tháng 8/2013

Ngày 19/8/2013

- Giải pháp hiện nay vấn đề Ai Cập:

1/ Chính phủ lâm thời được phép hoạt động cho tới khi chấm dứt được xung đột biểu tình. Người đứng đầu có thể được chỉ định lãnh đạo giới hạn theo thời gian (để không thể hiện cá nhân dành quyền lực mà chờ bầu cử).

Chưa thể bầu cử được giai đoạn gần bởi chưa thể có sự hòa hợp dân tộc giai đoạn này. Nếu thắng lợi lợi của bầu cử lúc này sẽ bị phe khác phản đối, chưa chọn được người bầu 'là chưa phải thất bại của phe nào cả'.

Chính phủ lâm thời áp dụng quyền lực ngăn bất ổn với mục tiêu cụ thể đề ra: Ngăn leo thang xung đột, giảm bạo lực. Đường lối hoạt động đất nước: cam kết hoa bình với thế giới. Tìm kiếm tài trợ cho cuộc sống người dân (mọi tầng lớp) lúc kinh tế đang bị trì trệ.

2/ Gắng thực hiện lệnh giới nghiêm cho tới khi giảm dần xung đột.

3/ Bảo vệ tốt các vị trí đã diễn ra biểu tình xung đột đẫm máu, không cho người dân tái diễn (ngăn cản đi vào bằng thành trì cảnh sát và hơi cay mà không biện pháp vũ lực).

4/ Chỉ bắt giữ những người phá hoại công cộng và leo thang vũ lực.

5/ Diễn ra biểu tình những địa điểm mới (A) mà quá khó ngăn cản và dễ xung đột bạo lực thì thực hiện giải pháp A. Chiến lược của chính quyền là đẩy hình thành những địa điểm A người dân tụ tập không là địa điểm quan trọng với công cộng.

Có giải pháp A là cam kết với Thế giới không leo thang đàn áp biểu tình (tránh tình trạng leo thang ngoài tầm kiểm soát như những ngày vừa qua).

Ai Cập hiện nay cam kết thực hiện 5 điểm đó và chỉ áp dụng giải pháp A với biểu tình. Các nước trên thế giới hãy kêu gọi Ai Cập thực hiện lộ trình như thế để ổn định và đáp ứng cuộc sống người dân.

Giải pháp A là:

(bài viết Ngày 28/7/2013)

- Tình hình Ai Cập thì chính quyền giải quyết thế nào?

1/ Trưng cầu hiến pháp mới thỏa mãn người dân và 'dân chủ'.

Sự xung đột khó lối thoát các phe thì cần cách tổ chức mới (mẹo).

2/ Ngăn chặn những người biểu tình ủng hộ ông Morsi phá hoại tài sản, những tụ tập biểu tình không bạo động thì cho phép.

Mẹo: cô lập vị trí biểu tình - 'đẩy tới nơi được ngồi'; ngăn nơi không được tới; bắt giữ những người gây xung đột gây phá hoại tài sản, con người...Chính quyền mới 'sống chung' với biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi, nhưng thu hẹp dần theo thời gian.

3/ Chuẩn bị tiến hành bầu cử, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế giám sát bầu cử.

4/ Nêu lý do chính ông Morsi 'bị thoái' vị vì phần lớn người dân biểu tình trước đây nhưng chính quyền không thỏa mãn, gây chia rẽ đất nước (chú trọng lý do chính - thông báo: loa, TV...). Có thể ép ông Morsi tị nạn (không thể phục hồi, bởi càng loạn) hoặc 'xong thời hạn gam giữ'.

5/ Tổng thống tạm thời cam kết 'lộ trình' về đường lối xây dựng đất nước được 'hội đồng hàn lâm của đất nước soạn thảo'. Bao gồm đường lối về kinh tế xã hội, các mối quan hệ Quốc tế, các tổ chức, đời sống xã hội...

Nên nhớ: tổng thống tạm thời chưa phải là người mà phe ủng hộ ông Morsi bị thua trong bầu cử nếu bây giờ tiến hành (chữ 'tạm thời' chứng tỏ phe ông Morsi chưa mất hết, khác với bầu ra người của phe đối lập: như thế cũng giảm chống đối). Tổng thống tạm thời cứ duy trì nhưng tìm cách 'thỏa mãn' lợi ích chung của dân tộc. Tổng thống tạm thời cam kết vấn đề biểu tình trong 'hòa bình' và xúc tiến chuyển giao trong tiến trình bầu cử.

Kêu gọi cam kết đường lối rõ ràng của quá trình các ứng cử viên tranh cử với những vấn đề chung mà 'hồi đồng hàn lâm' chỉ ra (có thể ràng buộc phần nào đó qua hiến pháp mới thỏa mãn người dân).

