xuống thấp.

Chúng ta khó chiến lược zero covid19 nên mở kinh tế xã hội ra dễ vẫn có F0, 2 mũi vaccine rồi thì nên 5K khi tiếp xúc với F0 để giảm lây.

Trường hợp 1: chỉ tiêm 2 mũi vaccine sẽ vẫn lây, vì mở cửa tiếp xúc trong ngày ‘lâu và nhiều’ với F0, trong khi 5K kém, ngột ngạt.

‘Bình thường mới’ ta đang rơi dạng này.

Trường hợp 2: tiêm 2 mũi vaccine mà thêm thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang, 5K phù hợp sẽ rất hiếm lây F0.

‘Giải pháp bình thường mới’ GPBT là đây.

GPBT mà tiêm 2 mũi vaccine, đừng tạo ‘bí không gian’ lâu và rửa tay không tiếp xúc mầm dịch thì dễ ngăn dịch.

GPBT dễ mở nên kinh tế vì anh d1 tiêm đủ, đeo khẩu trang mà ghé nhanh mua hàng tạp hoá bà d2 thì dù bà d2 có là F0 cũng khó lây; ngược lại bà d3 tiêm đủ, không đeo khẩu trang, sang mua quầy bà d2, ngồi buôn dưa lê thì d3 vẫn lây d2.

GPBT mới không bắt anh d1 phải đóng cửa ở nhà, nghi ngờ mọi người như d1. Kinh tế xã hội vì thế vẫn phát triển tốt.

6/ Giải pháp BTGP:

6.1/ Xem xét quán phở P:

nơi thị tứ đông người; vào ăn phải cởi khẩu trang; thường nhóm chung vài người cùng ăn...thấy dễ lây chứ?

Vậy trong P:

(1) vào quán đã 2 mũi vaccine.

(2) khác nhóm 5K cao nhất có thể, có quy định bên chính quyền quản lý kiểm dịch; như có tấm nhựa chắn cách nhau...

(3) mấy người đi chung một ‘nhóm nh’ thì không phải tấm nhựa, hay trong gia đình thì sao...

(4) khi nhóm này qua nhóm kia phải đeo khẩu trang, không dùng lại lâu- đủ khoảng cách mấy m nếu lâu.

(5) bước chân ra khỏi quán thì ‘nhóm nh’ mọi người trong đó phải chấp nhận 5K giám sát toàn xã hội, vi phạm bị xử phạt (người n2, n3, n4...đi cùng ‘nhóm nh’ phải đeo khẩu trang, tách nhau ra...).

6.2/ Nhiều sự việc, nhiều lĩnh vực...chúng ta nghiên cứu làm như P.

6.3/ Bây giờ vì địa lý, kinh tế xã hội, tình hình thực tế mà chúng ta chia các loại màu cho các nơi cụ thể:

(1) siêu thị, chợ...có thể một màu chẳng hạn s1; ở Sài Gòn có thể mầu SG, còn Sơn La mầu SL; nông thôn Nghệ An miền núi xa màu mn1...

(2) người đi làm thợ gì mầu theo loại gần nhau và chia độ theo vùng.

Làm thợ cơ khí thì mầu ck1, gần với màu thợ xây cũng ck1 nên cả hai gộp màu kx 1.

Sài Gòn khác Nghệ An nên ở Sài Gòn có thể màu SGkx 1, Nghệ An thì NAkx1.

Ở trong Nghệ An có thể chia thêm ở Vinh là Vinhkx1 khác Đô Lương ĐLkx1.

Nhiều tỉnh có tương tự nhau mà có thể chung bảng màu lĩnh vực, nơi gì; như Nghệ An và Thanh Hoá thì những huyện tương tự Đô Lương ta lấy chung bảng mà TDkx1 (miền trung du); còn Sài Gòn thì đặc điểm riêng cả nước ta ký hiệu SG chữ đầu cho dễ nhớ (Hà Nội có thể HN...), các tỉnh có huyện tương tự đặt chữ đầu giống kiểu TDkx1 cho dễ nhớ.

(3)Tương tự ta có màu người già ở Đô Lương, ở Nông Cống...ở Sài Gòn, ở Hà Nội...

(4) Tương tự ta có dạng màu theo vùng, theo lĩnh vực nghề, theo tuổi, theo mức tiêm vaccine, theo độ giống nhau các địa phương và theo tính riêng biệt địa phương...

(5) các màu đây là khi các địa phương riêng rẻ chưa có mức cấp độ nguy bình dịch.

Khi huyện h1 bị bùng dịch thì phải có thêm quy định riêng cảnh báo dân cả nước; như: quán phở p1 tạm dừng rồi, dân huyện h1 ra đường không tụ tập rồi...Màu huyện h1 có dịch đã khác huyện h2 không có dịch.

