Xem xét cách: ‘quản lý lái xe ô tô chở hàng thời dịch’:

1/ Theo diễn biến dịch đã xẩy ra chúng ta có thể chia cả nước làm 2 dạng:

(1) Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là 1, ký hiệu 3TP.

(2) Các tỉnh còn lại là là 2, ký hiệu Tn.

(...) Có thể tuỳ đặc điểm riêng cộng thêm mà một số tỉnh có thể là 3, như ký hiệu T3n (như Bình Dương có thêm khác khu công nghiệp ‘phức tạp’).

2/ Bây giờ chúng ta đã có biện pháp, có vaccine...nên Tn về sau có thể là tất cả không bị dịch, mà trong một số tỉnh khi bị dịch chỉ ở một số vùng (huyện, xã...).

Ta có thể coi các tỉnh Tn không bị dịch là đang được ‘đối xử’ như nhau.

Nếu một tỉnh có nơi riêng huyện xã bị dịch A, ta ký hiệu tỉnh đó riêng là Td.

Lái xe LXtn1 của tỉnh Tn1 qua Nghệ An, nhưng không đi qua Cửa Lò có điểm đang có dịch thì: khaibaoyte về không sinh hoạt chung người dân; có thể gom một mũi test của LXtn1 cho X mà bớt lúc phải tét khác định kỳ; X quy định riêng của phòng dịch khi LXtn1 qua Nghệ An...

3/ Các lái xe ô tô chở hàng các tỉnh (ký hiệu: LXtn) sẽ chịu sự quản lý như nhau.

4/ LXtn vô ra các Tn sẽ:

4.1/ tiêm 2 mũi.

4.2/ chịu quản lý chung doanh nghiệp đó.

4.3/ doanh nghiệp vận tải ‘chuyên nghiệp’ có khai báo trước nơi ăn nghỉ, cung đường đi, tiếp xúc với nguồn hàng, kho hàng...

Vệ sinh sạch sẽ các giai đoạn liên quan là bắt buộc (chẳng hạn: vào nơi ăn tắm rửa thay áo hay máy sấy...)

4.4/ một LXtn1 đi sang tỉnh khác là Tn(k) mà ngoài trao đổi hàng hoá còn muốn thời gian rảnh đi cung đường ngoài luồng, như ngày thứ 3 không làm gì ghé người thân quen rủ ăn phở, thăm cháu...thì LXtn1 hôm đó phải test nhanh ‘thời dịch’, khai báo lịch trình, vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi quay lại xe ô tô (quay lại liên quan doanh nghiệp X). Tn thời cảm thấy ‘an toàn theo thời gian’ thì LXtn1 có thể thôi công đoạn test (thứ 3).

Còn là lái xe đi các Tn thì LXtn1 luôn phải khaibaoyte và đi ra ngoài cung đường của X luôn phải có ý kiến X quản lý (kiểu ngày thứ 3).

5/ Doanh nghiệp X quản lý nhiều lái xe LXtn đi nhiều tỉnh Tn thì:

5.1/ Trách nhiệm chung tình trạng 5K, tiêm vaccine, phòng dịch.

5.2/ Định kỳ xoay gộp test ra sao các LXtn.

5.3/ X chịu trách nhiệm chung chiến thuật test với cơ quan chức năng, chẳng hạn: LXtn 2 đi nhiều hơn, qua nơi phức tạp hơn...thì test nhiều hơn LXtn1, tổng test của X được gộp các lái xe mà không tăng (10 lái xe của 10 xe cùng công ty x, tuần đó phải tét 10 cái thì lái xe 1 có thể tuần đó phải test 2 lần vì nhiều chuyến những nơi nguy, còn lái xe 2 chỉ 1 lần test, lái xe 3 có thể tuần đó không tets do không đi; nhưng lái xe 3 trong 3 tuần không đi cũng phải liên quan một lần test gộp với X).

Mật độ, phức tạp X1 khác X2 thì lượng tổng tét khác nhau.

Một lái xe LXtn1 đi qua tỉnh Tn6 do tình hình mà có thống nhất với X và địa phương nơi Tn6 nên test cho LXtn1 vào ngày thứ 5 thì X được coi LXtn1 là một thành viên trong tổng thể chiến lược test của X (không nhất thiết X chỉ test ở nhà, tuỳ tình hình thực tế ‘khống chế dịch’ toàn bộ đội ngũ xe).

