Nguyên nhân và phương pháp giúp phố phường Hà Nội giảm nói tục

1/ Con người sinh hoạt cuộc sống hè phố lộn xộn với những va chạm thì hành vi cũng dễ bị lộn xộn.

2/ Gần (hoặc chơi) ‘cờ bạc’ thì ít có chuẩn mực ràng buộc và kéo mọi người đều chung kiểu cùng ‘một lứa’ mà xóa nhòa dần ngôi thứ (thứ bậc - tuổi).

Khi ‘được – thua – suýt được’ sẽ tác động tới cảm xúc mà có hành vi lời nói khó kiềm chế.

3/ Khi nói ta thường ‘người nói có kẻ nghe’ nhưng người tranh nhau nói hay tỏ mình quan trọng hoặc át người nghe thì thường phải có từ ‘tục’ nhấn mạnh đầu câu (kiểu ‘cướp người nghe’).

Phố phường đông đúc thì từ ‘tục’ dùng cũng để gây chú ý (với người giao tiếp hoặc mọi người) mà không bị chìm lắng trong ‘ồn ào’.

4/ Thích ‘tỏ’ làm chủ kiểu nơi vỉa hè, to tiếng (chứa phần nào trong đó kiểu ‘không coi ai ra gì’;thích ‘gầm gừ’; phủ đầu đanh đá…phân biệt thị tứ với nhà quê…).

Thiếu cách thể hiện với xã hội (nóng vội tỏ cá nhân với xã hội).

5/ Ngữ pháp Việt Nam còn thiếu phổ biến những từ nghữ dạng ‘ngắn’ dùng trong giao tiếp khi ‘nhấn mạnh’, ‘phản ánh cảm xúc sự việc’, ‘phủ định – tán đồng’,… (‘tiếc’: chửi tục, khác với các nước có ‘trời ơi’, ‘oa’…hoặc kiểu những từ có thể thay thế được như ‘bưởi’, ‘ngỗng thật’…).

Văn học và xã hội thiếu phổ biến từ ngữ thay thế.

Kiểu từ hay câu ‘ngắn gọn’ là phải có để bộc lộ tâm trạng trong giao tiếp chứ không phải cứ bắt buộc câu nói đều như trong kiểu ‘văn bản’ trình bày.

‘Sát thủ đầu mưng mủ’ trước đây có những câu từ ngắn gọn dùng được thay từ tục.

6/ Cách tổ chức xã hội khi giao dịch thiếu khoa học, tiến bộ…khách hàng và chủ chưa đạt ‘trôi chảy’ (nhân viên siêu thị, công ty…hay nhân viên cơ quan hành chính phục vụ người dân thì ít dám nói tục; nơi cạnh tranh phát triển tốt cũng giảm nói ‘tục’). Khi xã hội phần lớn đạt mức ‘giao dịch’ tiến bộ thì giảm nói tục.

7/ Cách rèn luyện phấn đấu, kiểu hoạt động sự việc cá nhân với cách sinh hoạt cuộc sống (biết ‘tự do’ của làm chủ khác với tự do buông thả; làm chủ sự việc lao động khác với bức bối không trôi chảy…).

8/ Tích tụ cái ‘bực’ (đô thị, trình độ…). Hay bực do những sự việc phức tạp hoặc áp lực…(ít sửa chữa máy mà gặp phải sửa, học vẹt…), hay bị căng thẳng, dễ bị kích động…

9/ Sinh hoạt ở phố phường chen chúc nhiều mà không giám sát được ‘cái tôi’ – ít ai biết ai (kiểu ‘rác’ đi ngang quăng bừa bãi ai ‘bêu’ được ai).

10/ Thiếu sự tôn trọng (cơ cấu xã hội, các mỗi quan hệ, cách trôi chảy xã hội khác với chen lẫn nhau…). Bị coi thường, bất công…(bị coi thường là dễ hủy hoại con người).

Bất cần, không ‘che dấu bản chất’…

11/ Phần sinh hoạt hàng ngày của những cá nhân thiếu môi trường tốt lấn át môi trường xấu (kiểu học sinh hoạt động cắm trại lấn át được thời gian đàm tiếu vỉa hè; thời gian biểu từng cá nhân của nhiều không gian như thế nào trong ngày…).

Thiếu gắn bó cộng đồng…ít giải quyết sự việc giao tiếp hướng tốt (chẳng hạn: ít tham gia tình nguyện viên…).

Sửa ‘thói quen tục’ bằng môi trường tốt át lớn dần môi trường tục.

Văn hóa cộng cộng tốt (tốt át xấu bị nổi bật ra).

12/ Tính nhẫn nại…Tổng hợp nhiều vấn đề tạo kiểu tính cách ít vi phạm ‘chuẩn mực’ xã hội.

Quan điểm như thế nào (kiểu gì) nhiều sự việc trong ngày…xã hội giúp đỡ tạo con người phát triển hướng như thế nào…

13/ Kiểu thân thiết dẫn tới sẽ: a/ chơi chung kiểu ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’ mà dễ ‘tục’; b/ ‘tri kỷ, cùng phát triển’ sẽ ít tục.

‘Trong nhóm’ coi thường ‘ngoài nhóm’. Tồn tại sinh hoạt cùng một ‘lứa tuổi’ (nhiều nhóm bạn) thì nói tục nhiều.

14/ Trong nhóm kiểu cố thủ đủ cho ‘thỏa mãn’ những hoạt động cá nhân (nhóm bạn đủ cho từ sáng tới tối mọi sự việc không phụ bên ngoài).

Tồn tại và tăng ‘nói tục’ nhiều thường có ở kiểu này (tương trợ, không phụ thuộc ngoài, quen tai…).

(không trong nhóm chơi nhưng nơi sinh hoạt, làm ăn…bị cố định những người tiếp xúc mà do kiểu có tục nhiều thì cũng ‘tồn tại gần như nhóm' kể trên).

15/ Mâu thuẫn chửi nhau (tần xuất cực đại xuất hiện ‘nói tục’ và bị tích tụ lâu ngày lớn dần).

16/ Có nơi thanh bình (công viên, du lịch…) giúp tĩnh tâm mà không bị thói quen nơi ồn ào, không ý tứ. Tôn trọng thiên nhiên, môi trường xung quanh…

17/ Chú ý ‘lứa’ dễ chủ đạo nói tục nhiều trong xã hội từ 15 tuổi tới 30 tuổi, do: bắt đầu sựu việc ra với xã hội, nhiều sự việc, chưa thạo, va chạm nhiều….(tuổi trẻ nông thôn ít bị hơn).

Xã hội tạo ‘đúng – đủ’ cách phát triển (có thể thao, sinh hoạt văn hóa, xen lẫn trẻ thơ và người già, trường lớp - hè phố…).

18/ Không tuân thủ thỏa thuận – nội quy (những nơi, xã hội) do không làm chủ được, mức ‘công bằng’ xã hội, chưa theo kịp nội quy đề ra, thiếu phương hướng (cách học, lao động…)…Thích tỏ uy kiểu ‘giang hồ’..

19/ 'Lắm chuyện’ (biết, thích ‘tám’, ham chơi…nói dài nói dai nói dại).

Ít nói và quen nói trống không, ghét sắp xếp ngôn từ giao tiếp.

......còn nữa...

Từ đó, ta biết những nguyên nhân phố phường Hà Nội nói tục và cách để xã hội và từng cá nhân giảm nói tục.

Mỗi cá nhân chỉ cần vướng vài điểm là dễ nói tục.

(Lê Thanh Đức - UNDP; 5/7/2015)