tháng 5/2013

Ngày 31/5/2013

- Có vẻ như Ấn Độ thiếu sức sáng tạo về lối sống con người theo thời hiện tại mà chỉ đạt sáng tạo về khoa học kỹ thuật, dẫn tới nền kinh tế đang phát triển nhưng đất nước vẫn có những cài gì đó trì trệ về phát triển con người - xã hội.

Ngày 30/5/2013

- Nhiều người dân trên Thế giới hiện nay phải chăng không thích nước Nga trong một số chính sách về Trung Đông? vì sao vậy? Có thể những nước khác có quan điểm 'dân chủ' đứng mũi chịu sào, còn Nga bị phần lớn người dân hiểu là để tranh dành ảnh hưởng của mình.

Ngày 29/5/2013

- Nhiều nước Đông Nam Á có cái khó ở chiến lược phát triển là lĩnh vực này phát triển thì lại co hẹp lĩnh vực khác (nguồn lực bị lệch sang), mà khó tạo được chiến lược tổng thể theo lợi thế đất nước.

Tất nhiên nguồn lực đất nước đầu tư lĩnh vực này thì giảm lĩnh vực khác, nhưng ở đây là bỏ trống hoặc là chèn ép lĩnh vực đáng ra cũng cần phát triển mới hợp 'lợi thế; đất nước (đáng ra đầu tư lĩnh vực A và B hợp lợi thế, sẽ giảm C...nhưng ở đây đầu tư A chèn ép B hoặc bỏ trống B; còn C thì đương nhiên phải giảm).

Ngày 28/5/2013

- Vấn đề nợ công khu vực EU so với những vấn đề kinh tế các khu vực khác trên Thế giới như thế nào? đó là:

EU chủ yếu lo 2 vấn đề là duy trì cuộc sống người dân và không bị vỡ nợ, còn 'tương lai' kiểu 'cơ sở hạ tầng' và khoa học kỹ thuật ít phải lo bởi cơ sở hạ tầng của EU đã đi trước rất nhiều so với các khu vực khác.

Trung Quốc những năm gần đây phát triển mạnh và có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhưng cơ sở hạ tầng chung của đất nước thì còn kém xa EU.

EU có cái thuận lợi ít phải lo 'cơ sở hạ tầng' trong tương lai so với các khu vực khác.

Ngày 27/5/2013

- Những cơ chế nhà nước mà bị trói buộc thiếu tính sáng tạo thì khó giải quyết được những mớ 'bòng bong' các vấn đề trong xã hội.

Ngày 26/5/2013

- Ở Mỹ mới xuất bản cuốn sách đưa ra giả thiết kẻ giết tổng thống Kennedy chính là cựu tổng tổng thống Lyndon Johnson (lúc đó là phó tổng thống).

Bình luận: tin đó không làm chấn động nước Mỹ như ở các nước khác, vì sao vậy? Vì dân chủ Mỹ đã phơi bày những nhà lãnh đạo mọi lúc, cơ chế hình thành chính trị nhà nước Mỹ không có lỗi trong quá trình mà chỉ do lực lượng bảo vệ pháp luật không hoàn thành trách nhiệm, do những cá nhân.

Ở bắc Triều Tiên sao có những người dân 'cảm xúc dạt dào' khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jung - Un dù có thể là mới lần đầu và nhà lãnh đạo chưa đủ thời gian cống hiến cho đất nước? Vì khi người dân đương nhiên có những quyền lợi trong xã hội thì họ ít cần kiểu 'ngưỡng mộ' quyền lực nhà lãnh đạo (giảm mức 'hot'

Thế vì sao nước Mỹ tổng thống Barack Obama nhiều lúc cũng được người dân kiểu 'cảm xúc đón tiếp? vì lúc đó tống thống Mỹ mang thông điệp chia sẻ gần gũi tới cử tri (bao gồm cá nhân và chính sách) và do cách phô diễn 'hot' theo kiểu thần tượng ban nhạc của truyền thông chính trị Mỹ (cả 'hot' quyền lực).

