Chính sách EU với Nga

Chính sách của EU với Nga nên thế nào? Mình chỉ ra cho EU là:

1/ An ninh Thế giới phụ thuộc rất nhiều vào nước Nga, bởi vì:

- Nước Nga mà bất ổn thì sẽ tạo thị trường ‘hạt nhân’ khó kiểm soát.

- Sự rộng lớn của nước Nga mà bị tạo nhiều điểm bất ổn thì sẽ kéo theo nhiều khu vực ‘địa chính trị’ ảnh hưởng liền kề.

2/ EU có lợi thế gì với nước Nga:

- Trao đổi được với nguồn tài nguyên phong phú.

- Có vùng đệm là thiên nhiên rộng lớn.

3/ Nước Nga khó tranh được siêu cường với Mỹ và khó lấn át được EU, bởi:

- Dân số ít, không phong phú chủng tộc.

- Không đủ tích lũy sản xuất cạnh tranh mọi hàng hóa.

- Văn hóa có phong phú nhưng chỉ là một phần ‘đặc sắc’ của Thế giới chứ không phổ biến và dẫn đầu được.

4/ Quân sự lớn của nước Nga không tranh mất lợi thế của Mỹ và EU, bởi:

- Các khu vực trên Thế giới đều có tạo các liên kết (như Asean, các liên đoàn, EU…). Kiểu một Asean vững mạnh thì Trung Quốc không ‘tác động’ để dành ảnh hưởng được.

- Cùng chung ‘mặt trận’ chống khủng bố (mối lo như nhau).

5/ Nga là một trong năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc):

- Tạo cho mọi nước trên Thế giới ‘có vẻ’ công bằng hơn.

- Nước lớn với nhau tạo cách gắn được ‘trách nhiệm’ chung.

6/ Biện pháp để EU và Mỹ không sợ vũ khí Nga:

- Nên chấp nhận thị trường mua bán vũ khí sòng phẳng gắn theo mọi điều đặt ra toàn cầu (thương mại, hợp tác, liên kết khu vực, Liên Hợp Quốc…Mọi thị trường đều đan xen nhiều hợp tác khác thúc đẩy.

- Các khu vực có mối liên hệ tốt (như tổ chức Asean…).

- Các nhà nước đạt xu thế tiến bộ.

- Các thỏa thuận ‘thương mại’ và hợp tác (văn hóa, trao đổi…) diễn ra tốt để giảm các tranh dành ảnh hưởng (kiểu chia phe).

- Thúc đẩy kinh tế Nga ‘tăng trưởng’ nhờ tài nguyên (giảm phụ thuộc thị trường vũ khí).

- Một Thế giới cạnh tranh phát triển về kinh tế diễn ra tốt.

Bởi vậy, EU không nên có chính sách kìm hãm nước Nga. EU nên hoạch định chính sách với nước Nga giúp nước Nga khá lên (tất nhiên nước Nga sẽ không tự giỏi lên được mọi mặt về khoa học kỹ thuật – sản xuất như nước Đức vì thiếu nhiều kiểu tích lũy).

Vấn đề Ukraine thì EU chỉ nên trừng phạt đúng mức độ và đúng tác hại ‘địa chính trị’, bắt buộc Nga có những thỏa thuận ‘làm mới’…Không lợi dụng vấn đề để đẩy mạnh (quá đà) làm suy yếu nước Nga.

Một nước Nga đạt mức khá sẽ rất tốt cho EU và Thế giới phát triển. Một nước Nga trung bình sẽ ‘khó’ hơn những vấn đề ‘trách nhiệm đúng’ và EU cũng sẽ ít tận dụng được lợi thế hợp tác. Một nước Nga yếu sẽ là rất tại hại cho an ninh của EU. Tất nhiên một nước Nga giỏi thì lại là quá khó phấn đấu của chính nội tại xã hội và con người Nga.

Một nước khá thì hệ chính trị cũng sẽ tiến bộ hơn, khác với nước kém thì những cá nhân cũng sẽ dễ bị hướng cực đoan (phức tạp khó giải quyết mọi vấn đề trong nước và Thế giới).

Có lúc tình báo Anh và Nga sao đọ sức quyết liệt? trả lời: đó là lúc cả hai bị đẩy rơi vào cái cục diện nhỏ. Đó là lúc nước Anh một mình cũng muốn lấn át nước Nga về ‘cục diện quân sự’, ‘tiếng nói’... Nước Anh nên cạnh tranh với nước Nga sòng phẳng ở các vấn đề về kinh tế - văn hóa xã hội…

Mời tham khảo: Giải cứu Hy Lạp và nền kinh tế Thế giới https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/giai-cuu-hy-lap-va-nen-kinh-te-the-gioi

(Lê Thanh Đức, nhật ký ngày 24/11/2015 làm cho Chương trình UNDP và EU).