Việt Nam có thể thực hiện chiến lược miễn dịch cộng đồng khẩu trang

Việt Nam có thể thực hiện chiến lược miễn dịch cộng đồng bằng khẩu trang, chi tiết là:

Giới thiệu: Khi 80% - 90% dân không bị bệnh thì 10% dân còn lại xen kẽ trong đó sẽ ít bị lây lan bệnh.

Biện pháp đeo khẩu trang đúng cách (kèm theo mức cao hơn nữa là súc miệng, rửa tay, tránh nói quá gần và ăn uống chung với người lạ) thì trong khoảng thời gian đó cả xã hội không bao giờ có đại dịch được.


Việt Nam có lợi thế là: dịch cúm hay xuất phát đầu năm, chưa đủ thời gian dài lên đỉnh thì mùa nắng nóng đã tới (thường tháng 4) mà vi rút ít tồn tại trong môi trường. Các làng xã nằm rải dài và quy mô nhỏ.

Vi rút thường giảm dần độc tố sau thời gian để tồn tại (thích nghi tồn tại cùng vật chủ), nếu vẫn còn quá độc thường tìm được vắc xin theo thời gian (có vắc xin sẽ kiểu giảm khẩu trang).


A/ Giải pháp ở đây là:

1/ Giám sát dịch tễ để phát hiện nhanh có mầm dịch cúm (loại nguy hiểm) xuất hiện ở điểm nào đó (có thể vài điểm nơi), nhằm biết khi chưa bị lan rộng.

Kích hoạt ngay: đeo khẩu trang, kèm theo hướng dẫn các biện pháp cá nhân phòng dịch, xã hội cảnh giác tập trung đông người...

Chú ý: ngăn xác xuất dịch tự sinh ra trong nước ta (như Trung Quốc có Vũ Hán); bằng cách: (1) vệ sinh, chăm sóc y tế sức khỏe nhân dân hàng năm, bảo vệ môi trường; (2) bảo vệ động vật hoang dã

2/ Thực hiện biện pháp phong tỏa điểm của các mầm dịch (những người bị- những F0; và cả người bị chưa tìm được nguồn coi là F0). Xem bài viết riêng của 'phong tỏa điểm'.


B/ Hiệu quả là:

1/ Khi kích hoạt biện pháp khẩu trang thì xã hội không có đại dịch, ca bệnh nhiễm cúm nặng nếu có thì số lượng ít (xã hội không quá lo, là ít so với hàng năm có nhiều ca bệnh hiểm nghèo khác...).

2/ Nếu diễn biến dịch ở nước ngoài còn nặng nề thì khi trong nước đã khống chế được và ngăn được tràn qua biên giới thì chúng ta nới lỏng ‘giãn cách xã hội' để xã hội thuận lợi phát triển.

Quá trình nới lỏng mà điểm dịch có phát sinh thêm, có khả năng vượt tầm kiểm soát thì lại tiếp tục kích hoạt biện pháp khẩu trang (kèm theo các mức tăng dần giãn cách, phong tỏa vượt điểm...).

3/ Thường đại dịch trên thế giới không xuất hiện hàng năm mà lâu lâu mới có, biện pháp 'co và giãn' ở 'B mục 2' giúp xã hội luôn vận động tốt mọi lúc có dịch, hàng năm về sau luôn sẵn sàng đương được với các loại dịch bệnh nguy hiểm, mỗi người dân được trang bị biện pháp chiến đấu đơn giản mà hiệu quả cho mình để chiến thắng dịch bệnh.

Vậy biện pháp 'miễn dịch cộng đồng khẩu trang' là: (1) phát hiện nhanh mầm dịch; (2) nhiều cá nhân trong xã hội thực hiện biện pháp trong xã hội (khẩu trang, rửa tay...cao hơn nữa khi bị tràn hay chậm phát hiện- bị lây quá nhanh là 'giãn cách xã hội', 'phong tỏa'); (3) phong tỏa điểm.


