Giải pháp 'tên lửa đạn đạo và hạt nhân' Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên:

1/ Muốn nước khác và khu vực phụ thuộc.

2/ Thương lượng về 'giúp đỡ' phát triển.

3/ Phòng bị, sợ bị Nam Triều Tiên tấn công.

mục 1: Dẫn tới các nước trong khu vực tăng phòng thủ tên lửa hơn, những 'khu vực bị đe dọa' (nhiều nước khác) sẽ tạo phòng thủ kiểu "đàn cá' nhằm giảm áp lực mục tiêu. Bắc Triều Tiên tạo sự đe dọa nên bị giảm mọi liên kết nguồn lực phát triển.

Trung Quốc là nước lớn sẽ bị kìm hãm, không tạo được quy mô với khu vực.

Khi khu vực xung quanh sở hữu hạt nhân sẽ gây 'áp lực' đẩy nền quốc phòng Trung Quốc xuống mức 'bình thường', không có lợi thế về quy mô kinh tế để tạo an ninh chung. Lúc đó Trung Quốc phải áp dụng chính sách chia rẽ 'nội bộ' và lợi dụng sự liên quan gây cản trở những sự phát triển của Bắc Triều Tiên (kinh tế, quân sự...).

mục 2: Trợ giúp khi khó khăn về lương thực. Bắc Triều Tiên khó nhận được sự hợp tác đầu tư khi các nước liên quan có nguồn lực thì đang phải 'phòng bị'. Các nước trong khu vực 'sợ Bắc Triều Tiên' ưu tiên nguồn lực xã hội để phát triển quân sự.

mục 3: Nam Triều Tiên và khu vực cũng sợ mở cuộc chiến sẽ tàn phá nền kinh tế.

Giải pháp vấn đề:

1/ Cộng đồng quốc tế cứ ban hành các lệnh trừng phạt khi Bắc Triều Tiên leo thang (kể cả khi sở hữu vú khí hạt nhân vẫn yêu cầu giải giáp), tiến hành các cuộc đàm phán. Nhất quán 'leo thang và hạ nhiệt' của hai vấn đề 'hạt nhân- đạn đạo' và trừng phạt.

2/ Nam Triều Tiên giảm tiến hành tập trận chung với Mỹ, tự tiến hành và tham gia tập trận ở các khu vực. Mỹ tiến hành tập trận ở khu vực rộng hơn.

3/ Trung Quốc yêu cầu đàm phán, hạ nhiệt...đổi lại Trung Quốc có liên hệ mức độ về kinh tế. Trung Quốc sẽ có phần lợi về trao đổi tài nguyên với Bắc Triều Tiên. Nền kinh tế Bắc Triều Tiên phát triển có mức độ thì những 'vướng mắc kìm hãm' trong quá trình phát triển tự nảy sinh mà bắt buộc 'Bắc Triều Tiên' phải có sự đổi mới theo hướng tiến bộ (chỉ phát triển nông nghiệp là chính thì dễ quản lý). Sự đi lên chứng mực về kinh tế của Bắc Triều Tiên sẽ không dồn được cho tích lũy quân sự mạnh bởi lục quân gắn với quy mô vị trí địa lý không tích tụ được 'chiến thuật' lớn, bên cạnh đó có sự ràng buộc của quốc tế về các loại vũ khí.

4/ Cộng đồng quốc tế trợ giúp lương thực khi bị thiên tai mất mùa theo tỷ lệ dùng.

5/ Sự tấn công (của chính quyền nam và bắc bán đảo Triều Tiên) để thống nhất chỉ do dân tộc bán đảo Triều Tiên tự quyết định.

Mỹ cam kết chiến tranh bán đảo Triều Tiên bị 'khơi mào' chỉ do 2 chính quyền nam - bắc ở bán đảo Triều Tiên tự quyết định, Mỹ chỉ giúp nam Triều Tiên khi chiến tranh.

(Lê Thanh Đức- ngày 25/02/2017 làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)