6.4/ Căn cứ mức màu có được, chúng ta gắn với phát triển kinh tế xã hội như sau:

(1) có thể nông thôn xã x2 huyện Đô Lương và huyện Nông Cống chung một bảng màu, và QUAN TRỌNG: dân 2 xã thì người già đã tiêm có thể chơi bóng chuyền không đeo khẩu trang, ăn quán xôi trong xã mà ít người ngồi có thể lỏng hơn 5K, họ chỉ được nhắc nhở mà không bị phạt...

Nhưng anh thợ xây tx1 ở xã x2 đi làm khắp huyện thì khác rồi, anh tx1 đã ở bảng màu khác, tx1 ra đường ở mọi xã mà 5K kém là bị phạt.

(2)Có thể quán phở P ở Sài Gòn là khác ở Vinh, ở Vinh là khác ở Đô Lương, ở thị trấn Đô Lương là khác ở xã nông thôn...mà có bảng màu với cách 5K .

Xã nông thôn có thể người già ít đeo khẩu trang đi ăn phở; ở thị trấn Đô Lương đi ăn phở thì quán có thể chưa cần tấm kính che, người vô chỉ cần tiêm một mũi....; ở Vinh mà quán phở có đông khách thì phải có nhựa che rồi, vô quán phải kiểm tra được tiêm 2 mũi vaccine...ở Sài Gòn thì phải khai báo y tế rồi, bước ra đường lớ ngớ là bị phạt rồi...

Xem kiểu đó mà phân loại toàn quốc...và cho nhiều lĩnh vực.

Sài Gòn thời nay khác thời bùng dịch mạnh là đi theo nhóm đã tự do hơn, không ngăn cấm lĩnh vực nhé...

6.5/ Càng xịch gần về trung tâm kinh tế xã hội, kinh doanh sản xuất, mật độ dân, mức hoạt động....chúng ta có cách tăng dần cấp độ phòng chống dịch như vậy.

6.6/ Chúng ta có sự thoải mãi gì của giải pháp GPBT, đó là:

(1) nhóm riêng với nhau sẽ thoải mãi hơn, ngồi quán phở cùng nhóm ở Sài Gòn dễ ăn nói hơn; ông già tiêm đủ ra quán nơi xã nông thôn ít phải đeo khẩu trang hơn.

(2) Cấp độ phòng chống dịch chính xác được theo nơi.

Ra đường ở Sài Gòn là phải đeo khẩu trang, bất kể tiêm 2 hay 3 mũi...hở là phạt.

(3) người ít đi làm, người già, người ở nơi địa chính trị đơn giản hơn.... thì 5K giảm hơn những gì, sẽ không gian được ‘thoáng hơn’.

(4) mọi lĩnh vực cần thiết phòng chống dịch hơn tuỳ lúc, dễ mở ra mọi nơi mà lại ngăn dịch tốt.

(5) bảng màu tuỳ nơi mà dễ nhận biết mình phải làm gì, tuỳ lúc thoải mãi gì...

(6) các lĩnh vực, các ngành nghề, tuỳ nơi, tuỳ cụ thể lúc dịch...mà chia cho dễ, cho dễ làm.

Biên giới, cảng, thị tứ, bãi biển, khu công nghiệp, xe khách....

7/ Bảng màu mà giúp chính quyền và người dân dễ chung tay phòng chống dịch hơn.

Chúng ta đừng nghĩ tiêm đủ 2 mũi mà tự do ra đường là sai, thành ra khó kiểm soát lẫn lộn ai tiêm đủ, ai chưa...người khỏe cậy thế làm khổ người sức đề kháng yếu...người 5K kém dễ tìm ẩn nấp trong xã hội.

Chúng ta không biết nơi đâu cụ thể, hay tuỳ lúc phải ra sao...để cả xã hội vận động cho tốt, để tìm kiếm được tự do...

Quán phở trung tâm Sài Gòn là phải khác ở góc thành Vinh. Ta dám đặt chân tới trung tâm Sài Gòn vì biết cách tự do nhóm riêng, được bảo vệ nhóm chung ra sao?

Tìm kiếm sự tự do là trách nhiệm chung toàn xã hội.

Người quản lý, chính quyền cũng nhờ đó mà biết tuỳ lúc quản lý các nơi...mà biết cách xử phạt, biết ai ở đâu đang sự việc như thế nào là đúng hay sai với mức phòng chống dịch.

8/ Sau khi tiêm đủ chúng ta đã xem ‘bình thường mới’ chung toàn quốc, chia chỉ mấy cấp độ dịch các nơi nhưng thấy không được, mà F0 tăng.

Chúng ta phải giải pháp GPBT như đã trình bày.

9/ Thời gian tới, chúng ta sẽ xem xét cách thích ứng tiếp theo tuỳ diễn biến cụ thể tình hình.

10/ Có thể Bộ y tế hiện nay quy độ 1 2 3 4 cấp độ dịch cho toàn quốc, tương ứng 4 mầu, thì ta giữ nguyên như lúc có mức độ dịch; đó là như xem ở mục 6.2 (5) huyện h1 và h2....

