bài viết tháng 2 năm 2017

Ngày 28/02/2017 (Lê Thanh Đức - làm chương trình UNDP)

Đan Mạch là nước ít tham nhũng nhất thế giới, tạo được sự cạnh tranh và hiệu quả của 'vật chất' tạo ra.

Mình sẽ làm cho Đan Mạch cách thi thố của con người, quy mô từng tầng lớp...dẫn tới Đan Mạch sẽ có bước nhảy vọt hơn nữa.

Người Nhật có sự trỗi dậy thần kỳ nhưng hiện nay đang vướng vào 'lao động quá sức', đã cảm thấy ngột ngạt của sức ép 'khó tìm sự sáng tạo mới'...

Xem kênh TV Discovery thấy trình bày phong cách lao động ở xưởng 'độ xe', chứa đủ trong đó sự sáng tạo, cách lao động, cách được tỏ 'cái tôi' trong từng sản phẩm, sát với thị trường, được gắn kết tốt với xã hội...

Hy vọng sẽ xây dựng được xã hội đặc sắc, phong phú...phát triển con người.

Ngày 27/02/2017

Biện pháp phòng chống ‘sói đơn độc’ khủng bố:

1/ Giảm có phong trào ‘cực đoan’ bằng cách không để tồn tại những ‘nhóm – tổ chức nhà nước’giương ngọn cờ.

2/ Giảm tạo đối đầu ‘tôn giáo’, tôn trọng các tôn giáo.

3/ Không để các cá nhân bị ‘lạc lõng với đời, hận thù đời’…

4/ Tiến tới khu vực Trung Đông do người Trung Đông tự quyết, tự lo…Cộng đồng quốc tế giúp giảm ‘nổi loạn’, những mầm mống ‘loạn lạc’…Không tranh dành ảnh hưởng (thời nay đã dễ hơn vì ‘dầu mỏ’ không còn là thế mạnh ràng buộc).

Ổn định các thể chế nhà nước ở khu vực Trung Đông, cộng đồng quốc tế giúp xu hướng tiến bộ (khoa học kỹ thuật, giáo dục, phát triển văn hóa- cuộc sống…).

5/ Các chính quyền và nhân dân gắn kết cùng một khối, có chính sách chung đối phó với ‘khủng hoảng’…Không còn ‘người dân’ đổ lỗi nhiều cho sự việc khủng bố xẩy ra do chính sách sai và kém của chính quyền.

6/ Không có cá nhân, hay đại diện nhóm tỏ thiếu tôn trọng những vấn đề liên quan ‘tôn giáo đó’ (kiểu tranh biếm họa).

7/ Biện pháp với những ‘mắt xích’ yếu. Mời xem: Biện pháp ngăn chặn các hành động khủng bố tại Saudi Arabia

https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/saudi-arabia/bien-phap-ngan-chan-cac-hanh-dong-khung-bo-tai-saudi-arabia

8/ Không bị đẩy lên mức kích thích kiểu ‘tử vì đạo’; kiểu tự sát ở ‘Thái Lan’ ngày 25/02/2017 để phản đối vây bắt nhà sư…

9/ Không bị lợi dụng tấn công để khơi mào chiến tranh tôn giáo, mọi nhà nước ở mọi khu vực phải hợp tác tốt, cùng đấu tranh với ‘tư tưởng cực đoan’.

10/ Bảo vệ những điểm, vấn đề sẽ là tiêu điểm bị tấn công nhằm gây khủng hoảng ‘dây chuyền’ tới thể chế ‘tư bản’, khối ‘phương tây’…(kiểu tàu điện ngầm ở Bỉ, trung tâm Paris….).

11/ Cộng đồng quốc tế chung một một sự đấu tranh mạnh mẽ với khủng bố dù ở Pháp hay Iraq…

12/ Chính quyền thực thi chính sách để người dân tự phù hợp với phát triển xã hội nơi đó (được tự cân đối mọi nguồn lực, quy mô…), người dân tự có mức ‘liên kết’ với người nhập cư tới chung sống.

13/ Dành nguồn lực đúng của đấu tranh khủng bố như gắn liền với với các tệ nạn xã hội, sự dai dẳng. Sự phối hợp nguồn lực với đấu tranh giảm tệ nạn xã hội.