5.4/ Một tỉnh Tn nào đó đang có ‘diễn biến dịch’ khác lạ (như tỉnh Tn5 hiện tượng khác mọi tỉnh trong Tn còn lại) thì LXtn1 của X vào ra Tn5 còn chịu quản lý dịch riêng của Tn5 (có thể test vô ra...).

5.5/ Mọi lái xe LXtn của X không tự chịu phí test, hay ràng buộc riêng thêm gì khi qua các tỉnh Tn.

5.6/ X có thể có nhiều điểm ăn, sinh hoạt dịch vụ A1, A2...An; X có thể có nhiều quá trình kho hàng H1, H2, ...Hn nhưng X có trách nhiệm giám sát 5K mọi điểm đó. Lái xe LXtn1 có thể không ăn ở A1 mà gắng chạy qua rồi ăn ở A7...nhưng đều đảm bảo 5K của X biết trước.

Có thể đột xuất LXtn1 ăn ở Aa11 bất kỳ, nhưng nơi ăn này được đăng ký ‘chính quyền’ bảo đảm 5K mà X biết sẽ tìm hiểu.

Chuyên nghiệp LXtn là phải thế, không thể cứ vạ đâu ăn ngủ đó bất kỳ thời dịch...

6/ Thời dịch X nên áp dụng công nghệ 4.0.

Có thể trang bị máy sấy thổi tiền. Tiền nên được làm nóng qua nhiều người.

7/ 3TP tình hình địa lý, diễn biến dịch của thời dịch nên có quy định riêng cho mọi X, LXtn...

8/ 3TP còn phải xem xét mức dịch ra sao của quận huyện, hay xã..một điểm, vài người trong các nơi trong 3TP: ký hiệu 3TP vùng không dịch là 3TPkd, 3TP vùng có dịch là 3TPd.

9/ Vì 3TP sau này khó cả TP có dịch mà thường chứa trong đó 3TPkd và 3TPd (khó cả 3TP chỉ thị 16, vì thạo biện pháp rồi, có vaccine...).

10/ Lái xe LXtn1 của X đi vào ra của:

(1) 3TPkd thì phải test ra sao lúc vào ra (vì mật độ dân đông ‘lan dịch sẽ mệt quản), hay chỉ một lần test nhanh lúc ra, hay chỉ hạn chế cung đường ra sao trong 3TPkd...

(2) 3TPd thì được quy định riêng cho LXtn1 là có dịch: cách đi, cách quản lý, có thể phải chuyển xe riêng, hàng gì được đi...

11/ Có thể chia chỉ 3TP và Tn; nhưng có thể chia cả: 3TP, Tn, T3n (kiểu như Bình Dương...) hay hơn nữa, hay chia cụ thể thêm tuỳ mức phức tạp lưu thông theo diễn biến dịch.

12/ Trong 3TP đi ra các Tn thì quản lý như Tn nhưng cộng thêm quản lý của 2 yếu tố (1) vùng có dịch; (2) vùng mật độ đông.

Lái xe trong 3TP muốn được đối xử như Tn thì mình phải có vị trí địa lý khác trong 3TP, có kiểu sinh hoạt riêng (khắt khe quản lý để bớt tiền test, như ít về nhà và gần quốc lộ để sinh hoạt tách khu dân cư...).

13/ Các khâu nhận, giao, bốc, quản lý hàng ‘chuyên nghiệp’ để 5K mọi chỗ.

14/ Tách đội ngũ lái xe chuyên nghiệp các Tn và 3TP thành thêm một yếu tố cách quản lý chung toàn quốc khi lưu thông trên đường.

Có thể trợ giúp bằng test nhân viên cây xăng dày hơn; quán ăn mang tính chuyên nghiệp hơn, chạy thông hơn ít bị dừng, có nơi sinh hoạt các khu cập bến riêng, tách được nhiều nhất có thể với sinh hoạt dân cư...

15/ Vệ sinh chung lái xe và xe.

16/ Nghĩ thêm nhiều cách ‘sinh hoạt’ tách vòng sẽ bảo đảm tốt sức khỏe cho lái xe chở hàng (đi kiểm định được tính chung lần X test, lái xe xa bốc vác, chủ vựa được tiêm và test...).

...

Còn vấn đề khó như vận chuyển xe buýt, xe taxi...sẽ nghiên cứu trình bày chăng?

(Lê Thanh Đức; 2/10/2021: cùng nghiên cứu giúp BCĐ)