Chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam (giai đoạn 5/2021)

1/ Tình hình dịch hiện nay nguy hiểm hơn các đợt trước ở chỗ: đã có vắc xin nhưng chưa kìm hãm được dịch; các nước xung quanh dịch bùng phát mạnh; biến thể vi rút độc tố mạnh.

2/ Sức mạnh chống dịch của Việt Nam ở chỗ truy vết nhanh, cách ly kịp thời.

3/ Xét ở 2 mục trên (mục 1 và 2) ta thấy:

3.1 / Tình hình truy vết có lúc rất mất nhiều công sức, bị bất ngờ nhiều.

3.2/ Mỗi lần bị bùng phát là ảnh hưởng, xáo trộn lớn tới kinh tế xã hội.

Những sự kiện của Đất nước bị ảnh hưởng.

3.3/ Truy vết F tốt mà có số lượng tương đối lớn người dân ỷ lại, chưa thực hiện tốt 5K.

3.4/ Chưa nghiêm túc thực hiện 5K hay cách phòng khi có dịch ở các cơ sở, phương tiện mà khi có F0 bị bể ra (lây ra) nhiều.

4/ Vậy chiến lược của Việt Nam hiện nay là gì? đó là:

Phòng thủ vững và tấn công mạnh. Những giải pháp:

4.1/ Những cơ quan hành chính nhà nước toàn quốc bắt buộc phải đeo khẩu trang 100%, thực hiện tốt 5K. Trong cơ quan giảm tiếp xúc gần các bộ phận ít liên quan, nhóm nhỏ cùng bộ phận trong một phòng khó 5K thì có thể giảm đeo khẩu trang những lúc cùng bàn (nhưng khai báo y tế gìn giữ cho nhau).

Các Công ty, xí nghiệp phòng dịch tốt để không bị gián đoạn sản xuất.

4.2/ Các chợ (và hình thức tương tự):

Tuyên truyền phòng chống dịch.

Kiểm tra 100% đeo khẩu trang. Thường xuyên nhắc giãn cách, hướng dẫn và bố trí ‘không ùn ứ’.

Có nhân viên tuần tra, kiểm tra phòng dịch.

Nếu làm tốt các vấn đề trên thì khi 1 người là F0 vào chợ, mà họ có đeo khẩu trang thì khi giám sát camera có thể chỉ dừng kinh doanh một số quầy liên quan đường đi, xét nghiệm một số người theo tuyến đi, còn lại mọi người trong chợ chỉ cần khai báo y tế và theo dõi sức khỏe chặt chẽ, không phải đóng cửa toàn bộ chợ.

Áp dụng cho mọi chợ cấp huyện thị đông trở lên, hoặc tăng cấp độ với vùng nguy cấp (có F, vùng biên..). Những chợ nhỏ thôn quê chủ yếu nhắc đeo khẩu trang và hướng dẫn 5K (người bán là bắt buộc đeo khẩu trang).

4.3/ Các phương tiện vận chuyển: Thực hiện cấp độ cao nhất phòng chống dịch.

4.4/ Trường học:

Tuyên truyền phòng chống dịch; chia luồng học sinh các lớp, giảm tụ tập phụ huynh đưa đón con.

5/ Bệnh viện:

Có phương pháp chủ động phòng chống dịch nghiêm ngặt khi dịch bùng cấp độ cao trên thế giới.

Kiểm tra, tiếp nhận, tách luồng, bác sỹ nhân viên từng khu vực...Tránh tình trạng bất ngờ phải đóng cả bệnh viện, mà khi có F chỉ phải dừng ở một số khu vực để sát trùng, một số người.

6/ Vì sao nhiều người chưa đeo khẩu trang, kể cả trong các cơ quan?

6.1 / Ỷ lại truy F (trước tới nay đang hiệu quả, nên tình trạng kiểu nói: ‘có người kề bên bị’ thì đã có Nhà nước cử người tìm tới rồi’, nên 2 người ngồi với nhau không thèm đeo khẩu trang, dù Ấn Độ đang mất kiểm soát.

6.2/ Quy định 5K nhiều nơi thực hiện chưa nghiêm.

6.3/ Chưa hiểu rõ chiến lược phòng chống dịch từng giai đoạn (xem mục 7).

7/ Vì sao phải thực hiện quyết liệt những mục trên ? Giải thích vì:

7.1/ Tình hình nay đã khác.

Khi bị tràn, bị tăng F lên một ngưỡng nào đó thì rất có thể biện pháp truy F khó theo kịp, phải thời gian lâu hơn dập dịch.

Trước tới nay, các tỉnh còn tăng F mức đang kiểm soát, chứ nếu đồng loạt trên 10 tỉnh bị như Hải Dương dịp tết sẽ rất khó, cực kỳ vất vả. Trong khi đó ‘tình hình hiện nay’ là rất dễ xẩy ra ‘bể’ một lúc nhiều nơi như Hải Dương (ký hiệu tình trạng:nHD).

Trước tới nay chỉ mới 1HD nên dù tốn công sức đã nhiều nhưng vẫn giữ được, chứ khi xẩy ra ‘bể’ nHD thì phải phong tỏa lớn, thiệt hại kinh tế lớn.

Nếu tình hình không nóng bỏng thì khi ‘khẩu trang’ đồng loạt từ cơ quan tới chợ thì có đôi ca bị nơi nào đó thì nới đó cũng dập dịch cực nhanh.

Có thể đeo khẩu trang nơi cằm khi vắng người rồi kéo lên khi có người tới hoặc đi tới chỗ có người (gần nhau vài m).

7.2/ Khi cả nước đồng loạt thực hiện tốt các mục trên - phòng thủ tốt thì chiến lược truy F hiện nay Chính phủ đang làm (mũi nhọn tấn công) mới chiến thắng.

7.3/

Có chiến lược A thì Đất nước mới tổ chức tốt các sự kiện.

Các công chức không ỷ lại cách truy F mà 5K thực hiện kém, không đeo khẩu trang. Khẩu hiệu ‘mỗi ngày nghỉ làm là nhà nước phải trả lương không công’ để tăng sức mạnh kỷ luật lao động.

Đồng loạt chiến lược A cả nước thì chiến lược truy F tấn công mới luôn thắng dù tình hình dịch cả thế giới ra sao.

8/ Phấn đấu những ‘điểm’, những lĩnh vực như cơ quan, chợ, bệnh viện, trường học, phương tiện vận chuyển... như đã nói trên ( chiến lược A) thì luôn kiểm soát được F.

9/ Mọi điểm của các mục trên giảm (giảm cấp độ A) khi tình hình thế giới giảm dịch.

Không đồng loạt thì không có A, và nguy cơ thất thủ F (một xó nào G nghĩ và xác xuất bị rất ít mà lơ là thì không có A; khi tỷ lệ G cao thì bị khắp và tỷ lệ lan tới X lại cao.

10/ Các điểm như: chợ, bệnh viện, phương tiện vận chuyển...làm tốt 5K thì xổng F0 dạo 'lơ ngơ' ít lây và sự lây lan chủ yếu là 'cấp số cộng ('tham khảo bài: chiến thuật 'cấp số cộng).

(Lê Thanh Đức; cùng nghiên cứu chung giúp Chính phủ phòng chống dịch; 6/5/2021).