14/ Kiểu ‘danh tiếng’ kể tấn công với những ‘cộng đồng’ riêng rẽ của nó.

15/ Cộng đồng đạo Hồi ở các nước đó (Bỉ, Pháp…) phải gắn kết với xã hội đó, thúc đẩy sự tiến bộ…

…còn nữa…


Ngày 25/02/2017

Giải pháp 'tên lửa đạn đạo và hạt nhân' Bắc Triều Tiên:

Bắc Triều Tiên:

1/ Muốn nước khác và khu vực phụ thuộc.

2/ Thương lượng về 'giúp đỡ' phát triển.

3/ Phòng bị, sợ bị Nam Triều Tiên tấn công.


mục 1: Dẫn tới các nước trong khu vực tăng phòng thủ tên lửa hơn, những 'khu vực bị đe dọa' (nhiều nước khác) sẽ tạo phòng thủ kiểu "đàn cá' nhằm giảm áp lực mục tiêu. Bắc Triều Tiên tạo sự đe dọa nên bị giảm mọi liên kết nguồn lực phát triển.

Trung Quốc là nước lớn sẽ bị kìm hãm, không tạo được quy mô với khu vực.

Khi khu vực xung quanh sở hữu hạt nhân sẽ gây 'áp lực' đẩy nền quốc phòng Trung Quốc xuống mức 'bình thường', không có lợi thế về quy mô kinh tế để tạo an ninh chung. Lúc đó Trung Quốc phải áp dụng chính sách chia rẽ 'nội bộ' và lợi dụng sự liên quan gây cản trở những sự phát triển của Bắc Triều Tiên (kinh tế, quân sự...).

mục 2: Trợ giúp khi khó khăn về lương thực. Bắc Triều Tiên khó nhận được sự hợp tác đầu tư khi các nước liên quan có nguồn lực thì đang phải 'phòng bị'. Các nước trong khu vực 'sợ Bắc Triều Tiên' ưu tiên nguồn lực xã hội để phát triển quân sự.

mục 3: Nam Triều Tiên và khu vực cũng sợ mở cuộc chiến sẽ tàn phá nền kinh tế.

Giải pháp vấn đề:

1/ Cộng đồng quốc tế cứ ban hành các lệnh trừng phạt khi Bắc Triều Tiên leo thang (kể cả khi sở hữu vú khí hạt nhân vẫn yêu cầu giải giáp), tiến hành các cuộc đàm phán. Nhất quán 'leo thang và hạ nhiệt' của hai vấn đề 'hạt nhân- đạn đạo' và trừng phạt.

2/ Nam Triều Tiên giảm tiến hành tập trận chung với Mỹ, tự tiến hành và tham gia tập trận ở các khu vực. Mỹ tiến hành tập trận ở khu vực rộng hơn.

3/ Trung Quốc yêu cầu đàm phán, hạ nhiệt...đổi lại Trung Quốc có liên hệ mức độ về kinh tế. Trung Quốc sẽ có phần lợi về trao đổi tài nguyên với Bắc Triều Tiên. Nền kinh tế Bắc Triều Tiên phát triển có mức độ thì những 'vướng mắc kìm hãm' trong quá trình phát triển tự nảy sinh mà bắt buộc 'Bắc Triều Tiên' phải có sự đổi mới theo hướng tiến bộ (chỉ phát triển nông nghiệp là chính thì dễ quản lý). Sự đi lên chứng mực về kinh tế của Bắc Triều Tiên sẽ không dồn được cho tích lũy quân sự mạnh bởi lục quân gắn với quy mô vị trí địa lý không tích tụ được 'chiến thuật' lớn, bên cạnh đó có sự ràng buộc của quốc tế về các loại vũ khí.

4/ Cộng đồng quốc tế trợ giúp lương thực khi bị thiên tai mất mùa theo tỷ lệ dùng.

5/ Sự tấn công (của chính quyền nam và bắc bán đảo Triều Tiên) để thống nhất chỉ do dân tộc bán đảo Triều Tiên tự quyết định.