Ngày 25/5/2013

- Kết quả cuộc thăm dò hàng năm của BBC World Service công bố ngày 24/5 cho thấy Đức hiện là quốc gia nổi tiếng nhất trên Thế giới.

Nhật Bản có nhiều khả năng theo kịp Đức những vì sao chưa thành? có thể do địa chính trị của Đức quá quan trọng giữa lòng châu Âu.

Ngày 24/5/2013

- Những xung đột trên Thế giới làm cho sự đấu tranh chống tham nhũng giảm đi, do người dân chưa có điều kiện để 'đòi hỏi' về chính quyền trong sạch.

Ngày 23/5/2013

- Thương hiệu của một đất nước dễ thống kê được những yếu tố gì để biết, nhưng lại rất dễ bị các cái bên trong phiến diện phá vỡ.

Chẳng hạn: kiểu Trung Quốc hiện nay say sưa mọi chiến lược lược để tranh dành với láng giềng mà tạo đất nước bị nhiều người dân trên Thế giới nhìn nhận trở thành 'hiểu chiến'; kiểu FBI Mỹ nhiều lúc lo tỏ giỏi mà chia rẽ quyền lợi nhóm người dân.

Ngày 22/5/2013

Nam Triều Tiên đã phổ biến được văn hóa tới nhiều nước qua phim ảnh, ca nhạc....nổi bật là điệu nhảy Gangnam style, nhưng sau thành công của điệu nhảy thì bước đột phá tiếp theo của điệu nhảy mới lại được cho là nhố nhăng. Nhiều người dân nam Triều Tiên coi văn hóa của mình nên phổ biến ra thế giới là những cái đã có hàng nghìn năm chứ không phải những cái nổi hiện nay như phim ảnh hay điệu nhảy...

Những thành công về văn hóa đó nên hiểu thế nào? Cách làm văn hóa như thế nào? trả lời:

- Điệu nhảy Gangnam style (ký hiệu A) đã được cả thế giới đón nhận và làm nên một 'nét văn hóa' của nam Triều Tiên, nhưng khi tác giả của nó phát triển lên một điệu nhảy khác (B) thì lại bị coi nhố nhăng. Vì cái thăng hoa là phải có tích lũy bước nhảy và đột phá, nên khi xây dựng một điệu nhảy (B) chưa đủ tích lũy sẽ không thể đạt kế tiếp thăng hoa (mời xem bài viết: cách thăng hoa). Cái hay của điệu nhảy (A) là giúp con người gần với tự nhiên - hoang dã, dễ đạt tự do, 'lối thoát', dễ thăng hoa....

Vậy cái khó thứ nhất là nên biết mức của từng cái nét văn hóa, từ đó mà phong phú cái mới chứ đừng đẩy cái đã thăng hoa lên thái quá (đã đạt A thì nên làm cái nhiều cái kiểu P của phong phú các lĩnh vực cuộc sống, chứ không phải cố chế điệu nhảy lên mức B)

- Văn hóa của một nước là trải dài theo thời gian. Khi người dân nam Triều Tiên nói 'nên phổ biến văn hóa mấy nghìn năm, chứ đùng chỉ đề cao kiểu A' thì có cái đúng, nhưng chưa tìm cách duy trì phát huy được cái 'hiện tại' của kiểu A tạo ra nét đặc sắc văn hóa nam Triều Tiên hiện nay.

Văn hóa Mỹ được đề cao mấy trăm năm gần đây, bởi nước Mỹ là mới lập quốc. Nước Mỹ với sự khám phá và sáng tạo đã tạo ra nét văn hóa 'làm mưa làm gió' trên Thế giới thời khoa học kỹ thuật. Sự 'vận động' cực lớn của khám phá cái mới và sáng tạo đã làm văn hóa Mỹ dẫn đầu trong quãng thời gian, nhưng nước Mỹ là nước mới nên cũng không phải 'phổ biến' văn hóa của mấy nghìn năm trước (bởi không có).

Vậy cái khó thứ hai là làm thế nào để thể hiện và kế thừa phát triển được văn hóa mấy nghìn năm trước, trong khi đó vẫn phải có cái khám phá và sáng tạo cái mới theo thời nay (theo tương lai).

