Giải thích: Vũ trụ giãn nở (bài 1)

Mời các bạn xem mình giải thích phần nào vì sao ta quan sát được vũ trụ ngày càng nở ra!

Lời dẫn vấn đề: Vũ trụ đang nở ra? Các nhà khoa học bằng cách quan sát các ngôi sao ở các thiên hà và phát hiện quang phổ (ánh sáng) của nó chuyển sang màu đỏ ngày càng nhanh, chứng tỏ nó ngày càng chạy ra xa và theo mọi hướng ('sao' ở gần hơn thì quang phổ xanh hơn, xa thì đỏ dần). vũ trụ đang nở ra nhưng các nhà khoa học chưa giải thích được vì sao? và khi nào thì dừng lại? Mình giải thích:

1/ Các thiên hà tự xoay và quá trình tự xoay như thế nó đi theo đường xoắn ốc. Hãy tưởng tượng ‘cái gụ’ đang xoay trên mặt bàn, quá trình xoay nó tự di chuyển theo cánh cung xoắn ốc.

Thiên hà xoay theo đường xoắn ốc không trên một mặt phẳng mà còn xê dịch lên hoặc xuống (bởi trong không gian), kiểu đường đi theo dạng xoắn (lên hay xuống) tháp nón (tháp nón mọi hướng).

Thiên hà thường có dạng elip, xoắn ốc…

Vũ trụ hình thành đã hơn 10 tỷ năm, các thiên hà hình thành cũng đã hàng tỷ năm, ở các nhánh của thiên hà ‘có thể’ các ngôi sao (như mặt trời) hầu hết đang co dồn dần về tâm của thiên hà, nơi hố đen của thiên hà. Càng về gần tâm thiên hà (hố đen) càng dày đặc các sao.

Các nhánh của thiên hà ngày càng co lại và dồn về tâm. Chúng ta hình dung thiên hà hình xoắn ốc như cái chong chóng quạt (cánh cong- tức các nhánh của thiên hà) đang quay bồng bềnh trong vũ trụ. Khi các nhánh của thiên hà co lại, hố đen ngày càng lớn (hút vào) thì phải chăng thiên hà càng tự xoay nhanh hơn? Thiên hà xoay nhanh hơn thì nó sẽ đi nhanh hơn? Vì vậy vũ trụ như ta quan sát thấy ngày càng nở ra?

Ghi chú: Mình nghĩ thiên hà thuở hình thành sẽ tăng tốc dần (do năng lượng dồi dào ban đầu, phản ứng mạnh) rồi khi tới đỉnh (tối ưu năng lượng có ở mỗi thiên hà bùng phát nhất) rồi sẽ châm lại dần (do các sao trong thiên hà tàn dần).

2/ Ánh sáng ở các thiên hà xa xăm (cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng) khi tới trái đất thì trên đường đi đã ‘sượt qua’ vùng hàng tỷ thiên hà (lên lỏi xuyên qua mạng lưới hàng tỷ thiên hà).

Chúng ta đã biết các ngôi sao, các thiên hà có lực hút (trọng lực) nên bẻ cong không gian và thời gian quanh nó, ánh sáng đi qua cũng bị uốn cong đường đi.

Phải chăng khi các thiên hà co dần về tâm thiên hà (do tuổi già dần) thì lực hút của mỗi thiên hà tăng lên (vật chất dồn nén vào hơn), dẫn tới ánh sáng đi qua ‘vùng’ từng thiên hà bị uốn cong hơn? Do đó càng ngày (theo thời gian) ta càng thấy ánh sáng phải đi đường dài hơn (từ thiên hà xa xăm tới trái đất phải quan hàng tỷ thiên hà- mà mỗi thiên hà già dần).

Vậy chúng ta thấy các thiên hà ở xa có vẻ đang chạy ra xa là phần nào đó do ánh sáng của nó ngày càng bị ‘uốn cong’ nhiều đoạn hơn trên đường đi?

Các thiên hà ở xa thì có vẻ càng già hơn nên phải chăng ‘lực hút’ của chúng càng tăng (càng uốn cong ‘không gian- thời gian) hơn những thiên hà ở gần (trẻ hơn), vì vậy ánh sáng càng ở xa thì càng bị tăng dần các mức uốn cong từng nơi khi trên quãng đường tới trái đất. Do đó, ta quan sát thấy các thiên hà đang chạy ra xa và càng ở xa càng tăng tốc? Ở đây có phần nào đó thực chất là ánh sáng càng ở xa, càng theo thời gian về sau càng bị đường đi dài hơn do bị uốn cong ở từng quãng đường nhiều hơn? Vì vậy ta thấy quang phổ ánh sáng của các thiên hà ở xa ngày càng đỏ?

3/ Một nguyên nhân thứ 3 nữa hãy tham khảo bài viết trước đây mình nghiên cứu: Tương lai của vũ trụ https://sites.google.com/site/weblethanhduc/hieu-biet-vu-tru/tuong-lai-cua-vu-tru

3 mục đã trình bày mình nghĩ sẽ tác động tới quan sát dải quang phổ của ánh sáng ở xa ngày càng đỏ hơn. Mong các nhà nhà khoa học thế giới cùng nghiên cứu.

Các nhà khoa học trên thế giới quan sát và khẳng định được: 'các thiên hà ở xa ngày càng chạy ra xa và đang tăng tốc'. Nhưng chúng ta cũng phải thấy một phần chạy ra xa, tức một phần quang phổ bị đỏ hơn là 3 nguyên nhân trên gây nên.

Bình chú:

(1) mục 1 và mục 2 có thể đảo ngược lại chăng? Chẳng hạn:

- Khi nhánh thiên hà co lại thì như cánh của một vật ngắn đi vật đó sẽ ‘rơi nhanh hơn’ theo xoắn ốc xuống (theo mặc định hướng) mà không đi xoắn ra xa hơn kiểu đường cong cái gụ trên mặt bàn.

- Khi ‘hình dung’ vùng không gian quanh mỗi thiên hà như bong bóng bao quanh thì khi thiên hà đang rộng, bong bóng sẽ rộng mà nếu thể hiện bằng màu vẽ sẽ nhạt, khi co sẽ đậm màu thể hiện (nhạt ngoài đậm vào trong), những vì hàng tỷ thiên hà trong vũ trụ nên ‘bong bóng’ khi co sẽ làm chậm hơn.

Dù sao thì ý ở bình chú cũng thể hiện nguyên do làm ánh sáng bị ngày ‘dài đường’ đi hơn.

(2) Mời mọi người chờ xem mình sẽ chỉ ra thêm một số vấn đề liên quan vũ trụ rất quan trọng nhưng các nhà khoa học đã bỏ qua để hình dung thêm về vũ trụ.

(Lê Thanh Đức - ngày 30/10/2017; phấn đấu thành công cho Chương trình UNDP; có gửi NASA, và các tổ chức khoa học)

Tham khảo thêm:

Bổ sung thêm về 'vũ trụ hình thành' Hình dáng vũ trụ và giải bài toán n quan hậu Tương lai của vũ trụ Vũ trụ hình thành và kết thúc Vũ trụ tới đâu