C/ So sánh biện pháp miễn dịch cộng đồng khẩu trang với biện pháp miễn dịch cộng đồng phó mặc nước Anh định áp dụng:

1/ Mục đích cũng tạo số lượng lớn dân không bị vi rút phát bệnh, ở Anh thì tự khỏi khi mắc bệnh nhờ tấm chắn hệ miễn dịch rồi sẽ hết mầm vật chủ cho vi rút tồn tại; ở Việt Nam thì khác, là nhờ tấm chắn khẩu trang ngăn vi rút mà hết mầm vật chủ.

2/ Biện pháp nước Anh thì xã hội phó mặc, chỉ lo ở bệnh viện chữa bệnh. Việt Nam thì huy động toàn xã hội dùng ‘khẩu trang và phong tỏa điểm'.

3/ Nước Anh dịch thường kéo dài (theo mùa lạnh dài), nên kiểu miễn dịch cộng đồng mà những năm sau không lo bị loại vi rút đó.

Việt Nam dịch cúm thường thời gian ngắn (mùa xuân, hạn chế hơn khi mùa hè nóng)...nên chỉ phải huy động công sức thời gian ngắn, và biện pháp khẩu trang nếu kích hoạt kịp thời sẽ đỡ tốn kém nhất. Việt Nam dựa vào cả vấn đề là mầm bệnh theo thời gian sẽ giảm độc tố hơn, trên thế giới theo thời gian có thể có vắc xin ngăn được loại vi rút đó (nếu không có vắc xin ngăn được thì cũng chắc chắn sẽ có vắc xin hay thuốc làm giảm độc tố).

Quan trọng nhất: biện pháp miễn dịch cộng đồng khẩu trang ngăn được mọi vi rút cúm nguy hiểm hàng năm nếu xuất hiện mới, còn biện pháp của Anh (dự định) thì chỉ ngăn vi rút covit-19 năm sau.


D/ Thống kê: gần 80% ca bệnh Covit-19 là nhẹ.

Những ca nặng ta dễ thấy- dễ bộ lộ ra và coi luôn đó là F0 nếu không tìm thấy nguồn lây, vậy sẽ có những ca nhẹ, ít triệu chứng mà mất dấu trong cộng đồng (những F0 trôi nổi), những F0 này vẫn nguy cơ lây (tuy ít hơn) và có thể tự khỏi được nếu cách ly tốt, vệ sinh tốt....F0 nhẹ dạng này mà có người bị lây khả năng sẽ có người phát bệnh nặng, lây nhiều ra.

Vậy biện pháp cho những F0 dạng này (không triệu chứng, triệu chứng nhẹ...) đang trôi nổi khó xác định thì: xúc miệng kỹ hàng ngày, phòng lây cho người khác (khẩu trang mọi lúc) là sẽ tự ngăn được.

Những ca bệnh F0 trôi nổi ta chưa phát hiện kịp mà kiểu 'chồng bị nhưng vợ không bị, hàng xóm lại bị lây'...thì nếu kèm theo được biện pháp mạnh 'xúc miệng nước diệt khuẩn' thì sẽ rất hạn chế có F0 trôi nổi.

Kích hoạt riêng biện pháp với người già như: một cốc nước chè nhâm nhi thỉnh thoảng một ngụm cả buổi...(vừa diệt khuẩn, vừa giúp ướt họng).

E/ Quan trọng:

"Khi 80% - 90% dân không bị bệnh thì 10% dân còn lại xen kẽ trong đó sẽ ít bị lây lan bệnh (ý tưởng miễn dịch cộng đồng nước Anh lúc đầu đưa ra)", thì ta biện pháp phòng dịch là:

100% người dân đeo khẩu trang nơi công cộng và áp dụng các biện pháp phòng dịch như rửa tay...thì 10% ở đây là những xác xuất gây bệnh còn lại ngoài những sự việc như đã đeo khẩu trang, đã biện pháp phòng dịch cá nhân, đã có biện pháp chung của xã hội.

Chẳng hạn: đó là bị ngồi chung một máy bay mà có người bị, trong nhà có một người bị mà khó để triệt để phòng dịch cho người thân...Ta chuyển 10% số lượng người sang thành 10% là những sự việc, hoàn cảnh xác xuất bị của người đó nơi đang có dịch- điểm dịch (địa bàn xã, hay đi vào Bạch Mai). Làm tốt thì chắc chắn chúng ta sẽ giảm yếu tố 10% xuống rất nhiều nữa (như chỉ còn 1%...hay 0.05 % cho mỗi cá nhân ở điểm hay khu vực đang có dịch- như một cá nhân rơi vào khu vực Bạch Mai khi có dịch).

