Tình hình 'hoà bình' thế giới (19/03/2022)

Lời dẫn vấn đề:

Trước sự kiện một nước lớn tấn công xâm lược, o ép, đe doạ một nước nhỏ, đã đặt ra cho nhiều nơi khắp thế giới sự bất an và tìm cách đảm bảo an ninh cho nước mình !

Cách để đảm bảo hoà bình thịnh vượng là:

'Phương pháp để EU và nhiều nước nhỏ khắp nơi trên thế giới giữ được hoà bình, ổn định, thịnh vượng'!

1/ Tạo được mối liên hệ làm ăn, đầu tư 'kinh tế-xã hội' nhiều nước nhỏ với nhau, khắp nơi trên thế giới; loại bỏ dần những mối đe doạ.

Như Việt Nam với Israel, Rumani, New Zealand, Chi Lê...

2/ Những nước phát triển, có 'công nghệ' khoa học kỹ thuật phát triển như EU, Nhật Bản, Israel, Canada, Nam Phi...phải quản lý công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến của mình, không để một nước lớn dễ dàng có sự tiếp thu để phát triển tiềm lực mà đe doạ các nước nhỏ xung quanh.

2.1/ EU phát triển khoa học kỹ thuật dẫn trước sẽ kinh tế vững mạnh, dễ chuyển đổi cho phòng thủ khi bị tấn công và vì 'tiến bộ' hơn của vũ khí phòng thủ nên đỡ tốn kém hơn trong trang bị quốc phòng mà lại hiệu quả cao.

2.2/ Nhiều nước nhỏ giao thương với nhau tạo mối liên kết thị trường phong phú, dễ trao đổi hàng hoá, thúc đẩy sáng tạo.

2.3/ Một nước lớn N mà tấn công một nước nhỏ U thì chỉ 2 nước đó dễ bị đứt gãy thị trường, còn lại mọi nước nhỏ vẫn duy trì được được tốt.

2.4/ Một nước lớn N mà tuỳ tiện tấn công xâm lược, đe doạ nước nhỏ sẽ không được tiếp cận nền 'khoa học tiên tiến' của phong phú mọi nước trên thế giới.

Hậu quả nước N sau đó bị tụt hậu dần về 'khoa học kỹ thuật' áp dụng cho nền quốc phòng đồ sộ của mình. N sẽ lạc hậu, tốn kém...

Nước N do bị lệch lạc trong 'mô hình phát triển', không đóng góp chung cho xây dựng nền hoà bình thế giới nên nền 'khoa học kỹ thuật' bị kém dần, N chỉ còn 'tận dụng' tài nguyên thiên nhiên mà nước mình có để bán cho các nước khác mà kiếm thu nhập.

Chính sách 'đe doạ, o ép' nước khác mà làm N chỉ dựa nguồn 'tài nguyên mình có' là chính trong phát triển.

2.5/ Chính sách đó ( ký hiệu- TG: ở mục 1 và mục 2) làm nước N tấn công nước U thì sau đó N phải đi cầu viện nhiều nước hãy mua giúp tài nguyên cho N.

3/ Vậy chính sách 'hoà bình- thịnh vượng' chung của Liên Hợp Quốc của nhiều nước trên thế giới là: (1) tạo mối liên hệ phong phú thị trường chung, phát triển; tôn trọng vị trí mọi nước nhỏ có được; xây dựng cuộc sống nhân dân tốt đẹp; nước nhỏ nhờ vậy tự có được sức mạnh, phát huy được sức mình có; (2) quản lý tốt công nghệ 'khoa học kỹ thuật' không để một nước áp dụng cho nền quốc phòng đồ sộ để đe doạ, o ép nước khác; không cho họ tiếp cận bình đẳng thị trường thế giới phong phú.

4/ Bản quyền càng giúp quản lý tốt công nghệ;

Chia sẻ bản quyền khi xét đúng lợi ích cho cộng đồng càng giúp thế giới phát triển.

5/ 'Chính sách TG' giúp cho thế giới hoà bình bền vững, không bị nước lớn chia bè phái, đe doạ, o ép.

TG không để xẩy ra trường hợp: một nước như nước Đức, bình thường được lợi thế 'kinh tế- xã hội' nhiều nước để phát triển, nhưng sẽ có lúc một nước như Ukraine nhỏ 'bắc- cầu' dần khu vực khi bị tấn công sẽ phá vỡ lần lượt ổn định mọi nước 'liên quan quanh' nước Đức ( liên quan quanh: cả gần như Rumani, hay xa như Việt Nam...).

TG giúp cộng đồng mọi nước nhỏ tự lập, tự chủ, hoà bình - thịnh vượng, có công lý bảo vệ tốt đẹp.

Đó là kế sách hoà bình, thịnh vượng lâu dài, bền vững mọi chỗ trên thế giới, về lâu dài đỡ tốn kém nhất cho chi tiêu an ninh quốc phòng.

6/ Hiện tại, nếu Nga không dừng ngay tấn công xâm lược Ukraine thì Nga đã vi phạm TG và khi càng duy trì tấn công Nga càng suy yếu.

Trung Quốc là một nước lớn, nếu không tỏ rõ Nga đang vi phạm chính sách như TG để phản đối Nga, để ngăn chặn Nga thì có mức độ mà Trung Quốc dễ bị liên đới theo Nga là:

6.1/ Nhiều nước đang cảm thấy bị Trung Quốc đe doạ, hay cảm thấy bị o ép sẽ khó tin tưởng cùng đầu tư 'con đường tơ lụa', chỉ là 'có đi, có lại'; thiếu tiến bộ mô hình 'kinh tế xã hội' để bảo đảm.

6.2/ Trung Quốc dễ bị 'sa chân' theo Nga mà bị 'chính sách TG', dẫn tới 'công nghệ khoa học kỹ thuật' sẽ bị tụt hậu.

6.3/ Trung Quốc dễ bị theo Nga chỉ tìm cách 'mời mọc, thế yếu' với nhiều nước, các nước trong đầu tư, tài nguyên kiếm ăn.

6.4/ Bởi vậy Trung Quốc phải bảo Nga: 'dừng chiến tranh lại cho tôi (Trung Quốc) nhờ' !

Trung Quốc bảo Nga: 'dù thắng, dù thua, hay cứ dây dưa' mà không dừng chiến tranh ngay lập tức, thì sau Nga đến lượt Trung Quốc dễ bị vạ lây, dễ bị suy yếu lắm.

6.5/ Thị trường chắc Trung Quốc có thể chỉ làm lợi trước mắt được chỉ mình nước Đức, nhưng sẽ làm yếu cả EU nếu bị chia rẽ, không tiến bộ; nước Đức về dài hơi sẽ yếu hơn.

Thị trường cả thế giới mới giúp mọi nước đơn lẻ được gắn vào đó phát triển mạnh mẽ.

(Lê Thanh Đức, 19/03/2022)