Nam Triều Tiên đã đạt quãng hiện nay có khám phá và sáng tạo mới để phát triển văn hóa đặc sắc phổ biến ra Thế giới (nhờ phim, kiểu điệu nhảy...), nhưng vẫn chưa liên kết được văn hóa mấy nghìn năm? Bước tiếp theo của văn hóa nam Triều Tiên sau thời kiểu phim và điệu nhảy sẽ là gì?

Kiểu văn hóa 'phim và điệu nhảy' chinh phục được Thế giới bởi có những khám phá và sáng tạo đáp ứng 'vận động lối sống' thời khoa học kỹ thuật hiện nay.

Giải quyết cái khó thứ hai là:

1/ Chọn lọc tinh hoa những nét văn hóa mấy nghìn năm tìm cách phổ biến vào cuộc sống hiện nay.

Thể hiện quá trình vận động phát triển phong phú và bản sắc gắn với mọi nơi thế giới thời đó mà thể hiện các tác động đột phá vận động từng thời kỳ (của mấy nghìn năm), chứ không chỉ 'chọn lọc' tinh hoa mà xóa bỏ hoặc che dấu những cái khác. Đó là sự phát triển con người dân tộc mình, gắn với sự phát triển nhân loài.

2/ Phát huy những nét mới văn hóa theo phát triển thời cuộc (như kiểu điệu nhảy), gắng tìm sự phong phú để không bị cạn kiệt nguồn sáng tạo.

3/ Những cái đã có mấy nghìn năm tích lũy trong mỗi con người, trong cách vận động xã hội mà tạo nền cho bước nhảy, sự đột phá 'thăng hoa' (không có 'tích lũy' sự phát triển qua mọi thời thì khó xuất hiện điệu nhảy; phim hay thời hiện tại phải có từng trải...).

Vậy, đưa văn hóa mấy nghìn năm ẩn trong cái hiện tại mới làm nên văn hóa (người Nhật có phong cách lao động do xã hội trải qua chứ không phải do ngày một ngày hai).

4/ Giỏi sự lồng ghép cái nghìn năm dù chỉ xuất hiện ít với cái hiện tại.

Người dân nước Mỹ tuy văn hóa hiện đại kiểu nhạc Rock với đất nước mới lập mấy trăm năm nhưng vẫn có cái hoang dã của thổ dân da đỏ hàng nghìn năm (kiểu cao bồi).

5/ Tranh được sự đặc sắc của cái mới văn hóa phổ biến với nhân loài (kiểu điệu nhảy A), nhưng vẫn 'tổng kết' cái hay sửa cái dở mọi thời của đất nước để xây dựng con người hiện tại 'văn minh' và lối sống có văn hóa.

Tùy thời đại những tác đôngj của thời cuộc bên trong đất nước và bên ngoài mà có thịnh có suy, có hay có dở...dẫn tới con người đất nước có lúc được cái hay có lúc chịu tác động cải dở nhiều. Nếu chỉ say sưa tìm cái mới kiểu điệu nhảy A để tranh với thiên hạ thì dễ bị hổng 'phát triển con người - văn hóa'.

.....

mời xem: văn hóa tốt mọi thời đại là

(nhiều ý nữa)

Ngày 21/5/2013

- Vatican thích tôn giáo được phổ biến qua gắn kết các 'văn hóa' như lễ hội valentine...hơn là kiểu sùng đạo trói buộc lối sống..

Đạo Hồi chi phối quá lớn sinh hoạt cuộc sống và tinh thần con người, nếu những người làm tổ chức đạo Hồi không có xu hướg phù hợp thời đại thì sẽ kìm hãm.

Chẳng hạn, giống như một người nếu mê tín quá vào bói toán cũng sẽ khó đạt 'văn minh' và tự bị trói buộc.

