Chiến lược phòng chống dịch của Chính phủ từ ngày 30/03/2020

1/ Trước tiên sơ lược tình hình dịch hiện nay với 2 kiểu nguồn bệnh đang phức tạp, chưa quản lý được hết: nguồn (1) nguồn bệnh chính đang trôi nổi trong xã hội là ở một số người của nhóm những người liên quan bệnh viện Bạch Mai với ổ dịch Trường Sinh (bar Buddha cũng là 1 kiểu dạng nhỏ như trong đó); nguồn (2) từ kiểu ca bệnh nhân số 167, tức là những người từ nước ngoài về, có mầm bệnh chưa phát, chưa được cách ly và đã đi nhiều nơi trong nước rồi mới phát hiện.

Các nguồn bệnh khác chủ yếu đang quản lý tốt, đang điều trị (như quản lý biên giới, người đang cách ly, người bệnh đang được điều trị ở bệnh viện....)

Mức phức tạp, nguy hiểm của 2 nguồn bệnh dạng này:

'Nguồn 1' tiếp xúc số lượng người nhiều, tình trạng sự việc dễ lây, dạng người đủ tầng lớp và khắp nơi, nguy cơ tạo nhanh nhiều mức F (F0, F1, F3...); còn 'nguồn 2' gần tương tự nguồn 1, nhưng quy mô đã nhỏ hơn rất nhiều vì đã qua giám sát xã hội dài ngày.

2/Mầm bệnh ở 'nguồn 1' thì số lượng người liên quan rất lớn (lên tới hàng chục nghìn người), mà mỗi F bị lây bệnh có thể tạo ra nhiều F khác với phức tạp nhiều địa bàn.

Cách phòng dịch hiện nay với nguồn bệnh này là: thống kê và quản lý người 'nhóm 1' (nhóm bác sĩ, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, nhân viên công ty Trường Sinh....nhóm này rất nguy hiểm dễ bị) và kêu gọi kê khai người thuộc nhóm 2 (người tới thăm, síp hàng...). (Mời xem thêm hai nhóm ở bài viết: Giải pháp vấn đề dịch bệnh ở Bạch Mai hiện nay là ) .

Cách ly và điều trị khi phát hiện bệnh ở nhóm 1;

'Nhóm 2' thì chủ yếu phụ thuộc vào sự tự giác khai báo y tế, nhóm này ít bị nhiễm bệnh nhưng chúng ta chưa có đủ thông tin, nhóm này nếu sót chỉ cần vài người nhiễm bệnh mà để trôi nổi thì cũng có thể âm thầm thành 'Ftrườngsinh"- ổ dịch mới. Nhóm này chỉ cần 1 tin nhắn khai báo y tế nhưng chúng ta chưa hoàn thiện được (nếu được sẽ dồn sức nhóm 1).

Như ở 'nguồn 1': ca bệnh số 178 nhân viên công ty Trường sinh, nghề cấp dịch vụ cho nhiều người, đi lại nhiều nơi, khai báo chậm.... ca bệnh 185 bị lây khi tới chăm người nhà ở bệnh viện Bạch Mai (bị lây ổ Trường Sinh) làm nghề nhôm kính đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều, khám nhiều cơ sở y tế...

3/ Vậy chiến lược của Chính phủ lúc này là gì? đó là

Nhận định: rất nhiều F liên quan (lên hàng chục nghìn); có thể có nhiều F đã mang bệnh và đã kịp lây cho nhiều F khác đang trôi nổi ngoài xã hội.

Lợi thế phòng dịch là: lên danh sách được nhiều F nguy hiểm nhất và đang cách ly, điều trị. quan trọng nữa là: lúc ổ dịch Trường Sinh hình thành thì xã hội đã 'giãn cách - phòng dịch' và 'có ý thức phòng dịch cao từng cá nhân', tứ đó làm chậm mức lây lan các F.

Chiến lược:

3.1/ Quản lý được danh sách các F liên quan mà cách ly và điều trị (chúng ta đang làm; lên tới hàng chục ngàn). Tập trung tất cả sức mạnh chạy đua với thời gian, làm hết sức có thể.

3.2/ Chiến lược quan trọng nhất:

(3) Chúng ta thấy khi cả nước bị đại dịch (như Italia) thì phong tỏa cả nước; nhỏ hơn thì phong tỏa cả một thành phố như Vũ Hán....

Mức của ổ dịch nguồn 1 (ổ Trường Sinh liên quan bệnh viện Bạch Mai) dù nhiều F liên quan, dù phức tạp....nhưng có thời gian chưa lâu, xẩy ra khi xã hội đã phòng dịch mạnh- có giãn cách, chủ yếu các F nguy cơ lớn (mấy chục nghìn) đã được lên danh sách cách ly, đã chia ra các địa bàn (các phường ở Hà Nội, ở các huyện một số tỉnh).

