Chiến thuật cấp số cộng phòng chống dịch

Ý kiến một số người về tăng lượng xét nghiệm Covid-19 Hải Dương lên rất nhiều đã được Chính phủ trả lời là không đáp ứng được vì chi phí mỗi lần là 700.000 đồng.

Vậy Chiến thuật của Chính phủ là gì? Đó là:

1/ Trước nhất, chúng ta biết xét nghiệm chỉ nhằm phát hiện thời điểm hiện tại ai bị dịch ai không bị, để đưa F0 cho đi chữa. Nếu địa điểm A mà xét nghiệm 100% rồi lọc ra chỉ còn những người không bị dịch thì nếu các biện pháp phòng dịch tiếp theo làm không tốt (như lỏng lẻo đeo khẩu trang, tiếp xúc quá gần...) ngày hôm sau những người đã xét nghiệm dễ bị lây nguồn bệnh nơi khác đưa tới, hoặc đi nơi khác dính mang về...

2/ Như thế nào là lúc bệnh chỉ lây được cấp số cộng, lúc nào bị lây cấp số nhân (thậm chí lũy thừa, hay cấp số không phải nhân đôi, mà nhân 3 ...) ?

Đó là: quy mô tầm mức hoạt động lớn của nguồn lây (mức tiếp xúc, chậm trễ ngăn, vi rút mạnh...), ngược lại thì dịch chỉ tăng cấp số cộng. Khi phát hiện dịch mà áp dụng chiến thuật đưa được về cấp số cộng thì với cách chữa và phòng lây tiếp theo sau 14 ngày ta sẽ đưa được dịch giảm mạnh theo cấp số chia, như những tháng đầu năm và giữa năm 2020 đã làm được.

Kiên trì hai hay ba lần số chia là về những lúc hết dịch (chú ý từ ‘kiên trì’).

3/ Như thế nào là nhanh đưa về cấp số cộng kể từ khi phát hiện dịch bùng nổ những chỗ nào?

3.1/ Trước nhất phải bó (khoanh) được trong các vùng, tỉnh xuất hiện dịch (như dịp tết ở Hải Dương rồi lan ra một số nơi thì các nơi khác đã bó và dập được).

3.2/ Trong một nơi như Hải Dương (ký hiệu HD) đồng loạt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ.

Trước nhất phải phải chỉ ra cho được những đâu là tính chung trong HD, chẳng hạn Hải Phòng có một số xã B dân liền kề gắn bó quá mật thiết làm ăn (sang làm chung khu công nghiệp...) thì tính chung B biện pháp mạnh như trong HD.

Các xã X của HD dù chưa bị cũng phải áp dụng mạnh các biện pháp chống dịch như xã bị, điểm bị, chỉ khác là chưa bị phong tỏa.

Một người dân N nơi chưa bị dịch của HD sẽ rất khác người dân D của Hoà Bình (D ở HD về) vì N sẽ nguy cơ tiếp xúc nhiều với nguồn F0 đã xuất hiện trong HD, còn D số lượng ít quay lại Hoà Bình được chú trọng, ít bỏ sót (số N nhiều, số D ít).

Xác định N và biện pháp thì cả nước chỉ cấp số cộng.

3.3/ Trong HD làm sao cho các N không bị cấp số nhân? Thì:

điểm bị áp dụng (Đ): phong tỏa, truy xét, xét nghiệm, cách ly, biện pháp phòng lây như rửa tay- đeo khẩu trang...(như đã làm).

Xác định đâu là những X còn lại được gộp trong quy mô như một HD mà áp dụng tất cả biện pháp chống dịch như ở Đ, X chỉ khác Đ là chưa bị phong toả- chưa xét nghiệm số lượng lớn (mà X chỉ xét nghiệm chọn lọc nguy cơ cao như mới đi về)- nhưng phải giãn cách mạnh 2m.

Một người dân N1 trong HD mà chậm phát hiện dịch, lây cho cả nhà...nhưng thời điểm lây thì cả HD đã biện pháp mạnh rồi thì dù lây cho cả nhà cũng chỉ tăng cấp số cộng, khác với N1 liên quan N2 nào đó thả hổng vào Gia Lai...

HD phải áp dụng mạnh khai báo y tế những người nguy cơ cao dễ nhiễm (như bán hàng nơi chợ, đi lại dịch vụ nhiều, ở đầu ngõ đông người...), kèm theo vận động người dân những vị trí đó khai báo y tế từng ngày để hình dung(chẳng hạn y tế phường nơi chưa bị phong tỏa được dân trong phường giúp bằng có số liệu hàng ngày ở những hộ đông người, nhà ngã 3 ngõ, người đi bán hàng, ... biện pháp khai báo điện thoại này chính quyền phường chủ động đề ra những kiểu “tọa độ’- tọa độ điểm- tọa độ việc gì; dân hợp tác khai cũng sẽ như họ giúp tuyên truyền người khác phòng dịch).

HD đồng loạt biện pháp chống dịch thì mới đưa về cấp số cộng.

3.4/ Khi xẩy ra như HD các tỉnh truy F và kích hoạt các cấp độ chống dịch thì cả nước dịch chỉ tăng cấp số cộng thời gian đầu phát dịch.

4/ Khi đã khống chế được dịch ở cấp số cộng rồi, kiên trì các biện pháp sau 14 ngày ta có ngay cấp số chia giảm dịch, tính những ngày kế tiếp sẽ chia tiếp.

Vì sao phải kiên trì không nóng vội được? Vì đã có F trôi nổi trong HD mà 14 ngày mới rõ, ta áp dụng biện pháp không để lây cấp số nhân nếu sót lây cấp số cộng thì cứ bắc cầu vài lần (vài ngày lại nổi ra một số) sẽ bó dần hết.

5/ Không xét nghiệm hết % dân được vì:

5.1/ Tốn kém.

5.2/ Khi xét nghiệm nhiều mà biện pháp phòng kém thì mới xét nghiệm xong không bị có thể mai đã bị lây.

5.3/ Không bao giờ giữ tuyệt đối được cả đất nước không có nguồn lây.

5.4/ Cách ly rồi xét nghiệm mới chắc chắn nhất, chỉ xét nghiệm 1 lần chưa đủ.

5.5/ Chỉ ỷ lại xét nghiệm sẽ biệt pháp phòng kém, lúc đó sẽ phải xét nghiệm nhiều lần lúc dịch bùng ra, cả nước chắc chắn số người dân sẽ phải xét nghiệm nhiều lần hơn (ý là cùng một thời, giả sử dịch xẩy ra Việt Nam như thế thì biện pháp chọn lọc xét nghiệm kèm phòng dịch biện pháp mạnh sẽ có người bị không nhiều hơn biện pháp chú trọng xét nghiệm nhiều; tính tổng thể vì: dễ nẩy ra nhiều lần bùng dịch hơn?)

Biện pháp lỏng hơn với 'người xét nghiệm mà không bị dịch' thời cả thế giới dịch thì khi bùng ra sẽ rất dữ dội, không chạy theo ngăn kịp.

6/ HD có đôi lúc hơi khó, nhưng là do bước đầu có lúc còn hổng khâu nào đó và thời điểm tết (rất khác).

HD là phải kiên trì vì rất khác 2020,

Nếu xuất hiện dịch mà bị lây như thế nào rồi thì chúng ta phải có biện pháp.

Chiến thuật: đưa về cấp số cộng rồi kiên trì.

(Lê Thanh Đức 24/02/2021)