Ngày 20/5/2013

- Nhiều nước không có lối thoát về quyền lực thực thi chính sách đúng và sáng tạo dẫn tới những mối quan hệ trên dưới phải cần 'phong bì' để tỏ quyền lực (khác với kiểu 'phong bì tham nhũng'). Nếu chỉ dựa quy chế tổ chức thì cấp dưới không biết tỏ sợ cấp trên cái gì và 'trung thành' kiểu gì, chia sẻ 'phong bì' cũng là cách tỏ trôi chảy 'trên dưới' khác với cần 'phong bì' kiểu tham nhũng. Có những 'chỗ địa vị' một phần số người (và lòng người) cần phong bì vì tham, nhưng cũng một phần số người (và lòng người) cần 'phong bì' vì để tỏ quyền lực kiểu 'ngầm'.

Như thế nào là quyền lực có thực thi lối thoát chính sách đúng và sáng tạo? "Lối thoát chính sách' đó là cơ chế tạo phát huy được tài năng cá nhân để đề ra 'kế hoạch' giỏi, khác với 'bổ nhiệm' sai dẫn tới không có trình độ gánh vác hoặc cơ chế 'nhiêu khê' trói buộc cá nhân không bứt ra được, không tự chủ được cái riêng cái chung. 'Sáng tạo' chỉ có do sự 'đòi hỏi' và cơ chế phù hợp.

Bởi vậy, lối thoát 'quyền lực' về chính sách và sáng tạo cũng sẽ góp phần làm giảm phần nào đó tham nhũng.

Ngày 19/5/2013

- Vốn vay của nước ngoài của các nước có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển, nhưng cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ: 1/ bị lạc sang đầu tư cái 'vượt trước tương lai' (vượt trước khả năng) như bất động sản (nhà cửa thường phát triển theo xu hướng đúng là phù hợp khả năng lao động); 2/ 'chủ quan và không hiệu quả' của tích lũy trình độ sản xuất trong giá trị các hàng hóa (có vốn thường ít tính toán - khác với cẩn thận chi tiêu khi tích cóp, thiếu quy trình tích lũy mà 'đột phá bất ngờ của kiểu 'làm ăn lớn'...; 3/ dành thỏa mãn 'cuộc sống' người dân phần nào (gián tiếp nhiều khâu nhưng rồi cũng tới đích chia cho người dân 'tiền' mà không phải trang bị 'cần câu'; 4/ thất thoát khó giám sát. Phình ra quy trình, tác động 'lợi ích'...

Ngày 18/5/2013

- Sự leo thang về tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc có phá vỡ lợi thế kinh tế của các nước nhỏ xung quanh? trả lời: có, bởi vì những nước nhỏ bớt đi nguồn lực kinh tế dành cho quốc phòng mà giảm lợi thế cạnh tranh giá trị hàng hóa trong nước.

Các nước nhỏ có nên thực hiện chính sách với hàng Trung Quốc (ký hiệu 'kỹ thuật TQ' )? trả lời: có. Nhưng phải khôn khéo: 1/ lợi dụng hàng giá rẻ kiểu số lượng nhiều Trung Quốc; 2/ Tạo kiểu tiết kiệm bằng cách giới hạn (hàng A rẻ thì xu thế người dân dùng ít giữ gìn và tăng về số cái); 3/ cân đối hàng hóa để giũ tích lũy sản xuất những gì trong nước.

Ngày 17/5/2013

- Những xung đột đầu thế kỷ 21 phần nào che dấu 'cái khó điều hành kinh tế' của thế giới có những lý luận về kinh tế xã hội bị bế tắc). Kể cả Mỹ, EU...

Ngày 16/5/2013

- Các quan chức bầu cử ở thành phố San Teodoro của Philippines đã buộc phải sử dụng tới tung đồng xu để chọn ra thị trưởng mới khi cả hai ứng viên đều bằng số phiếu bầu hôm 13/5/2013.

Bình luận: Có những lúc người được bầu không những cạnh tranh về mức giỏi chính sách mà đơn giản họ chỉ cần thể hiện sẽ là 'đại diện' cho thành phố ở vị trí được bầu (tung đồng xu , còn trình độ cá nhân chỉ cần đạt ngưỡng nào đó ở kiểu 'mức thành phố nhỏ đó').

