Vấn đề Nga - Trung Quốc

Báo ‘Pháp luật’ ngày 16/9/2022 đưa tin với tít đầu đề: ‘’Ông Putin công bố dự án đường ống dẫn khí tới Trung Quốc và Mông Cổ’’.

Công chúng nhìn nhận vấn đề đó ra sao? đó là:

1/ Vùng Viễn Đông giữa Nga - Trung có vấn đề từ xưa.

2/ Ông Putin có lẽ lại nghĩ ‘mục 1 nêu trên’ mà lại dự định áp dụng lâu dài chính sách ‘dầu khí’ với Trung Quốc như đã từng áp dụng với Đức.

Và áp dụng cái ‘trước mắt’.

3/ Nhưng chúng ta đều biết ‘vấn đề biên giới của Nga với Đức là khác biệt, khác với Nga và Trung Quốc liền kề trải dài.

4/ Nga và Trung Quốc là tiềm lực ngang cơ, thì khi một bên chớp được thời cơ ‘bên này - bên kia’ hơi nhỉnh để phát triển hơn thì cán cân sẽ nghiêng dần về bên đó, bớt bên kia.

Nga để tuột dần quan hệ tốt với châu Âu thì tự đánh mất lợi thế địa chính trị. Trung Quốc lại tự được tích tụ vun vào lợi thế của địa chính trị phía đó, vì có Nga bao bọc vỗ về bên phía đó.

5/ Nga - Trung có nhiều cái như ‘đồng sàng dị mộng’.

Tạm thời Trung Quốc chỉ vì bị kìm hãm của một số vấn đề mô hình xã hội, Đài Loan, một số nước xung quanh...nên cùng tìm thị trường ở mọi nước với Nga.

1979 là Trung Quốc cần Mỹ hơn Việt Nam.

6/ Mô hình xã hội tiến bộ dần, người ta sẽ sử dụng ‘vật chất’ phục vụ cuộc sống văn minh dần (như có nơi đã thích đi xe đạp mà không xe ô tô quá sang trọng).

7/ Chỉ có phát triển ‘kinh tế- xã hội’ tiến bộ mới tạo quan hệ tốt theo hướng văn minh cho mọi nơi.

8/ Vấn đề vũ khí chiến tranh ở Ukraine thì ‘cộng đồng quốc tế’ đã rất lo lắng cần vũ khí chính xác đánh vào kho hậu cần chứa ‘đạn pháo’, chứ người dân khắp thế giới rất tức giận khi ‘đạn pháo’ dùng bừa bãi tàn sát.

Cộng đồng quốc tế hy vọng nền hoà bình ở Ukraine.

(Lê Thanh Đúc, 16/9/2022)