Những thách thức tiếp theo sau giải U23 châu Á là

Những thách thức tiếp theo của đội tuyển Việt Nam sau thành công ở giải U23 châu Á là:

1/ Các đội bóng ở giải U23 châu Á không tìm hiểu kỹ càng đội tuyển Việt Nam, mà họ đá sòng phẳng theo dạng tự cho trên cơ, ở giải bóng đá Đông Nam Á các đội bóng sẽ tìm hiểu rất kỹ càng.

2/ Khi đội tuyển Việt Nam dự giải U23 châu Á thì thị trường cá cược quốc tế lúc đầu chưa quan tâm vì Việt Nam lúc đầu giải là đội chưa có tên tuổi, lúc Việt Nam vào sâu dần trong giải thì những thắng lợi của đội sẽ làm nhà cái có lợi (vì người chơi dù ủng hộ Việt Nam nhưng vẫn khó tin tưởng tưởng kèo).

‘Cá cược’ có tác động mạnh tới đội bóng như thế nào? Các cầu thủ không bán độ nhưng sẽ vẫn bị tác động được, chẳng hạn như kiểu: ‘có tờ báo’ thời HLV Hữu Thắng vô tình đăng bài chê HLV ‘những từ rất khó nghe’ từ đó dẫn tới tác động làm cho HLV mất tính tự nhiên (có thể bảo thủ hơn, cố chấp hơn, thiếu linh hoạt, bị phụ thuộc ‘sự nóng vội’, khó ‘nhìn’, ‘ke hơn’, thiếu tính giai đoạn, dễ bị tác động ‘đòi hỏi’ trận đấu…). Cầu thủ Công Phượng khi yêu ca sĩ hot sẽ dễ bị tác động phụ thuộc theo ‘tâm lý’ đám đông, sự tung hô hay chê bai…mà thất thường phong độ trước trận đấu…

Trình độ làm bóng đá, sự nghiệp tốt của cầu thủ…mới thoát được.

3/ Những ‘trạng thái’ trận đấu đã trải qua là dễ làm các cầu thủ tự tin quá mức vào cái thời đá đạt được, dễ đặt mình là cửa trên.

Chẳng hạn: ‘bàn thắng’ sút phạt cực đẹp của Quang Hải ở giải U23 sẽ dễ trao tâm lý cho mọi người là sẽ dễ có ‘lúc lặp lại’, khi bị thua bàn trước sẽ dễ tin là vẫn dễ gỡ hòa như ở giải U23…, những trạng thái đó của một cầu thủ, của cả đội, của khán giả là dễ hy vọng sẽ có diễn biến theo…

Trạng thái’ đó sẽ làm cho cầu thủ không bị cuống khi thua nhưng có sự tiêu cực là sẽ làm cầu thủ thiếu sự vùng lên mạnh mẽ.

Đội Việt Nam sẽ dễ bị tâm lý tự đặt mình trên cơ, ít tôn trọng đối thủ và bị áp lực cao ‘đòi hỏi’ chứng tỏ đá hay (áp lực đó có nguy cơ làm khó chiến thuật, làm nóng vội…).

Mỗi trận đấu hãy đặt ra một hoàn cảnh mới...

4/ Tinh thần đoàn kết ở giải U23 vừa qua là tuyệt vời, nay khi mỗi cầu thủ đá nổi danh thì ‘nỗ lực’ chung sẽ dễ bị giảm (vì vị trí cái tôi ở mỗi cầu thủ đã có biến đổi, vì giải Đông Nam Á mục tiêu khác…)

Mỗi trận thắng ngoài nỗ lực chung còn có phần nhờ sự may mắn, những giải tiếp theo không biết sẽ như thế nào.

Những giải tiếp theo sẽ khó đạt sự thăng hoa đỉnh cao như giải U23 trước đó, quy mô giải nhỏ hơn, nếu vào sâu được tới đâu của giải cũng sẽ khó thỏa mãn cho mỗi cầu thủ so với trước đây đạt được…từ đó làm cầu thủ khó ‘thăng hoa- xuất thần’. Những trận đấu sẽ có những sai sót mà khó ‘hoàn thiện’ như giải trước dẫn tới dễ làm ‘hoảng’, sự thất vọng…

Mỗi cầu thủ hãy xác định quá trình thành danh ở giải U23 trước đó, những giải tiếp theo này là cần sự nỗ lực hết mình, là sự sự tôn trọng đối thủ, là công lao lớn nhưng sự tung hô sẽ không thể bằng trước…mỗi cầu thủ hãy xác định mình có ‘thành quả ở giải U23 trước đó’ thì nay những nỗ lực cống hiến sẽ là lúc để đưa mình lên xứng đáng giữ và khẳng định được đẳng cấp của từng cầu thủ. Qua những giải tiếp theo này nếu cầu thủ nào thể hiện được hay thì mới thật sự được các câu lạc bộ săn đón với những hợp đồng chục tỷ…

5/ Chỉ có cách giữ được bài bản, sức ép với đối phương …mới tạo được cơ hội ghi bàn, khi tạo ra nhiều cơ hội thì mới dễ thành công một trong các cơ hội đó.

Có nhiều quả sút phạt cận thành mới có hy vọng thành công, chứ không cầu may được khi cơ hội được sút quá ít. Đội tuyển và cầu thủ Quang Hải phải thừa nhận điều đó để nỗ lực và không bị cóng…

Mình làm được chiến lược bóng đá, hy vọng VFF hãy thuê mình làm đề tài phát triển; Trung Quốc muốn đi World Cup hãy nhờ mình chăng? Cầu thủ như Quang Hải, Công Phượng...để luôn đạt đỉnh cao, rực rỡ hoặc có lúc thấy khó khăn hãy nhờ mình chăng? mức vươn lên như Văn Đức sẽ ra sao, mình có thể chỉ ra đươc...

(Lê Thanh Đức- 21/03/2018, làm cho UNDP)