Cách để Việt Nam không bùng phát trở thành đại dịch và không quá tải bệnh

Cách để Việt Nam không bùng phát trở thành đại dịch và không bị quá tải bệnh nhân dịch:

1/ Quy định nghề giai đoạn này:

1.1/ Nhà nghỉ, khách sạn:

- Nhân viên đeo khẩu trang, vệ sinh nhà.

- Khách tới: tự kê khai tình trạng, rửa tay diệt khuẩn. Đeo khẩu trang khi khách vào khu vực chung (khác phòng riêng). Có dùng dịch diệt khuẩn trong phòng nghỉ cho khách.

- Khách đi: vệ sinh phòng, diệt khuẩn.

1.2/ Phương tiện vận chuyển:

- Vệ sinh phương tiện; lái xe và phụ xe đeo khẩu trang.

- Nhắc khách đeo khẩu trang, có thể dán- nhắc hướng dẫn phòng bệnh (để khách che khi họ ho, người khác ho; ít sờ dụng cụ...). Bắt buộc phải nhắc khi khách chủ quan (chen lấn, nói to...).

- Lái xe ôm đeo khẩu trang, có dung dịch rửa tay- vệ sinh mũ bảo hiểm sau khi khách đội.

Quan trọng: ngăn giảm lây của khách trước sau dùng phương tiện (khó thấy hơn chủ xe bị).

1.3/ Nhà hàng, quán karaoke:

- Vệ sinh chung, nhân viên đeo khẩu trang.

Tách được rác, nước thải, sân...không chung bừa bãi với khu dân cư xóm khối...

- Khuyến cáo giữ khoảng cách từng nhóm khách.

- Khử khuẩn cốc, bát đĩa...Có bảng hướng dẫn cho khách...kèm theo cồn, nước nóng.

Quy mô nhà hàng lớn, nơi khách váng lai lớn của đô thị lớn ...phải quy trinh vệ sinh cao hơn nơi thị trấn, thị tứ nhỏ.

1.4/ Chợ:

- Chính quyền giúp dàn trải mặt hàng để tránh chen chúc.

- Người bán khuyến khích đeo khẩu trang (hoặc bắt buộc; hoặc bắt buộc với người bán có số lượng người mua nhiều, người mua ở xa).

1.5/ Cơ quan chính quyền:

- Nhân viên nhà nước đeo khẩu trang khi tiếp xúc với dân.

- Đình kỳ vệ sinh nơi dụng cụ (bàn ghế...); vệ sinh dụng cụ người dân đã dùng.

- Có dung dịch rửa tay.

- Quan trọng: tách dàn trải người dân khi liên hệ, không kiểu tập trung dồn ứ, xếp hàng...bằng cách tăng thêm bàn, thêm phòng, cải cách hành chính cách tiếp nhận...

Tương tự với các công ty, xí nghiệp...

2/ Nơi xóm làng khối:

2.1/ Kê khai tạm trú (người mới tới ở các nhà), để kèm tự kê khai quản lý bệnh (tình trạng, kiểm tra).

2.2/ Khuyến cáo người dân không tụ tập đông người (chính quyền đã không tổ chức hội họp, hội hè...).

2.3/ Quan trọng: Hướng dẫn người dân không nên (hoặc giảm) tới không gian mới. Hàng ngày mình hay sinh hoạt: ăn sáng quán nào, chơi sân nào, đi chợ ở đâu...nên duy trì chỗ đó (giảm được tụ tập đông người, giữ khoảng cách... càng tốt).

Bên cạnh cách tự giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh thì cách duy trì sinh hoạt cuộc sống hàng ngày nơi cũ là cách ngăn bệnh tốt. Tất nhiên nên gắng giảm sự việc nào mình hay làm nhưng nay thấy nguy cơ (như tuần đi hát karaoke một lần thì tạm thời thôi; vào quán vỉa hè cà phê ngồi xa nhau hơn hoặc mua về, ngồi xa người lạ...).

Khối ‘không gian sống’ của người dân ít thay đổi (đi làm theo lối, ăn sáng quán nào, chơi sân nào...), và giảm sự việc mà hàng ngày hay làm nay thấy tiếp xúc lượng người đông, hoặc sự việc đi xa...thì chúng ta luôn khống chế được dịch và không bao giờ bị quá tải.

Nước ngoài, hay các đô thị lớn dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ...vì cách không gian vận động của mối cá nhân thường thay đổi và nơi liên quan nhiều. Chẳng hạn: anh A có thể đi ăn cơm hàng quán với nhiều lựa chọn, nơi sinh hoạt thay đổi nhiều thứ (có nhiều quán, nhiều cửa hàng lựa chọn, nhiều sân chơi, cách vận động ngang dọc thành phố...).

Bởi vậy, ở đô thị lớn (cấp quốc gia) quản lý nhà hàng, quán... rất quan trọng. Đây là mẫu chốt để không bùng phát dịch ở đô thị lớn (vì người dân thành phố ở các phố sinh hoạt hàng ngày lại ít lây bệnh kiểu hai nhà hàng xóm kề nhau mà lây qua hàng quán). Dân ở chung cư, trong ngõ...của TP lớn thì kiểu giống người dân B và đan xen A.

Khi một người dân B ở xóm khối mà hàng ngày theo thói quen sinh hoạt không gian vừa thì khi có mầm bệnh tới lây thì cả vài chục người tiếp xúc mà sẽ chỉ xác xuất vài người bị bệnh, khi có bệnh cũng dễ phát hiện cách ly kịp thời (cách này không đúng của đô thị lớn cấp quốc gia).

3/ Cách ly người tới từ vùng dịch, hạn chế đi lại, tụ tập.

4/ Tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân khai báo bệnh, nắm tình hình tốt nhất người dân khối xóm.

5/ Vậy mẫu chốt ở đây là vấn đề ‘không gian vận động’ và cách vệ sinh với không gian sinh hoạt đó (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...theo cách hàng quán quản lý mạnh; còn các tỉnh còn lại cách xóm làng khối).

Tất nhiên với chủ đề từng nơi không gian thì có các phương pháp mà ta hay tuyên truyền (khẩu trang, rửa tay, giảm tụ tập tới nới đông người...).

6/ Để thực hiện được 5 mục thì chính quyền: quy đinh- kiểm tra theo cách các mục; tuyên truyền mọi cách phòng dịch; cách ly; hạn chế; tạo thuận lợi người bệnh tự giác.

7/ Quan trọng nữa: Quy mô nơi ‘không gian’ cách ly có người bị cho phù hợp với số lượng bị, không gian vận động...(kiểu Trúc Bạch).

(Lê Thanh Đức- UNDP; 10/03/2020)