Biện pháp cấp bách chống dịch 27/11/2021; bổ sung cho BTGP làm ngày 13/11/2

Khi hầu hết người dân đã tiêm 2 mũi vaccine mà biến thể virut dịch covid-19 vẫn len lỏi theo thời gian gây bệnh cúm trong dân, ảnh hưởng kinh tế xã hội, chúng ta chú trọng chiến thuật:

(1) làm cho không gian thông thoáng; (2) giảm thời gian tiếp xúc; (3) giảm nơi chứa mầm bệnh; (4) giảm nơi chứa mầm bệnh lan truyền; (5) giảm nơi chứa mầm bệnh nặng thêm theo thời gian; (6) giảm nơi chứa mầm bệnh có mức nguy cơ ảnh hưởng;

1/ Đã có nhiều cấp độ dịch với màu đặc trưng thì chúng ta căn cứ vào độ đậm đặc dân cư và công cụ đã có ngăn dịch để đề ra chính sách cụ thể thêm cho địa phương.

1.1/ Khi đó, địa phương được quyền ra quy định cụ thể thêm cho lĩnh vực ngành nghề. Chẳng hạn: quán phở Q1 vẫn hoạt động, nhưng quán cà phê cp1 chỉ được hoạt động trong khung giờ nào; do so sánh cp1 ngồi nhàn rỗi quá lâu, hiệu quả kinh tế không phù hợp cho dân cư thời có dịch.

Quán cà phê q1 ngồi chen chúc ghế (dễ lây) là khác quán cà phê q2 được đầu tư từng ô bàn ghế nhóm người ngồi riêng biệt(ít lây).

1.2/ Cùng cấp độ (cùng màu) dịch nhưng Hà Nội sẽ có khác Vinh về tốc độ khi bị lan ra, nhân lên nên chúng ta phải chuẩn bị đối phó khác nhau.

2/ Độ thông thoáng ngoài tình tiết cụ thể cho một địa điểm như quán q1 còn phải gắn với mật độ dân liên quan vùng.

Quán phở q ở Vinh và ở Hà Nội đều có 5K, vách ngăn như nhau nhưng nếu 10 khách ở Vinh và 10 khách ở Hà Nội đều chung lúc hở như nhau thì 10 người ở Hà Nội sẽ tạo nguy hiểm xã hội hơn (nơi sinh hoạt, nơi lao động...).

Ở Vinh ra khỏi quán q sẽ dễ thoáng, ở Hà Nội ra khỏi q dễ vẫn bức bí kéo dài thêm ở nhà hoặc nơi làm việc. Nên quy định giám sát độ thoáng cụ thể ở Hà Nội sẽ chi tiết hơn, sẽ cần nhiều ‘chỗ’ hơn ở Vinh.

3/ Cấp độ dịch cần quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn cho từng lĩnh vực, nơi mà bổ sung, điều chỉnh sao cho hiệu quả phù hợp sự vận động xã hội.

Khi có bài học ‘tiêm 2 mũi vẫn lây nhiều’ chúng ta không chung chung 5K nữa mà phải phải xem xét lại cái nào mức nên mở, mức nên đóng, tuỳ lúc cụ thể ra sao (tuỳ lúc cụ thể ra sao là: giả sử xóm x1 ngủ quên mà bùng dịch thì tăng biện pháp, nay đã chặn được thì giảm tăng cường).

So sánh các cấp độ dịch thời chưa có vaccine với các biện pháp, nay có 2 mũi vaccine thì tình hình dịch từng nơi theo đặc điểm cần điều chỉnh ra sao.

4/ Giảm nơi chứa mầm bệnh:

4.1/ Sinh hoạt gia đình nhiều thế hệ nên tách ra lúc ăn uống thời dịch bùng phát nếu trong nhà có người hàng ngày đi làm tiếp xúc nhiều với cha mẹ người già.

4.2/ Các sự việc cộng đồng chú trọng 5K; kiểm tra độ thoáng như hội họp, dịch vụ mua bán...

4.3/ Chú trọng kiểm tra, giám sát, xử phạt một số sự việc chủ đạo như:

4.3.1/ dịch vụ mua bán nơi chợ.

4.3.2/ hàng cà phê vỉa hè ngồi kê sát, cá nhân ngồi rai rai cả nửa buổi mà chủ quán không nhắc nhở thời dịch.

4.3.3/ hàng ăn nhậu dạng mua vui quá lâu, giờ giấc sai.

4.3.3/ cổng trường phụ huynh tụ tập.

...một số việc nữa..

Nhưng tới:

kiểm tra, xử phạt quán nhậu 5K thường xuyên mà không tới quán phở p. Quán phở p chỉ phải tuân thủ 5K theo đã quy định, tới kiểm tra khi có phản ánh hoặc là định kỳ, đột xuất theo cấp độ dịch.