Mỹ cam kết chiến tranh bán đảo Triều Tiên bị 'khơi mào' chỉ do 2 chính quyền nam - bắc ở bán đảo Triều Tiên tự quyết định, Mỹ chỉ giúp nam Triều Tiên khi chiến tranh.


Ngày 24/03/2017

Thời hiện nay châu Phi vẫn rất dễ xẩy ra loạn lạc nhiều nơi. Những giải pháp hàng đầu là:

1/ Tạo tiếng nói chung, sức mạnh chung...của Liên đoàn châu Phi, có sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Khi đó từng nước nhận được tương trợ mạnh của cả khối, được 'bổ sung' các lợi thế của quá trình gắn kết, được cộng đồng quốc tế giúp đỡ nhiều mặt (khi mất mùa, giao lưu giáo dục - văn hóa, tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường...), có sức mạnh quân sự của khối duy trì hòa bình chung.

Khi trong một nước mà bị sự chia rẽ hay xung đột biên giới...thì 'cộng đồng' chung dễ chỉ ra hướng giải quyết đúng và nước đó tự đánh mất các 'lợi thế' phát triển mà khối dành cho.

2/ Mở rộng dần mối liên kết thị trường, tạo dần nhiều điểm sáng phát triển (nhiều nơi ở châu Phi thị trường hoạt động) mà vây nhỏ dần những 'điểm nóng bất ổn'. Cộng đồng quốc tế khi thực thi 'phát triển thị trường' thì tạo sự lành mạnh, không tạo sự lũng đoạn tài nguyên dẫn tới gây kém các chính phủ.

Châu Phi không bị bỏ quên.

3/ Liên hợp Quốc hướng dẫn, bảo vệ những giá trị tiến bộ (tổ chức bộ máy, phát triển con người, bảo vệ cái tốt mà át dần cái xấu...).

4/ Trước nhất giúp đảm bảo sản xuất nông nghiệp (vì dễ duy trì cuộc sống, có lượng lao động tham gia tại chỗ đông, dễ làm chủ cách sản xuất đó, dễ tạm thời ổn định xã hội...).

5/ Thế mạnh của châu Phi: tài nguyên, thiên nhiên hoang giã, sức 'lao động' dồi dào...Mâu thuẫn giai cấp chưa bị 'tạo ra' khoảng cách lớn, lối sống cộng đồng tốt...

.

Ngày 23/02/2017

Phương pháp Đạo Hồi không bị chệch hướng cực đoan:

1/Ổn định các thể chế nhà nước (khu vực Trung Đông), phấn đấu đạt dân chủ.

2/ Phát triển cuộc sống người dân.

3/ Mức con người đạt làm chủ, chinh phục được cuộc sống. Thời khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì con người càng tin vào các sức mạnh 'siêu nhiên'.

4/ Sự bền vững của các nước (người dân từng nước có cái đặc sắc phát triển riêng) để ngăn tham vọng sát nhập thành một khu vực rộng lớn.

5/ Sự giàu có với lối sống xa hoa của các hoàng tử Ả Rập Saudi làm bùng thêm ngọn lửa đấu tranh muốn thành lập nhà nước đạo Hồi với luật lệ theo đạo.

6/ Có sự so sánh giữa rộng lớn của Công giáo và đạo Hồi, theo tư tưởng đua tranh lấn át...không dẫn dắt được bằng phát triển khoa học kỹ thuật mà đẩy hướng phổ biến 'sùng đạo' để gắn kết sức mạnh rộng lớn, sức mạnh 'lối sống tinh thần theo đạo' làm chủ trương xây dưng xã hội.

Những sự đan xen làm nguy cơ phai mờ dẫn tới 'mâu thuẫn'.

Bị thui chột trình độ, chậm theo kịp thời đại khoa học kỹ thuật.

7/ Xung đột biên giới lẫn nhau giữa các nước.