Xung đột sắc tộc các phe phái ở Iraq sao không chia tỷ lệ số ghế theo ít nhiều số dân các sắc tộc và một số vị trí được cử đại diện mà không phải tranh bầu ở các sắc tộc khác nhau.

Ngày 15/5/2013

- Nhiều nước nghèo muốn tạo thế cờ để đọ 'lợi thế' phát triển với các nước khác thì một số bộ của nhà nước phải như tạo được là quân cờ phù hợp. Hiện nay, cơ chế đang tạo ra những cá nhân và những bộ phận mà không 'hình thành' tốt bàn cờ đất nước (hoặc tự tạo bàn cờ manh múm trong 'bộ').

Đó là do những nguyên nhân nào? có thể là: 'cái chung - cái riêng' làm cho các cá nhân trong đó kìm hãm nhau, khác với 'cái chung - cái riêng' làm cho cái bên trong (bộ) tạo sức mạnh chung đọ với cái bên ngoài (nước khác) ...); những cá nhân lo 'công danh' chỗ đạt mà không lo được sự phát triển của lĩnh vực; những hạn chế cơ chế dẫn tới lĩnh vực bị những cá nhân lo cạnh tranh 'thành đạt' về địa vị mà ít cạnh tranh về trách nhiệm gánh vác; manh múm hoặc cát cứ làm chệch hướng (chia rẽ lợi ích, lo 'bộ' mình gương tốt mà không vì lợi ích chung của 'tập hợp' nhà nước)...kiểu giáo sư lo tỏ với sinh viên và họ hàng mà ít cạnh tranh với 'học giả' các nước....

Ngày 14/5/2013

- Sự rộng lớn và phức tạp cuộc sống khó thỏa mãn con người ở Trung Quốc mà dẫn tới cũng khó phát triển văn hóa.

Ngày 13/5/2013

- Ngày 12/5/2013, Giáo hoàng Francis đã phong thánh cho hơn 800 người Ý bị sát hại ở thế kỷ 15.

Năm 1480 hơn 800 người Ý bị sát hại khi đế chế Ottoman tấn công thành phố Otranto bắt người dân cải sang đạo Hồi. Khi họ từ chối, quân Ottoman đã ra lệnh chặt đầu những người đàn ông và thanh thiếu niên trên 15 tuổi.

Bình luận:

Không phải hình thức củng cố đạo này và chống đạo kia bởi theo đạo nào phải có cách truyền kinh và thời gian lãnh hội.

Phong thánh bởi họ đã đạt đức tin?

- Những người là chuyên gia trong các lĩnh vực, những nhà báo thu thập tin tức xã hội, người dân...chỉ ra cái đúng cái sai của cách phát triển xã hội thì họ cũng sẽ góp phần nào như là các 'giáo viên' cho các nhà lãnh đạo, cho công chúng.

Trong nhà trường có những học sinh với mức học khác nhau và chịu ảnh hưởng cách giáo dục khác nhau thì 'các nhà lãnh đạo' cũng như những học sinh vậy.

Xã hội không có các kênh phản hồi về hiệu quả điều hành - bên cạnh từng 'tổ chức cơ quan' tự đánh giá kết quả và chịu trách nhiệm (chịu trách nhiệm mức độ tăng trưởng, mục tiêu đề ra nhiệm kỳ làm những đạt và không đạt với nguyên do, giải pháp sáng tạo của xã hội bổ sung...) thì ta có thể nói 'những nhà chính trị còn thiếu tiếp thu 'giáo dục', 'không biết cách chọn lọc tiếp thu' do bị nhiễu - bị đồ sộ cặp 'kiến thức' hoặc là do 'không có kênh truyền tải'. Khi đó cỗ máy những người làm chính trị chỉ như cố gắng 'trên bảo dưới nghe'.

Tất nhiên những nhà lãnh đạo có người làm 'tham mưu' viết kế hoạch nhưng kết quả thì toàn xã hội phải có cách phản hồi, đóng góp thêm. Hoặc do cơ chế còn thiếu 'chất lượng' ở bộ phận định ra chính sách để nắm bắt và đề ra.