Quán cà phê cp1 dạng vỉa hè, chen chúc thì thường xuyên có đoàn kiểm tra dạo quanh giám sát xử phạt nhóm khách vi phạm 5K nhưng lại không kiểm tra xem nhân viên quán ra sao, vì quán mở được thì 5K chung là hiển nhiên. Chỉ khi quán cà phê có khách bị xử phạt mới vào kiểm tra chủ quán mọi khâu; cũng có thể đoàn kiểm tra đi ngang qua thấy quán lộn xộn hoặc nhóm khách không bắt được ai thì chủ quán và nhân viên phải chịu trách nhiệm các lỗi 5K. Đoàn kiểm tra đi các tuyến phố chú trọng các quán cà phê vỉa hè chen chúc mà không phải dò các quán có nhà đầu tư bài bản.

Công viên thì đoàn kiểm tra không vào mà chỉ vào kiểm tra khi có phản ánh hoặc biết có lỗi, hoặc nhân viên công viên yêu cầu. Công viên mở ra là nhân viên ở đó chịu trách nhiệm giám sát 5K.

5/ Các địa điểm, nơi (như siêu thị, chợ, ...):

Có thể có thùng phiếu theo ngày.

Khi ai tới giao dịch dịch vụ chỉ cần bỏ một phiếu ghi số điện thoại mình vào (cần thiết lắm thì có tên, địa chỉ kèm).

Lưu niêm phong thùng đó lại và quá số ngày ‘phòng dịch’ thì chủ cơ sở chịu trách nhiệm tiêu hủy mọi địa chỉ số điện thoại trong đó, không ai được biết.

Vất vả của dò ngược địa chỉ theo số điện thoại để thông báo dịch với khách khi ngày nào đó có F0 xuất hiện là trách nhiệm của chủ cơ sở.

Giả sử hôm 21/11/2021 mà siêu thị s1 có một F0 vào khung giờ buổi trưa thì thùng phiếu các ngày (để riêng ngày) những người vào s1 mà nguy cơ lây sẽ được thông báo về chính quyền địa phương và nơi ở (nhân viên s1 muốn quản lý cho khỏe thì thùng phiếu chia khung chi ly hơn, có thể tới buổi để buổi trưa ngày đó F0 vào thì sớm đó ai vào chưa có mầm bệnh).

Đó là quyền riêng tư, là thoải mái dễ chịu cho tất cả mọi người, khuyến khích mọi người tham gia.

6/ Nhiều cái đồng đều giảm dịch như người Nhật mới lợi ích chung toàn xã hội, hay bó được tua lĩnh vực mới đông khách Hội An.

7/ Chưa tách được:

7.1/ người thường xuyên đi làm phải có sinh hoạt cuộc sống khác người chỉ lông bông ăn nhậu, cà phê ngồi cả ngày.

7.2/ dịch vụ sinh hoạt phải áp dụng công nghệ thời 4.0, sắp xếp khoa học.

7.3/ sắm thêm vật dùng cho các thế hệ trong nhà thời bùng dịch.

Như: khay ăn người già, cố nước riêng, chai nước xúc miệng, khăn tắm để riêng....

Tránh quan điểm sai lầm ‘trong nhà kiểu gì cũng lây’ mà khi tiêm 2 mũi vaccine thì sức đề kháng sẽ khác; có người sẽ thoáng qua, thậm chí không bệnh, người lây trước lây sau cũng sẽ lợi thế chữa và phục vụ...

7.4/ sử dụng hiệu quả danh sách cá nhân với thực trạng an sinh để chi tiết thêm quản lý phòng chống dịch:

7.4.1/ nhà có một người n1 làm xưởng x1 thì n1 phải chịu quy định thống nhất thêm của x1 trong chống dịch.

7.4.2/ nhà có người n2 là nhân viên quán cà phê cp1 thì n2 phải xét có ở chung gia đình nhiều thế hệ không, nếu có thì thời bùng dịch không được về nhà mới nhận vào làm.

8/Bệnh nền nên có khu chữa riêng vì sẽ lâu dài, dễ lặp lại.

Khuyến khích khi không mầm bệnh sẽ chế độ sinh hoạt hơi riêng.

9/ Chúng ta bình thường mới khi tiêm 2 mũi vaccine mà nhiều nơi ‘ngủ quên’ mới bùng dịch (kể cả một số tỉnh miền Tây).

Không kích hoạt tất cả mọi biện pháp thời dịch bùng mạnh tháng 7/2021 nhưng nên nhớ đừng ‘ngủ quên’ những biện pháp cũ khi đẩy lùi dịch.

Trên đây là những vấn đề làm rõ thêm của GPBT đã trình bày ngày 13/11/2021.

(Lê Thanh Đức, 28/11/2021)