Bổ sung chiến thuật dập dịch của TP Hồ Chí Minh:

1/ Nhận định tình hình hiện tại (ngày 8/6/2021) so với trước:

1.1/ Chiến thuật trước đây, khi dịch bùng ra chúng ta thực hiện tốt 5K kèm theo khoanh vùng, truy vết, gấp rút xét nghiệm rồi sau đó chúng ta chờ: những F còn sót trong cộng đồng có biểu hiện phát bệnh ra là mang đi chữa ngay.

Những chu kỳ phát bệnh ngắn mà kịp thời phát hiện hết. Ký hiệu tình trạng 1- T1.

Cách này khó áp dụng khi địa bàn phúc tạp, biến chủng dịch mới.

1.2/ Diễn biến hiện nay- ký hiệu tình trạng 2: mầm bệnh đã biến đổi, dễ lây hơn, khi một người có mầm bệnh thì chậm biểu hiện ra bên ngoài hơn...và mầm bệnh đã tồn tại lâu trong cộng đồng mới phát hiện (qua vài chu kỳ bệnh- một phần nguyên nhân là biến chủng mới chậm có biểu hiện để phát hiện).

Cho nên, một người N1 ở khu vực V1 có thể: đã giãn tiếp truyền ủ bệnh cho vài người N những ngày kế tiếp, chẳng hạn: N1 thì 2 ngày sau lây N2; N2 thì 3 ngày sau nữa lây N3...mà: N1 có 3 ngày sau mới có biểu hiện phát bệnh; N2 có thể 4 ngày sau mới biểu hiện; N3 có thể 3 ngày sau mới có biểu hiện (tức mốc ngày ta biết N1 có biểu hiện bệnh thì có thể phải 10 ngày sau mới có biểu hiện N3).

Chúng ta đều biết: tình trạng dạng ‘chung nhóm sinh hoạt trong ngày’ rất dễ lây, như nhóm: nhân viên nấu ăn, nhân viên cùng 1 văn phòng, người cùng 1 sân chơi ngõ hẹp....trong khoảng thời gian nào đó; chứ người đeo khẩu trang kín đi đường thoáng qua khó lây hơn.

Hiện tại chúng ta đang chạy theo dập dịch tình trạng ký hiệu -T2.

2/ Vì sao ở TP Hồ Chí Minh (TP) dễ có tình trạng ổ dịch chồng ổ dịch T2.

Địa bàn TP rất phức tạp, có ngõ, hẻm, ngách....và nhiều ngõ hẻm, ngách...mà thông ngoằn nghèo với các khu vực khác nhau; mật độ liên quan dễ mở rộng toàn TP.

3/ Bổ sung 2 chiến thuật phòng chống dịch của TP Hồ Chí Minh như sau:

Chiến thuật CT1: lên danh sách các khu vực trọng điểm, phức tạp về dân cư, chẳng hạn 500m của tổ dân cư 1, nơi ngõ, ngách, hẻm...giao nhau chằng chịt; ký hiệu V1.

Nơi V1 có lập tổ cộng đồng phòng chống dịch hoạt động mạnh (và nhóm này được bổ sung lương thời dịch- ký hiệu CĐ), nhắc nhở 5K, lên danh sách tờ khai y tế những người hoạt động mạnh các dạng trong ‘nhóm’ (trung tâm ngõ, sân tập thể, tạp hoá đông, thợ điều hoà, có người làm sân bay, hộ quá đông thế hệ, gộp 5 hay 6 nhà quá liền kề...).

Các cụm dân cư đông toàn thành phố thì có vài trăm, hay nghìn cụm V1.

V1 dạng này có mức độ nguy cơ bị dịch chẳng thua kém gì một xưởng khu công nghiệp nhỏ.

Chúng ta cứ định kỳ, xoay vòng ra sao tét nhanh các V1 (trong V1 gộp mũi xét nghiệm và cử số đại diện).

Có thể thứ 7 này xét nghiệm gộp 50 cái ở các V phường 1.

Chiến thuật 2: Có thể lập thêm trung tâm-địa điểm (Đ) tét hay xét nghiệm cho cá nhân một cách thuận lợi và nhanh chóng nếu họ có yêu cầu. ‘Đ’ là hoạt động xuyên suốt thời bùng dịch, địa điểm và phương pháp tiếp cận nhanh chóng, thông báo kết quả qua điện thoại (ghé 5 phút rồi đi ngay, kết quả sau).

Thực trạng: có nhiều người lo cho bản thân nhưng ngại thủ tục phiền khi tới viện.

Có người nghề đòi hỏi ‘bảo hiểm’ cá nhân không bị dịch cao: kỹ sư công nghệ; quản lý sợ dễ lây lan nhiều người; một phụ nữ làm việc đại diện gia đình nhiều thế hệ sinh sống, nhiều nghề...Họ có tiền, cần phát hiện nhanh giúp cả nhóm phòng...

Chẳng hạn: một chị H cuối tuần tét nhanh một lần 100.000 đ, thêm 50.000 đ góp quỹ cộng đồng chống dịch. Chị H được lợi: bảo hộ cả nhóm nhà mình 20 người; liên quan 5 người cùng bàn văn phòng...tuần này chị H thì 4 hay 5 ngày sau chồng chị H. Có thể chỉ cần tét trong 10 hay 15 hay 20 ngày cao điểm bùng phát dịch.

4/ Diễn biến dịch hiện nay chúng ta phải lập thêm tổ CĐ, lên danh sách các V1, V2...và thực hiện chiến thuật CT1.

Tổ cộng động CĐ này là khác tổ cộng đồng đang huy động các nơi hiện nay vì: gắn vùng các V chọn, suốt thời dịch, đòi hỏi danh sách khai báo dạng y tế, bồi dưỡng thêm, nhắc 5K suốt dù dịch chưa bùng của các điểm nguy cơ cao V..

TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần có thêm chiến thuật CT1 vì đặc thù riêng ngõ, ngách hẻm...và tình hình dịch phải thế.

CT1 có thể xuyên suốt cả thời sau khi tiêm vắcxin, chỉ khác là quy mô CĐ và V giảm, hẹp hơn, bởi các dịch khác hàng năm đã tiêm vẫn có bùng khi có lượng người sót tiêm.

Trong các xưởng ở các khu công nghiệp Bắc Giang nguy cơ cao, tét quanh thời dịch...thì chúng ta thấy các V của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tầm quan trọng về phòng dịch cũng thế.

5/ Khi không có dịch bùng phát thì CT1 cũng nên coi như biện pháp bổ sung của 5K + vắcxin (thành 5K+ vắcxin+ CT1) mà TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải có.

CT1 quan trọng là củng cố phòng thủ tốt, chống dịch cho các nơi dễ lung lay V (ý thức 5K lên, phục vụ thông tin cho giãn cách chính xác, chỉnh đúng công sức các nơi -lĩnh vực...dù có thể tét V5 không gặp gì).

(Lê Thanh Đức; ngày 8/6/2021, cùng làm giúp Ban chỉ đạo).