F/ Biện pháp 'co- giãn' của miễn dịch khẩu trang Việt Nam nên áp dụng tiếp sau giai đoạn 'cách ly xã hội' (hiện nay tới 15/04/2020), để ngăn dịch mà vừa phát triển kinh tế đời sống xã hội, để theo được thời gian dài nếu thế giới chưa hết dịch.

Chú thích: từ 'co' ở đây để chỉ xã hội phải áp dụng các biện pháp bắt buộc (ít đi lại, không mở cửa hàng...), từ 'giãn' để chỉ xã hội được nới ra (như: mở một số cửa hàng, bớt 'hạn chế đi lại' hơn...), không phải từ nghĩa liên quan 'giãn cách xã hội'.

Quan trọng: Áp dụng được biện pháp này thì từ nay về sau chúng ta không sợ có năm nào đó không may lại bùng phát dịch cúm.

Để an toàn cho năm đầu, củng cố rút kinh nghiệm thì sau ngày 15/4/2020 hết 'cách ly xã hội' chúng ta có thể sẽ xem xét (chỉ mức độ giãn vừa phải, nới từ từ...) như:

1/ Hạn chế những ăn uống dễ lây: quản lý hàng quán mức độ ra sao, cấm những gì, giờ giấc, mức độ...của những kiểu quán cà phê, quán cơm, phở....

2/ Giãn cách và phòng dịch ra sao của: cửa hàng, kiểu phòng tập gym..

3/ Cấm không quản được của: bar, karaoke, mát xa...thời có dịch.

4/ Thực hiện mạnh mẽ, nghiêm túc hơn nữa đeo khâu trang nơi công cộng.

5/ Quy định giãn cách nơi kiểu cửa hàng.

6/ Cơ quan, công ty....tăng cường hơn nữa cách phòng dịch, có nội quy- kế hoạch phòng dịch thời có dịch.

7/Tăng cường hơn nữa kiểm tra giám sát thực hiện các yêu cầu phòng dịch (đội ngũ quản lý, đi kiểm tra lúc này vất vả hơn cả khi 'cách ly xã hội).

Chẳng hạn: cửa hàng điểm quan trọng nhất là đeo khẩu trang, giãn cách 1 hay 2 m, nước rửa tay...được giám sát chặt chẽ hơn lúc thực hiện Chỉ thị 16.

Chúng ta được 'giãn ra' (nới mở ra một số sự việc) nhưng sẽ làm mạnh mẽ quyết liệt hơn các điểm quy định (như đeo khẩu trang nơi công cộng gần 100%, giãn cách ở chợ....).

8/ Có thể cấm mở quán cà phê tới 30/4 ? vì nơi ăn uống là dễ lây, khuyến khích ship về, giảm mật độ đi lại sự việc chưa cấp thiết (đi nhiều sự việc đó nhưng hầu hết chỉ là người nhàn rỗi). Có thể phương án giờ theo được hết thời gian có dịch; (mời xem phương án như bài: Thêm một phương án phòng chống dịch sau 15 ngày cách l ).

9/ Mời tham khảo chi tiết thêm ở bài:

.....

Nếu sau này lặp lại, thì rút kinh nghiệm ta có thể giãn ngay sau khi hết cách ly xã hội. Thực hiện tốt kích hoạt khẩu trang trăm người như một, kèm theo các mức độ nhà nước chỉ ra thì mọi người dân chúng ta không phải khiếp sợ dịch cúm nữa, đỡ lo các năm tiếp theo.

WHO giám soát nhanh dịch bệnh phát sinh ở nơi nào đó.

Biện pháp miễn dịch cộng đồng bằng khẩu trang có thể áp dụng cho các nước (như châu Phi, Ấn Độ, Trung Đông, Đông Nam Á...).


Mời tham khảo thêm:


(Lê Thanh Đức; UNDP, 10/04/2020)