Thất bại lớn nhất của cơ chế chính trị một nước là gì? đó là: tạo ràng buộc 'cái chung - cái riêng' sai ở 'ngang dọc - trên dưới' dẫn tới bị phình ra hoặc thiếu mà 'cỗ máy' chỉ còn lo nhiệm vụ chính là tỏ trôi trảy kiểu 'trên bảo dưới nghe'.

Khi cơ chế 'bổ nhiệm - bãi nhiệm' mà kém thì càng mất công ổn định 'trên bảo dưới nghe'.

Nước Mỹ có cái phong phú ở các bang mà tạo 'độc đáo' kiểu 'cái chung - cái riêng'.

Ngày 12/5/2013

- Chiến lược kinh tế kém của nhiều nước sẽ bị tích tụ 'đại công xưởng Trung Quốc' đánh bại.

Ngày 11/5/2013

- Nước nghèo dễ nhìn thấy chiến lược phát triển nhưng vì sao không đáp ứng được?

Chẳng hạn là:

1/ Vấn đề kinh tế do cách sở hữu dẫn tới khó cho cách quản lý, cạnh tranh kém của sản xuất hàng hóa;

2/ Cơ cấu hoạt động nhà nước kiểu hành chính thì không khó về 'đòi hỏi' trình độ con người nhưng đang bị kiểu đổ dồn làm việc 'hành chính' an phận bám đồng lương, không mở được sản xuất kiểu 'sáng tạo' để thu hút đi ra;

3/ Chiến lược của những nhà hoạch định chính sách về sử dụng nguồn 'tư liệu' chưa phù hợp dẫn tới khó 'tích lũy' trình độ sản xuất theo 'hoàn cảnh đất nước';

4/ Nền giáo dục loay hoay về 'đạo tạo con người' do chưa có khoa học về cách làm, trong khi đó 'thị trường lao động' không đủ tích lũy về đòi hỏi trả lương theo chất lượng sản phẩm. Nguyên do 'cơ chế' không tạo quy trình sản xuất tốt dẫn tới tác động ngược làm 'giáo dục' bị loay hoay mắc kẹt;

5/ Quá trình 'nguồn tư liệu' tự quay vòng trong người dân 'sản xuất - tiêu dùng' còn chiếm tỷ lệ nhỏ (ký hiệu A), phần nhiều còn chịu quản lý nhà nước, trong khi đó đáng ra nhà nước chỉ cần ngồi 'bát ăn bát vàng' mà thu được nhiều thuế. Xã hội phát triển tốt thì xu hướng những cá nhân cũng đóng góp 'sáng tạo' hàng hóa tích lũy 'tri thức' cao trong đó mà trao đổi. Tỷ lệ A chiếm phần nhất định trong mỗi nước đều có và đó chính là phần 'lợi thế' (vì nhà nước chỉ ngồi mà thu thuế).

6/ Nguồn vốn nhà nước quản lý bị chi phối cách 'đầu tư' không theo quy luật thị trường, có sự lệch lạc dành cho các 'nhóm lợi ích' mà không theo đúng quy trình sản xuất dẫn tới phá hỏng tích lũy cạnh tranh trong giá trị từng hàng hóa làm ra. Những cá nhân lãnh đạo chưa đề ra được chiến lược 'sản xuất' và phát triển xã hội dẫn tới nguồn vốn dành lộn xộn khó rõ mục đích và cách đạt mục tiêu, kém về vấn đề 'chiến lược hàng nội - hàng ngoại'.

.......

Vậy nguyên nhân vì sao? trả lời, đơn giản:

1/ Do người ta không biết cách chia phần về các kiểu sản xuất trong nền 'kinh tế', chẳng hạn thích 'bao cấp' kiểu lấn át chứ tỷ trọng nền kinh tế khác (B) mà lớn lên sợ 'chệch hướng' kiểu lý luận chính trị. Cái sợ bị 'thất bại' làm co cụm sáng tạo, trong khi đó đáng ra phải dũng cảm như người đi trên dây cầm sào mà lấy thăng bằng. Kiểu tỷ lệ B là phải có nhưng ít người dám đụng chạm vì sợ sai 'lý luận chính trị' hoặc là ít có quyền được thực thi.

