Vị thế nước Nga và bức tranh nước Nga với hoà bình, thịnh vượng chung

Mình trình bày: Vị thế nước Nga với thế giới và vẽ được bức tranh nước Nga với hoà bình, thịnh vượng chung: .

1/ Nước Nga trải dài từ châu Âu sang châu Á với thiên nhiên rộng lớn mà dân số ít góp phần rất quan trọng điều phối môi trường tốt cho trái đất. Những cánh rừng ở Nga dài bất tận được xem như lá phổi của trái đất, của châu Âu...

Bởi vậy, quy mô của nước Nga như thế rất tốt cho trái đất chúng ta, người dân châu Âu được lợi rất lớn...

2/ Quy mô chung của các nước châu Âu (trong các tổ chức; như Nato...) chỉ cần phù hợp theo thời thế với số lượng. EU và Nga nên có vùng đệm các nước nhỏ ở giữa mà khi tạo lập được sự liên hệ tốt sẽ thuận lợi chung cho sự phát triển.

Khi đó, các nước EU mà có mối quan hệ tốt với Nga sẽ được hưởng tài nguyên phong phú của nước Nga qua trao đổi, Nga sẽ có được thị trường tốt của EU và những nước nhỏ xen giữa sẽ hưởng lợi từ sự qua lại...

Quy mô của các nước châu Âu trong các tổ chức nên phù hợp số lượng theo thời thế chứ không nên phải mở rộng quá lớn, ôm hết...EU tạo liên kết tốt cho các nước ở trong, nhưng tương lai khi thế giới đại đồng - các mối quan hệ được thực thi tiến bộ thì sẽ không nhất thiết củng cố các vùng nữa (chẳng hạn khi tương lai thế giới đạt tiến bộ về phát triến con người, phương thức sản xuất rồi...).

Mời tham khảo thêm: https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/eu/chinh-sach-eu-voi-nga và https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/eu/van-de-nga-va-eu

3/ Liên bang Nga rộng lớn, trải dài với mỗi liên kết các vùng mà dân số ít trải ra cho các vùng thì sách lược phát triển:

Các vùng có sự tự chủ của của sự phát triển; cùng hưởng lợi của phong phú tài nguyên chung đất nước; chung khoa học kỹ thuật đất nước phát triển; áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất (trang trại, thuê nhân công của dân số ít...)...

Chính quyền ở cấp độ các vùng thực thi tốt và sẽ được cạnh tranh vào vị trí chính quyền trung ương (vấn đề cán bộ ở các vùng cạnh tranh vào vị trí trung ương mà vẫn giữ được vị thế của nước Nga do nước Nga có chính sách đúng về các vấn đề quốc tế và đường lối tiến bộ cho phát triển của mình - mình trình sau; chẳng hạn: EU xác định được vị thế nước Nga nên như thế - kiểu 'lá phổi' là cũng phần đúng đường lối...).

Khi đó, các vùng ở xa của Nga sẽ mối quan hệ tốt với nước láng giềng, những vùng đó có phát huy được lợi thế 'dân ít' mà được hậu phương chung 'tài nguyên lớn'...Tạo chỗ dựa biên giới an toàn cho nước láng giềng...

Các vùng đó sẽ không thua kém nước láng giềng do: có hậu phương tài nguyên; không bị áp lực lớn dân số; chung khoa học kỹ thuật; có tự chủ của vùng trong nước lớn; 'cửa ra' cho những nước đó...

Từ đó, các vùng đó sẽ tự chủ phát triển mạnh trong nước Nga mà tạo lợi thế chung với nước láng giềng và không bị nguy cơ 'tách ra' (tách ra mất lợi thế).

Hạn chế của mô hình là: tham nhũng (kiểu lợi thế tài nguyên), văn hóa xã hội kém được thúc đẩy...(đó cũng là mặt yếu của nước Nga hiện nay).

'Văn hóa xã hội' (văn học, nghệ thuật, thể thao, nghiên cứu, giáo dục, dân chủ...) mới là thế mạnh của ổn định và tiến bộ.

4/ Nga thực thi chính sách các vấn đề quốc tế vì hòa bình và thịnh vượng chung.

Có quan điểm rõ ràng và thực thi các vấn đề quốc tế quan trọng:

- Không chạy đua vũ khí hạt nhân, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

- Chung mặt trận chống khủng bố.

- Thúc đẩy tiến bộ xã hội.

- Giúp các khu vực không leo thang xung đột, giữ sự ổn định. Chẳng hạn: ở Biển Đông thì giữ nguyên hiện trạng, cùng đàm phán vì hòa bình, đảm bảo an ninh hàng hải quốc tế...; vấn đề bắc Triều Tiên thì ngăn phát triển vũ khí hạt nhân, giúp người dân được phát triển hướng 'quyền con người'...

Liên quan về vũ khí theo hướng ngăn các khu vực xung đột, không bị đe dọa lẫn nhau, tạo sự phòng thủ đúng của hòa bình...