6/ Kêu gọi sự viện trợ Thế giới giúp phát triển kinh tế đảm bảo đời sống người dân khi lập lại dân chủ, có tổng thống của người dân.

(cứ cứng rắn những điểm mới vượt qua thời loạn)

(Ai Cập đã không thực hiện đúng giải pháp A mình đưa ra ngày 28/7/2013 dẫn tới càng phức tạp và đổ máu. Chính quyền những ngày qua đã sai giải pháp, nay phải giải pháp vậy và Thế giới phải ủng hộ kêu gọi Ai Cập thực hiện giải pháp ngày 19/8/2013 tôi đã nêu)

Giải quyết biểu tình như chữa mụn trên mặt: nhiều lúc nặn lung tung chưa đúng lúc; bụi bặm; hay soi gương khó chịu những chỗ mọc...dẫn tới mụn càng mọc nhiều. Nặn nhiều lúc nhiễm trùng, thành sẹo...

Chữa mụn:

Phải xoa thuốc, rửa mặt nước sạch...như đối thoại, cô lập dần kiên trì;

Nặn có chọn lọc chỗ: như chỉ bắt những người leo thang bạo lực; ngăn những chỗ phình to dần (vị trí chứa; bên ngoài vào...). Thiếu kiên trì dần mà kiểu dọn sạch gây nhiều vết thương khó đề kháng và đau mặt, dị ứng thuốc...

Soi gương nhiều: như chính quyền khó chịu đối thoại; mụn to để già thuốc chính quyền kiên trì bao vây nhưng không nặng gánh (cứ vây nhưng không bị áp lực các nước bên ngoài bởi không xung đột bạo lực....). Thích mặt đẹp nhưng mặt có mụn cũng chẳng sao (chỉ xoa thuốc rửa mặt)...

Bụi bặm, mất vệ sinh nước, tay bẩn sờ mụn nhiều...như sự tác động hỗn loạn trong ngoài

Chính quyền Ai Cập đã không kiên trì theo giải pháp A ngày 28/7/2013 đã nêu, như sai phương pháp chữa mụn.

Mục đích Ai Cập phải hướng tới lúc này:

1/ Cô lập dần các chỗ biểu tình, không gây leo thang xung đột vũ lực Chấp nhận kiên trì theo thời gian những 'chỗ'.

Thời gian biểu tình kéo dài và bó hẹp dần thì đúng với tiến trình tạo ra bầu cử mới (1 hay 2 năm sau mới bó hẹp được biểu tình thì lộ trình bầu cử lúc đó cũng mới suôn sẻ được do mới chọn ra được, mới giảm hận thù...)

2/ Cam kết giữ ổn định như giải pháp trên để không bị các nước bên ngoài cô lập.

3/ Duy trì chính phủ lâm thời cam kết đảm bảo cuộc sống người dân và hòa bình với các nước để nhận được sự ủng hộ của một số nước giúp trực tiếp cuộc sống cho người dân không bị khó khăn do trì trệ phát triển kinh tế.

Ngày 15/8/2013

- Nga ưu tiên chiến lược lớn nhất cho Việt Nam.

1/ Nếu Trung Quốc chèn ép được các nước ở Đông Nam Á thì sẽ nguy cơ bành trướng xuống phía Nam. Khi đó cửa ra của Trung Quốc không phụ thuộc quan hệ thân thiện với các nước nhỏ ở Đông Nam Á và những nước nhỏ nguy cơ mất dần tự chủ, Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc Nga ở phía bắc. Từ đó Nga sẽ bị nguy cơ vấn đề biên giới với Trung Quốc. Khi đó Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo sức ép và lôi kéo mà sẽ tranh dành hết ảnh hưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện nay Trung Quốc đang phải thân thiện với Nga để đề phòng đường ra 'phía biển - phía Nam' bị liên minh nhiều nước ngăn chặn lúc xẩy ra xung đột.

Lúc đó Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo sức ép và lôi kéo mà sẽ tranh dành hết ảnh hưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương.

2/ Việt Nam có vị thế địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á. Nga ưu tiên quan hệ tốt với Việt Nam giúp vị thế của Nga ở phương Đông và tạo thế lực của Nga ở châu Á Thái Bình Dương ngang Mỹ và Trung Quốc.

3/ Đường lối của Việt Nam tự lập và tự chủ, vì hòa bình nên Nga không phải lo chệch hướng mục tiêu vì hòa bình và ổn định Thế giới. Việt Nam có đường lối phù hợp là cầu nối giúp Nga với các nước, chứ không phải lợi dụng cái ô Nga.

4/ Dân tộc Việt Nam có quá trình đấu tranh và chiến lược quốc phòng khó bị các thế lực khuất phục, tạo mối an tâm bền vững cho Nga.