Còn bảng màu đây ta lấy màu cụ thể khi nơi đó cấp độ 1- bình thường, rồi gắn X1, p1, TDmn, Sài Gòn, Hà Nội...lĩnh vực, nơi..mà gắn màu xanh với cụ thể tên từng nơi, từng lĩnh vực...

Chẳng hạn: huyện h1 có mức dịch xác định cấp độ 3 ta vẫn cho h1 màu cam, huyện h3 liên quan hơi gần h1 xác định được cấp độ 2 màu vàng, cả nước còn lại mà đang bình thường thì màu xanh còn lại (cấp độ 1).

Nhưng chúng ta gắn cụ thể lĩnh vực phở trung tâm Sài Gòn là màu xanh có chữ xanhpSG để phân biệt xanh phở vùng trung du; tương tự vùng người gì nông thôn xanh có đặc điểm riêng với vùng người già trung tâm Sài Gòn.

Có thể 4 màu chính Bộ y tế chỉ ra để phân 4 cấp độ dịch, ta gắn mỗi lĩnh vực, mỗi vùng...thêm độ nhạt khác nhau màu xanh có gắn chữ của các loại (phở, thợ xây, người già, trung du, Hà Nội....).

Có thể bảng màu nhiều ta tránh 4 màu cấp độ dịch, còn lại chọn các màu cho dễ nhìn thích ứng các lĩnh vực, các nghề, các nơi, độ tuổi...Làm sao hợp màu xanh bình thường (cấp 1) đó; hay các lĩnh vực nghề, các nơi...gắn thêm người già Sài Gòn, người già trung du, phở Hà Nội, phở Hoà Bình...

Khi có cấp độ dịch thì cứ gắn nơi bị 4 cấp độ với bảng màu xanh vàng cam đỏ.

11/ Chúng ta phân loại thêm: người già nông thôn với Đà Nẵng, thợ xây Cà Mau với Sài Gòn, quán phở Hà Đông với chợ Lường...mà để cách mức độ phòng chống dịch khác nhau theo mật độ dân cư, địa lý, kinh tế xã hội...

Chứ các nơi đó đều chung 4 cấp độ dịch Bộ y tế nêu.

Khác nhau là:

Chúng ta coi cấp độ 1 màu xanh cả thì chia nơi, chia lĩnh vực....để khi xanh cũng ‘phòng dịch’ khác nhau (vào quán phở nơi trung du khác quán phở nơi bờ Hồ).

Khi một nơi, một lĩnh vực....mà đổi cấp độ dịch- đổi màu thì địa phương đó còn phải kèm cách chống dịch của mình phù hợp (1) đặc thù riêng mìn; (2) phù hợp giao thương toàn quốc, (quán phở Hà Đông có F0 thì khác quán phở lử Nông Cống có F0).

12/ Có thể mình thuộc nhóm nào, lĩnh vực nào, nơi nào...thì địa phương phối hợp toàn quốc cho họ biết để phòng chống dịch tuỳ lúc, tuỳ nơi phù hợp mà không cần màu riêng (chỉ cần có 4 màu cấp độ Bộ y tế).

Nhưng nên nhớ: phải bổ sung cụ thể nơi, lĩnh vực...ai đang cần sự việc phải phòng chống dịch ra sao, chính quyền giám sát và biện pháp mức độ phòng chống dịch ra sao.

Lý thuyết khái quát bảng màu là để dễ hình dung mình đang ở nhóm nào, ở đâu....cần làm gì, chịu kiểm soát phòng chống dịch ra sao mà thôi.

Ông già G1 đi ăn phở đầu xóm có thể có lúc nơi ngõ không đeo khẩu trang, nhưng ông G1 mà vào Đà Nẵng du lịch thì ra đường kiếm quán phở nhớ mà đeo khỏi bị phạt.

Ở Sài Gòn đừng mơ nhởn nhơ như Tuyên Quang khi cả hai nơi cùng thời điểm ít dịch nữa, vì Sài Gòn phức tạp dân và lĩnh vực nên chúng ta cần cho nó thêm biện pháp để ‘vận động’ cho đúng, còn Tuyên Quang thì nhiều việc để thế cho khỏe, đơn giản lo được mà.

Tiêm vaccine 2 mũi rồi, chúng ta đã thử thì Sài Gòn và Tuyên Quang không chung ‘bình thường mới’ được nữa nếu chỉ nhờ vaccine.

Bình thường mới GPBT cho Sài Gòn thì cần có bổ sung như trình bày, để chung tay giúp dân cùng ‘sắp xếp’ tốt hơn, lúc đó Sài Gòn như Tuyên Quang. Trước không có Covid thì Sài Gòn khác Tuyên Quang có thể chỉ phải sắp xếp đô thị đi lại cho khỏi ùn tắc..

(Lê Thanh Đức; 13/11/2021)