2/ Do cách điều hành còn chưa phát huy được nguồn tư liệu, thiếu cơ chế phù hợp để giúp tạo ra cá nhân với chính sách giỏi.

Ngày 10/5/2013

- Khủng hoảng 'nợ công' ở châu Âu đang cần lời giải, trong khi đó nền 'chính trị' hoạt động ở các chính phủ thì phải cần 'ý chí' của theo đuổi xu hướng phát triển 'vạch ra' mới vượt qua được. Hiện nay người ta chưa chỉ ra được xu hướng nên chưa tạo được 'ý chí' cho các chính phủ, chưa có ý chí chính trị thì EU càng khó 'vượt qua' vấn đề nợ công.

(EU liên hệ mình làm cho vấn đề nợ công chăng, với những ý tưởng rất hay)

Ngày 9/5/2013

- Nhiều người cần giàu ở những mức để tỏ tiêu dùng kiểu khoe 'xe ô tô sang đắt tiền', bởi vậy xã hội cần có lối thoát cho 'con người' về cách tỏ thì cùng giảm được những nguồn 'tích lũy' lượng vật chất vào hàng hóa kiểu khoe mẽ mà không đúng mức công dụng đồ dùng.

Khủng hoảng xã hội một phần do kiểu phân chia lưới nhuận có được sai dẫn tới tồn tại hàng hóa tích lũy quá lớn với mức 'tiện dùng' (kiểu một người A do 'mầu mỡ' chính sách dẫn tới thu lợi nhuận lớn mà chi hoang cho mặt hàng đắt tiền, khác với lợi nhuận chchia công bằng cho từng khâu tham gia sản xuất thì sẽ góp phần chi tiêu đúng mức của người lao động).

Ngày 8/5/2013

- Những nước nghèo cứ cùng 'một nguồn chi' và công sức 'chính sách' mà tạo được chiến lược mức đẩy lùi hàng ngoại là phát triển chứ sao? đẩy lùi ở đây là các hàng hóa mình có 'khả năng', con hàng hóa trao đổi thì phải có biện pháp 'cân'.

Ngày 7/5/2013

- Xu thế của một đất nước mà cơ chế bị những cá nhân và nhóm lợi ích tạo 'cơ hội' lợi dụng cướp 'tài nguyên và nguồn vốn chung' (mức 1) thì vẫn sẽ tụt hậu hơn so với đất nước tạo cơ chế sản xuất ra mà bị 'cướp' (tức là có lợi thế tích lũy 'tư bản' sản xuất - 'cướp lợi nhuận'; kiểu gần như những nước thời 'tư bản bóc lột' - mức 2). Nhiều nước 'tư bản' hiện nay dành 'lợi nhuận' ở thị trường Thế giới chung và các nước kém (mức 3)

Cơ chế chính trị của từng nước phải chăng nhìn vào giai đoạn của mình như thế nào ở 'mức 1 - 2 - 3' mà điều chỉnh và biện pháp ngăn chặn?.

Ngày 6/5/2013

- Một trong những nguyên nhân khu vực những nước Đông Nam Á còn kém năng động phát triển là do mối liên kết 'giao thông giữa các nước' và cơ chế chính trị còn kém.

Ngày 5/5/2013

- Nhiều ứng cử viên chạy đua bầu cử ở Pakistan đã tỏ thái độ chống Mỹ, có người phát biểu 'nếu đắc cử, tôi sẽ ra lệnh bắn hạ hết UAV Mỹ'. Theo tờ Le Temp thăm dò mới nhất tại Pakistan cho thấy có đến 74% người được hỏi xem Mỹ là “kẻ thù”.