8/ Mâu thuẫn bên trong (sắc tộc, tranh hùng các nước...) - mâu thuẫn bên ngoài (các nước lớn tranh dành ảnh hưởng khu vực, khu vực đạo Hồi ở Trung Đông với công giáo châu Âu...) mà có thời các nước dựa để kìm hãm nhau (kiểu Iran có lúc dùng mâu thuẫn của đạo Hồi với đạo khác để làm 'hòa hoãn' mâu thuẫn sắc tộc, các nước khác lợi dụng 'mâu thuẫn sắc tộc' để làm suy yếu...). Cái gốc rễ mâu thuẫn không giải quyết được một cách 'tổng thể' chung theo hướng văn minh mà cứ 'lợi dụng' dẫn tới vòng xoáy khó dứt...

9/ Giáo lý và cách phát triển của đạo Hồi không được quản lý tốt (như Vatican) nên dẫn tới xuất hiện những cá nhân kiểu thủ lĩnh đi 'truyền đạo' theo hướng 'đấu tranh cực đoan'.

10/ Những nơi xã hội bất ổn thì người dân nơi đó dễ bị sợ các tổ chức ngầm kiểu Mafia, sợ băng đảng...Những nhà nước yếu cũng sẽ tạo ra môi trường bị nhóm 'tư tưởng cực đoan' khống chế.

11/ Thời đại khoa học kỹ thuật nhưng người dân khu vực Trung Đông vẫn ít được tiếp cận mà bị chi phối quá nhiều trong 'sách kinh', 'ngoan đạo'...Giáo dục về khoa học kỹ thuật, dân trí, lịch sử, trình độ lao động...còn thiếu.

12/ Những nhà nước khu vực Trung Đông do quá khứ 'xung đột' nhiều nên người dân cũng được xen lẫn truyền bá tinh thần 'chiến tranh' để sinh tồn mà tạo những cá nhân dễ dàng tham chiến.

Sự bảo đảm của những liên kết mang tính xây dựng, mức gắn kết được phát triển trong hòa bình...mới tạo được sức mạnh cái chung làm át được những cái riêng 'gây xung đột'.

....Còn rất nhiều vấn đề nữa (sẽ bổ sung sau)

Ngày 22/02/2017

Đan Mạch là đất nước rất phát triển ở châu Âu. Chúng ta xem xét mô hình Đan Mạch với hướng xây dựng xã hội văn minh:

1/ Đan Mạch là nước ít tham nhũng nhất thế giới, tức là thất thoát của công chỉ còn phụ thuộc vào 'hiệu quả đầu tư' mức đạt tối ưu của chính quyền (nhận định cách đầu tư gì có hợp thời đại). Chúng ta hãy xét xem thế thì cạnh tranh hàng hóa của Đan Mạch có lợi thế lớn không? trả lời: rất lớn. Thế thì 'mọi hàng hóa' của Đan Mạch nếu tham gia sẽ đánh bật hàng hóa mọi nước? trả lời: không; vì: a/ còn phụ thuộc vào quy mô (độ lớn tích tụ về vốn- người...) và vì 'sản xuất hàng hóa' chỉ hướng đạt tối ưu mỗi người khả năng lao động làm ra của cải (chỉ cần số loại hàng hóa nhất định rồi trao đổi); b/ còn phụ thuộc vào tích lũy kiểu 'bí quyết' (kiểu một chiếc xe đạp lúc đầu mới phát minh làm ra rất thô sơ, rồi cứ kế thừa sáng tạo thêm các bộ phận cho đạt hướng tối ưu...).

Đan Mạch có thuế cao, nhưng nhờ ít tham nhũng và trình độ nhà nước cao (dân trí cao- trình độ công chức cao) nên 'tư bản vốn' (thuế thu) dùng đầu tư cho cả xã hội rất hiệu quả (phát triển khoa học như thế nào, phát triển con người, hạ tầng mức như thế nào là 'đủ cuộc sống'..., chi phí bỏ ra của luân chuyển và quản lý xã hội cũng ít (nông dân sản xuất rau quả khi thu hoạch chỉ cần để bên đường và viết giá cả, người mua tự lấy và tự trả tiền...).

Vậy từ tích tụ 'Tư bản' kiểu Đan Mạch có hướng nhanh tới được xã hội văn minh không? trả lời: có. Chỉ còn vấn đề 'nhân dân' có xây dựng được chính quyền hoạt động 'hiệu quả' hay không mà thôi.