Nga chỉ cần tạo cho Việt Nam được tiếp cận thị trường mua bán vũ khí công nghệ tiên tiến nhất mà không phải lo mọi thứ như Mỹ tạo cái 'ô che', Nga không phải gửi quân chiến đấu cùng Việt Nam khi Việt Nam xẩy ra chiến tranh.

5/ Địa chính trị của Nga trải dài từ châu Âu sang châu Á, nên Nga chỉ cần: giữ ổn định và tiến bộ cơ chế, phát huy khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy phương thức sản xuất, mục đích đối ngoại mọi nước 'ổn định và tiến bộ'...thì sẽ luôn là nước mạnh và là trung tâm của nhiều nước.

Vấn đề khu vực ở xa thì Nga chỉ cần ưu tiên cho Việt Nam (có thể như mức Mỹ và Nhật Bản hay Mỹ với Israel nhưng tất nhiên không gửi quân) vì có sự bền vững đối tác và tạo cho Nga thế mạnh ở phía nam.

Việt Nam tạo cửa mở cho Nga quan hệ tốt với các nước phía nam.

Việt Nam đảm bảo cho Nga nhiều vấn đề về an ninh lương thực, nông hải sản, du lịch 'ấm áp' phương Đông....Tương lai dân số Nga tăng chậm thì Việt Nam sãn sàng là đối tác cung cấp nguồn lao động phù hợp chiến lược phát triển của Nga.

Nga với địa chính trị quan trọng như thế trên Thế giới thì chỉ cần tạo ưu tiên 'thân thiết' cho một nước ở xa đáp ứng các mục 2 - 3 - 4 thì Nga sẽ đủ thế mạnh và thực thi được chiến lược nước lớn, mới có cửa 'ra với nhiều nước mà hiệu quả'.

6/ Thị trường của Nga là dựa vào tạo ổn định chung và thúc đẩy sự tiến bộ (bởi tiềm lực Nga khác biệt Mỹ và Trung Quốc).

Ổn định thì Nga khai thác và phát huy được tiềm năng đất nước, 'tiến bộ' chung mọi nước thì Nga tham gia được với tất cả mọi nước bỏi có nhiều 'lợi ích' mọi nước cần làm đối tác. Khác với Mỹ hay Trung Quốc phải tranh dành thị trường (hàng hóa, nguyên liệu, địa chính trị...).

Nga ưu tiên Việt Nam thì phát huy và giữ được kiểu thị trường 'đăc trưng' đó của Nga ra với Thế giới.

7/ Nga ưu tiên với Việt Nam thì phá vỡ được thế đối đầu giữa hai phe Mỹ và Trung Quốc (Mỹ như bao vây Trung Quốc và lôi kéo các nước nhỏ; Trung Quốc như phá vây Mỹ và ép các nước nhỏ phải theo).

Khi đó qua Việt Nam, Nga sẽ tạo được chân kiềng thứ 3 kiểu Việt Nam gọi là 'đối trọng thịnh vượng của Nga': giữ ổn định, chống lôi kéo hay ép buộc, giúp các nước nhỏ thoát thế bị lôi kéo vào vòng xoáy lớn dần đối đầu giữa 2 phe Mỹ và Trung Quốc. Diễn biến ra sao? Việt Nam nhờ Nga mà Asean tiến bộ hơn, ít bị ép; phương Đông là thị trường tốt hơn cho các châu lục khác (nhờ các nước nhỏ như kiểu Việt Nam giữ được ổn định, đường lối tiến bộ - bình đẳng - có vị thế...). Việt Nam là cửa mở 'giới thiệu' khoa học kỹ thuật và tiềm năng Nga với phương Nam...

Các nước nhỏ nhờ thế mà tự lập, tự chủ.

Thu hút được sự lớn dần chân kiềng thứ 3 với các chính sách tiến bộ của các nước nhỏ sẽ tạo phương Nam hòa bình và thình vượng, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh (giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Trung Quốc với các nước láng giềng....).

Nga nhờ Việt Nam mà mở được cách tiếp cận xuống phía Nam và tạo thuận lợi cho các nước nhỏ khác dễ tiếp cận với Nga, vì sao vậy? vì Nga không thể tự cử hạm đội hiện diện; các nước nhỏ chịu sự tranh dành ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc nên Nga không thể tự vào gây gánh nặng hoặc không biết thể hiện được chiến lược vai trò ra sao; Nga không thể tùy tiện đổ vũ khí mà không có chiến lược cụ thể vì phía Nam hòa bình (mà phải có minh bạch rõ ràng chiến lược nhờ kiểu Việt Nam).

Các nước nhỏ hiện nay muốn thoát khỏi 'vòng xoáy' đối đầu kiểu Mỹ - Trung nhưng chưa có lối ra, Nga ưu tiên cho Việt Nam sẽ mở cầu nối cho các nước đó.