- Tạo biên giới hòa bình, thuận lợi với các nước liên quan.

- Thực thi tốt là thành viên Liên Hợp Quốc.

- Ưu tiên quan hệ tốt với EU, Ấn Độ, Việt Nam và các những nước nhỏ dọc biên giới...

Tại sao lại Ấn Độ và Việt Nam? vì các mối quan hệ đó khó chệch hướng tiến bộ chung của thế giới trong các vấn đề; vì phù hợp lợi ích kinh tế xã hội bù đắp lẫn nhau (khoa học kỹ thuật, hàng hóa tiêu dùng...); vì phục vụ đủ lợi ích chính đất nước...

Quan hệ được tốt với EU sẽ mở ra vị thế lớn cho Nga.

5/ Thúc đẩy tiến bộ xã hội:

Phải chăng xã hội Nga chưa đạt 'dân chủ'; Nga sợ hướng 'dân chủ' sẽ không giữ được mình? Nga sợ dân chủ sẽ làm mất vị thế nước Nga (tức chính quyền sẽ có đường lối bị chi phối ảnh hưởng của EU, Mỹ và các nơi khác...)?

trả lời:

- Khi Nga đạt 4 mục trên thì đường lối của Nga đạt hướng tiến bộ, được sự ủng hộ của cộng đồng thế giới và các khu vực, các vùng của Nga và nước Nga đạt ổn định phát triển...khi đó, sự dân chủ của Nga sẽ tạo sức mạnh bộ máy chính quyền và bộ máy đó không bị chệch hướng (do có 4 mục nêu trên), đường lối của chính quyền ít gặp cản trở và được sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng quốc tế, Liên bang Nga ngày càng được củng cố...

Nga phải đạt 'dân chủ' hướng đó mới có được tương lai.

Nga nếu có người giỏi như ông Putin thì phải thêm chính sách tốt cho các vùng đạt tiến bộ nữa (ông Putin đạt những chiến lược giỏi nhưng vẫn chưa dám mở ra cho các vùng mà còn kiểu lấn át), khi đó quy mô nước Nga với dân số thì vẫn theo được hướng tiến bộ.

6/ Nga và EU cùng quan hệ tốt và chung vùng đệm các nước nhỏ ổn định, khi đó hai bên sẽ thực thi được chiến lược giảm đối đầu quân sự lẫn nhau và hướng chung vì hòa bình và ổn định cho thế giới.

7/ Vấn đề Nga - Mỹ?

- Nga thực thi tốt các mục trên.

- Nga đạt các mối quan hệ tốt như đã nêu.

- Nga hướng sức mạnh (vị thế) với thế giới theo các mục nêu trên.

- Cùng chung: giảm chạy đua vũ khí hạt nhân; vì môi trường; chống khủng bố...

thì Mỹ sẽ tự phải giảm đối đầu dần với Nga.

8/ Vấn đề Nga - Ukraina:

- Đông Ukraina.

- quá trình lịch sử.

- quá trình 'dân chủ' và biến chuyển Crimea.

Bình luận:

Nga sợ đông Ukraina ổn định sẽ sức ép lên Crimea.

Đòi hỏi của EU: (1) Nga phải giúp ổn định đông Ukraina; (2) Nga phải tạo liên kết kinh tế cũ với Ukraina (dầu qua); (3) Nga cam kết chỉ phòng thủ trong biên giới; (4) Cùng thúc đẩy dần các mục trên để giảm dần đối đầu vũ khí Nga - EU mà không dùng căn cứ Crimea đe dọa EU; (5) Nga cam kết giảm đối đầu và giảm 'số lượng' - giảm tên lửa chĩa vào các nước châu Âu; cùng cam kết giảm áp lực lên các nước nhỏ vùng đệm, tiến tới xây dựng sự ổn định.

điểm (1) Nga sợ ổn định ở miền đông Ukraina sẽ sức ép lên Crimea, nhưng khi Nga muốn thiện chí lại cho nơi đó thì vẫn bị chống phá. Vậy Nga phải chấp nhận hai yếu tố đó để cam kết giúp ổn định miền đông Ukraina.

mục (2) Nga phải tạo liên kết kinh tế cũ với Ukraina (dầu qua), Nga phải chấp nhận 'hy sinh' lợi ích kinh tế cho Ukraina (dù chính quyền Ukraina đang đối đầu không hợp tác được hai bên).

mục (5) Tìm tới sự ổn định chung của khu vực châu Âu và vùng đệm thì phải chính sách mạnh mẽ của Nga Và EU - phải thực hiện. Một vài nước nhỏ có thể trong ngắn hạn không có lợi gì từ Nga sẽ tạo khó.

9/ Nga đã có ngăn chặn khủng bố ở Trung Đông.

... còn nữa...

(Lê Thanh Đức- 01/9/2016)