Bình luận:

Nơi khủng bố 'làm loạn luật pháp' đe dọa các cá nhân, thì xuất hiện những cá nhân ứng cử viên sẽ cảm thấy an toàn hơn khi tuyên bố chống Mỹ. Tương tự như khi anh A 'làm việc' nơi 'xã hội đen' hoạt động mạnh tạo va chạm các sự việc hàng ngày thì phải tỏ ra ghét cảnh sát qua kiểu 'xử phạt những vi phạm kiểu hành chính', nơi 'tham nhũng' thì phải tỏ phần nào mình cũng tỏ tư tưởng sống 'phong bì', nơi có tố cáo tiêu cực thì tỏ 'lối sống' an phận...

Ngay cả tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nhiều lúc cũng phải lên gân tỏ chống Israel quyết liệt để giảm sức ép của giáo chủ và các phần tử cực đoan lên bản thân.

74% người dân Pakistan tất nhiên ghét Mỹ vì cuộc chiến tự nhiên làm dây đến nước họ, dù họ vẫn ghét khủng bố và UAV đề nặng sức ép lên dân thường những khu vực đó.

Con người ta ai cũng thích pháp luật thực thi, nhưng pháp luật không bảo đảm an toàn được cho những cá nhân bị sức ép (kiểu cá nhân đứng lên tố giác tiêu cực rất khó 'lối sống' sinh hoạt bình thường, ngay đồng nghiệp cũng sợ liên luy...).

Ngay chính Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh cũng sử dụng CIA làm 'nắn gân' những đối thủ đối lập.

Ngày 4/5/2013

- Nhiều nước vẫn phần nào áp dụng chính sách kiểu nước A lãng giềng bị lũng đoạn và tham nhũng lãng phí thì nước mình 'hàng hóa' dễ cạnh tranh thị trường khu vực hơn.

Ngày 03/5/2013

Chiến lược của các nước như thế nào với 'đại công xưởng sản xuất của Trung Quốc' là một trong các chiến lược quan trong nhất của sự phát triển nhân loài trong thế kỷ 21 (vùng ven biển TQ tập trung nhiều hãng sản xuất Quốc tế).

Kinh tế Thế giới và quá trình phát triển các nước phụ thuộc rất lớn vấn đề đó.

Ngày 02/5/2013

- Kiểu văn hóa chữ nho của Trung Quốc ảnh hưởng mạnh nhất trên Thế giới là ở Việt Nam, ở Việt Nam thì chủ yếu miền bắc.

'Văn hóa' miền bắc Việt Nam những thập kỷ gần đây lại chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rất ít, chủ yếu được biết tới hàng hóa 'giá rẻ'. Miền bắc Việt Nam lại biết tới nhiều hơn kiểu 'văn hóa' thương hiệu Nhật Bản phim nam Triều Tiên...và lối sống kiểu cởi mở 'phương Tây'.

Trung Quốc lầm tưởng về sức mạnh 'văn hóa' tranh lớn với Thế giới chăng? hay là họ nghĩ 'siêu cường' không cần kèm theo kiểu khám phá văn hóa mới mà chỉ cần dùng tích lũy lớn về vật chất?

Phải thừa nhận Mỹ là nước 'tư bản' có những tích lũy sức mạnh vật chất, nhưng đóng góp không nhỏ để phát triển mạnh mẽ là những khám phá 'văn hóa' mới.

Ngày 01/5/2013

- Theo hãng tin AFP, ngày 01/5/2013 tại thành phố Surabaya, Indonesia có hàng ngàn người biểu tình nhân Ngày quốc tế lao động 01/5. 80 nữ cảnh sát giữ gìn an ninh đã bất ngờ nhảy Gangnam style khiến nhiều người thích thú và có khoảng 5000 người biểu tình thậm chí còn nhảy theo.

Bình luận: Không bàn mục đích chính trị của sự việc đó, nhưng vấn đề 'văn hóa con người và cộng đồng' thì qua đó ta thấy nhiều lúc tạo được sự đột phá và thăng hoa không theo logic xây dựng thông thường của cơ chế nhà nước.

Những cá nhân 'yêu đời', nhìn đời theo lăng kính khám phá độc đáo và đủ tích lũy thì cũng mới tự tạo được những sự việc thú vị về văn hóa nơi 'công cộng'.