2/ Vấn đề 'tổng thể nguồn' của Đan Mạch làm sao cho hiệu quả? đó là:

a/ Xác định được quy mô phù hợp của dân số và cách cơ sở hạ tầng.

- Chi tiết được tới từng tầng lớp người dân và quan điểm cuộc sống thế nào là đủ, là phát triển con người? Khi người dân chấp nhận được thi thố ở tích lũy giàu mức thế nào là phù hợp phát triển xã hội (của cải không tích tụ hết ở các tỷ phú), khi cơ chế xã hội tạo tích lũy của cải của kiểu 'cổ phiếu cho từng người dân' tham gia loại hàng sản xuất là phù hợp...

- Cơ sở hạ tầng sẽ tối ưu được theo tối ưu quy mô dân số từng nơi. Người dân có thể thích có vùng hoang dã đường đất mà không 'đổ nhựa' ở đó, 'không cần phải thủ đô' đồ sộ vì mọi tích tụ cuộc sống kiểu 'tổ ong' là không phù hợp chuẩn phát triển con người (mọi điều hành, luân chuyển....đã có thời 'khoa học' hiện đại).

Quy mô dân số lộn xộn theo tầng lớp, quy mô phát triển kinh tế lộn xộn...thì tạo tích tụ lệch của phát triển xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng...cả lệch phát triển con người.

b/ Như thế nào là phát triển con người đạt đúng hướng? Một xã hội mà có quá nhiều người 'cuồng FAN của ca sĩ nào đó' có tốt không, nhiều ca sĩ cực giàu thì sao? trả lời: 'chỉ ngồi hát không lo làm thì lấy gì mà ăn', hát chỉ thỏa mãn tinh thần. Bởi vậy, xã hội cũng cần định hướng đúng để 'cá nhân' phát triển ở trình độ làm chủ khoa học, ở thưởng thức cái hay của ca sĩ 'đúng giọng' (năng khiếu) và 'từng cá nhân' tự đạt hứng 'thăng hoa' hát cùng nhau (cách tổ chức, cách sinh hoạt cộng động). Tương tự có nhiều vấn đề dễ làm 'mất tập trung' phát triển...hãy tập trung ở cách thi thố, cách hưởng thụ...

c/ Nước Mỹ quy mô kinh tế cực lớn, cạnh tranh hàng hóa với cả Thế giới để tạo kiểu 'tích lũy cực giàu' cho các cá nhân, cho nước Mỹ...nên quy mô dân số và hạ tầng để phục vụ quá trình đó cực kỳ phức tạp...Những tích tụ quá lớn vì thế khó đảm bảo cho người dân đạt 'hạnh phúc' và tất nhiên sẽ tạo kiểu 'tổ ong'...

Quy mô quá phức tạp thì quá khó làm chủ nó.

Quy mô kinh tế Mỹ muốn dẫn đầu thế giới thì tất nhiên phải đa dạng sát nhập nguồn 'dân cư'. Kiểu 'tổ ong' của Mỹ và Trung Quốc ngày càng phình ra...dễ dẫn tới tình trạng quy mô khó kiểm soát của phục vụ phát triển con người...

3/ Vấn đề thuế cao của Đan Mạch thì sao? Đó là do để chèo lái 'tổng thể' đầu tư nguồn của cả xã hội còn phụ thuộc vào kiểu trí tuệ 'tập thể' (chính quyền đại diện thực sự của nhân dân).

Khi nào thuế giảm? trả lời:

a/ Khi tích lũy hạ tầng xã hội đủ dần (có nhờ khoa học hiện đại lên).

b/ Khi mặt bằng phát triển của cả thế giới đạt tiến bộ (hòa bình chung, dân trí của cả thế giới...).

c/ Khi đạt mức 'bước nhảy nữa' của phát triển con người (kiểu lượng chất xám dồi dào thêm, thi thố...).

d/ Khi 'cổ phiếu' của người dân chen đều trong mọi quá trình sản xuất, phát triển...

e/ Khi xã hội ngày càng tối ưu.

.....

4/ Tạo lợi thế cạnh tranh như nhà nước Đan Mạch thì mấy nước làm được?

(Lê Thanh Đức - làm cho UNDP)