Nga ưu tiên cho Việt Nam sẽ dần mở ra vị thế của Nga xuống phương Nam mà sẽ ngăn chặn được sự leo thang đối đầu mất kiểm soát giữa 'Mỹ và Trung Quốc'.

Vậy Nga ưu tiên cho Việt Nam như thế nào?

1/ 'Chọn lọc' thị trường mua bán vũ khí với các nước thì Việt Nam có lợi thế.

2/ Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế - xã hội.

3/ Ưu tiên đầu tư.

4/ Hỗ trợ những lĩnh vực phát triển xã hội (đào tạo, chia sẻ...).

5/ Ưu tiên thị trường lẫn nhau.

6/ giao thương...

.....còn nữa...

Ngày 11/8/2013

- Đối mặt với sự nổi lên của Trung Quốc, Mỹ đã khởi xướng chiến lược 'xoay trục' sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ có giúp được các nước trong khu vực khi các nước đó xẩy ra chiến tranh với Trung Quốc? trả lời:

1/ Chỉ cần các trận chiến nhỏ thì Trung Quốc sẽ phải chịu sự cấm vận ở mức độ và bị thu hẹp thị trường ở nhiều nơi trên Thế giới. Những trận chiến nhỏ thì Mỹ áp dụng được sách lược ủng hộ các nước về sức ép chính trị và tạo thị trường vũ khí cung cấp đủ cho những nước đó chống lại Trung Quốc.

Chẳng hạn: Cuối tháng 7/2013 thượng viện Mỹ ra nghị quyết về giúp Nhật bản bảo vệ đảo đang bị Trung Quốc tranh chấp. Mỹ ủng hộ được vì: đảo dễ đánh khó giữ; Mỹ có thể giúp Nhật bản về vũ khí công nghệ cao; tác chiến hải quân của Trung Quốc kém Mỹ và Nhật Bản...Mỹ không sợ bị bẽ mặt nếu Trung Quốc đánh chiếm đảo, bởi vì có chiến lược như thế với vấn đề đảo.

Những trận chiến lớn tổng lực với một số nước láng giềng thì Trung Quốc sẽ bị sụp đổ về kinh tế chính trị (mất thị trường, mất vị thế địa chính trị...). Mời xem bài viết: Trung Quốc phải sợ chiến tranh như thế nào?

2/ Trung Quốc tưởng cứ leo thang xung đột có mức độ với láng giềng thì Mỹ không can thiệp được gì hoặc đe dọa chiến tranh xẩy ra với các nước láng giềng thì Mỹ cũng không dám tham chiến nhưng thật ra trận chiến nhỏ hay trận chiến lớn thì Mỹ cũng sẽ làm cho Trung Quốc bị đánh mất thị trường từ đó đẩy Trung Quốc tụt hậu.

Mỹ tham chiến hay không hoặc ở mức độ nào thì chưa biết nhưng có một điều chắc chắn là chiến lược 'xoay trục' của Mỹ sẽ làm sụp đổ thị trường của Trung Quốc nếu chiến tranh xẩy ra.

Ngày 8/8/2013

- Chính phủ các nước khu vực Trung Đông hoạt động (ít bị biểu tình, đảo chính, bất ổn, ...kéo dài xung đột lật đổ) thì Mỹ mới ít bị gánh nặng đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố (phần các nước tự lo).

Ngày 5/8/2013

- Dù sao phương Tây cũng muốn Trung Quốc theo con đường Chủ nghĩa xã hội vì CNXH theo lý luận sẽ xóa bỏ được người bóc lột người nhưng lượng vật chất tạo ra sẽ không bằng Chủ nghĩa tư bản (CNTB lòng tham cá nhân tạo ra nhiều, bị gắn vật chất).

Vậy, phương Tây sẽ không ngấm ngầm chống Trung Quốc đi theo con đường CNXH? trả lời, Trung Quốc vẫn bị ngấm ngầm chống bởi: 1/ Chống phá là kìm hãm lẫn nhau 2/ Trung Quốc nếu bị thất bại con đường CNXH thì sẽ bị chậm chân con đường CNTB (cấu trúc lại mà phải theo sau).

Trung Quốc luôn phải đề phòng mới phát triển tốt được.

Ngày 4/8/2013

- Cuộc nội chiến Syria đã dần chia đất nước này thành 3 phần, thế chân vạc: Assad - phiến quân - người Kurd.

Có vẻ như thế đó nếu giữ nguyên thì thỏa mãn một số nước chủ yếu tranh dành ảnh hưởng và một số bên tham chiến. Thế đó có thể bắt buộc các bên đàm phán 'ngừng bắn' và chấp nhận. Nhưng không có tổ chức hay nước nào dám lên tiếng bởi như thế là chia rẽ một đất nước.