Vậy nếu truy tìm nguồn bệnh đang trôi nổi của của ổ dịch Trường Sinh chúng ta có thể hình dung hiện nay nếu xẩy ra ở mức xấu nhất là: tỉnh A có thể có 'vài hay vài chục' nguồn bệnh có nguy cơ phát; huyện B của Hà Nội cũng có thể tương tự, huyện C của tỉnh A có thể có vài....số phường của Hà Nội có nguồn bệnh có thể vài chục phường và mỗi phường có vài hoặc chục; hay phường nguy hiểm nhất gần Bạch Mai có ổ Trường Sinh có thể dưới 100....

Hình dung ra ta thấy khác với mầm bệnh ở Mỹ mà một khu rộng M đang có hàng trăm người nhiễm và mọi người trong đó 'đang giãn cách xã hội kém' (không đeo khẩu trang...); khi đó đáng ra phải phong tỏa toàn bộ khu M đó.

Vậy hình dung lại Việt Nam ta thấy khả năng phường P nào đó của Hà Nội đang có nguồn bệnh thì cũng chỉ dưới 10 người (10 F) mà sẽ: trong 10 người đó sẽ chỉ vài người sẽ nặng mà phát bệnh ra, vài người rất nhẹ.... nhưng với cách phòng dịch đang triển khai ráo riết, cách 'giãn cách xã hội' mạnh mẽ trong 15 ngày, cách khai báo ngay khi phát bệnh....thì 10F đó của phường sẽ khó lây lan ra mạnh.

Giả sử có 10 F ở trong phường P đó mà phát bệnh (do cá nhân không kiểm soát được) thì khi đó chẳng hạn: ở ngõ A có 3 người; ngõ C có 2 người, ngõ D 1 người, khu nhà tầng D có 4 người là những người bị....thì chúng ta đến huy động phong tỏa kịp thời những ngõ có người bị và khu nhà D.

Biện pháp này là gì? là ta biết có số F nhỏ mang mầm bệnh đang tản mát diện rộng; là tận dụng được cả xã hội đang 'giãn cách phòng dịch'.

Vậy biện pháp ở đây là: thay vì phong tỏa khu vực lớn, chúng ta phong tỏa các điểm mà khi phát hiện dịch bệnh ở đó (có người sốt đi điều trị covid-19).

Dự đoán: ổ dịch Trường Sinh trong trường hợp xấu nhất cũng chỉ tạo ra nhiều nhất vài trăm ổ dịch mới phong tỏa dạng điểm, mà mỗi điểm lớn nhất cũng chỉ bằng Sơn Lôi. Các điểm này cũng sẽ chia đều ra nhiều địa phương (nếu gần nhau quá thì gộp luôn).

Phong tỏa cũng có cái lợi: người dân trong đó chắc chắn kiểm soát được bệnh. Thời cả nước giãn cách thì nhóm người trong điểm phong tỏa đó cũng khó khăn thêm tý thôi, như khu cách ly người ở nước ngoài về thôi mà; đuợc nhà nước tạo thuận lợi lương thực...là khoanh vùng được giảm mầm bệnh trôi nổi- tức điểm của mình trở thành kiểu 'đã chữa'.

Kiểu trôi nổi mầm bệnh 167 nếu có trong xã hội thì kiểu phong tỏa điểm cũng 'ôm hết' luôn.

Tóm lại, chiến lược Chính phủ để khống chế mọi nguồn dịch còn trôi nổi trong xã hội hiện nay: (1) 'hạn chế- giãn cách xã hội 15 ngày' quyết liệt chống dịch'; (2) Kiên trì, quyết liệt thống kê, quản lý cách ly hết mọi danh sách F lòi ra (như vài chục nghìn F liên quan ổ dịch Trường Sinh; các F liên quan ở quán ba Buddha; các F mà các nơi 167 đi qua....); (3) những sót ra của không quản lý hết- không biết hết của các F liên quan những kiểu Trường Sinh- 167- bar Buddha, hay một trường hợp nào đó có mầm bệnh lọt biên giới , hay của tương tự ca số 167.....thì biện pháp nhanh chóng 'khoanh điểm- phong tỏa điểm' làm chốt chặn cuối cùng, hốt hết mầm bệnh.

Với đại dịch thế giới thì Việt Nam ta bên cạnh kịp thời phát hiện chữa trị lần lượt các ca bị (lần lượt chữa xong người này mà xuất hiện người khác); thì biện pháp 'phong tỏa' điểm cũng có thể có lúc các điểm lần lượt xuất hiện; điểm này chưa hết sẽ bị xuất hiện điểm khác....

Các phường xã, 'hệ thống phòng chống dịch'... biết chiến lược đó để phòng bị kịp thời.

Đẩy mạnh các biện pháp 'phòng chống dịch như trước đây' thì cũng tự làm nhỏ quy mô và số lượng 'phong tỏa điểm'.

Chúng ta có cái thuận lợi nữa là: mấy chục nghìn người ở nước ngoài về sắp hết thời gian cách ly để có chỗ mới.

(Lê Thanh Đức; 30/03/2020)