bầu cử Mỹ 2016

Ngày 07/08/2016

Mời xem phân tích bầu cử Mỹ:

Phải chăng ông Donal Trump đang kém về chính trị? Không có được chiến lược các vấn đề? Hãy xem:

Ông chê trách Nhật Bản - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ - nói rằng nếu Mỹ bị tấn công Nhật Bản sẽ chỉ "ngồi nhà và xem TV Sony".

Tỷ phú Trump cho biết thêm rằng Mỹ bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Arab Saudi và các quốc gia khác nhưng "họ không có đóng góp".

Bình luận:

Chiến lược của Mỹ:

1/ Tự nhận là siêu cường mở ra của các khám phá, sáng tạo (khoa học, phương thức sản xuất, văn hoá, dân chủ...) thì phải lôi kéo được khối lớn, thị trường lớn theo cùng.

Muốn vậy, Mỹ phải như trung tâm với các nơi như xây dựng các vệ tinh (tức kiểu quy mô nhỏ hơn), khi đó Mỹ phải chiến lược tìm tới các nơi để liên kết mà tự có lợi cho mình khi chung khối lớn. Khối lớn của tiến bộ thì mở ra cho thế giới sự phát triển (dân chủ, bảo vệ an toàn hàng hải...). Dẫn đầu (Mỹ) của khám phá, sáng tạo, giữ ổn định chung thì không thể 'sòng phẳng' đòi hỏi tiềm lực kém hơn (như Nhật Bản) - tức là sự gánh vác mức độ khác nhau của đề ra và thực hiện.

2/ Quy mô của Mỹ là quá lớn nên một nước tới tấn công nước Mỹ khó xảy ra và chiến lược phòng thủ của Mỹ không thể chờ Nhật Bản khi xẩy ra tình huống đó, nếu xẩy ra tình huống đó thì vì hoà bình và tồn tại những nước như Nhật Bản tất nhiên phải thay đổi tức thì (kiểu thế chiến).

3/ Mỹ cam kết bảo vệ đồng minh một cách chắc chắn thì một nước A định đánh Nhật Bản sẽ quá khó tìm được cách thắng và nước A sẽ bị thất bại ở nhiều mặt (cấm vận, kinh tế, trận chiến...).

Nếu Trung Quốc trước đây mà lường được Liên quân giúp đỡ nam Triều Tiên thì chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên đã khó leo thang.

4/ Mỹ tạo đồng minh nhiều thì chia sẻ được trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế, mới tạo được sức mạnh cấm vận (giảm phải dùng chiến tranh), mới dễ chiến lược ....Tạo thị trường lớn, ổn định chung trong luật chơi tiến bộ...

Đặc điểm của Mỹ mạnh ở khám phá, sáng tạo, mở ra nên cần sự rộng lớn (để phổ biến).

5/ Đối thủ chính của Mỹ là nước A và nước B nào đó rất mạnh (ngang về quốc phòng) thì nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và những nước đó là chính, kìm hãm nhau ở đó là chính.

Khi Nhật Bản xẩy ra chiến tranh với Trung Quốc thì Mỹ giúp Nhật Bản đánh Trung Quốc sẽ dễ hơn là tự Mỹ có chiến tranh với Trung Quốc (nếu Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn - xung đột)

Mỹ giúp nước nhỏ không bị đối thủ của Mỹ đe dọa mà lại mượn được những nước đó đánh trước. Kiểu sau này khi Trung Quốc và Mỹ xung đột quyền lợi mà gay gắt, chèn ép phát triển thì hai bên dễ chiến tranh, nhưng vì chiến tranh đó sẽ quá khốc liệt cho thế giới nên Mỹ sẽ giúp các nước nhỏ giải quyết trước đã (kiểu xung đột Nhật - Trung đã, rồi mới đến lượt Mỹ - Trung).

Mỹ xây dựng nền quốc phòng vậy để cân với Trung Quốc và Nga, hơn là xây dựng nền quốc phòng trực tiếp chiến tranh tay đôi ngay (qua lượt).

6/ Mỹ đã không tự phát động 'các cuộc' (bao vây, xu hướng, thậm chí chiến tranh...) như trước đây mà đã tự dẫn đầu và huy động cùng chia sẻ nhờ liên kết được hướng tiến bộ, vì sự văn minh.

Nhật Bản sẽ ủng hộ Mỹ về các mặt trong các vấn đề vì hoà bình và phát triển trên thế giới.

7/ Nếu luật pháp quốc tế được thực thi tốt, an toàn tự do hàng hải được đảm bảo thì Nhật Bản có thể không phải điều quân, nhưng nếu con đường tự do đi lại của Nhật Bản tới Việt Nam, tới Ấn Độ ...mà bị nước A cản trở phi pháp, gây nhũng nhiễu thì Nhật Bản phải xem xét hợp tác quân bảo vệ với những nước đích đến...

8/ Xu hướng văn minh mà đề cao thì các liên kết sẽ gánh vác tốt (thành viên trong đó).

(Lê Thanh Đức; 7/8/2016 làm cho UNDP)

Ngày 21/6/2016:

Bầu cử Mỹ, so sánh hai ứng cử viên là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump thấy lợi thế của bà Hillary Clinton là:

1/ Đại diện cho giới nữ.

2/ Bà Hillary Clintoncó vẻ sẽ có chính phủ theo kiểu' tập thể' tuyển nhân viên 'tranh luận' được, khác với ông Donald Trump kiểu ông chủ tuyển nhân viên 'tùy hứng' cãi nhau (do chiến lược từng chính sách, do các mục tiêu...của mỗi ứng cử viên đề ra có ổn định hay không; thấy rõ mục tiêu mới dễ đề ra và hành động).

3/ Người dân thấy'chính sách' có vẻ không ồ ạt đổ lính ra điểm nóng khi chưa rõ rệt (kế thừa thời tổng thống Barack Obama), mà sẽ cân đối chính sách theo chiến lược xóa điểm nóng.

4/ Kế thừa thời ông Barack Obama là nước Mỹ dẫn đầu trong liên kết mà chia sẻ trách nhiệm cùng gánh vác với các nước, khác với nước Mỹ mấy chục năm trước đây dẫn đầu kiểu mở ra mà các nước khác phải theo.

Người dân Mỹ thời nay thích nước Mỹ dẫn đầu và được cộng đồng theo cùng gánh vác, mở ra cái tiến bộ, khác với dẫn đầu kiểu thao túng.

5/ Có đối sách với Trung Quốc, đối thủ trực tiếp cạnh tranh làm suy yếu nước Mỹ, giảm việc làm.

6/ Có vẻ hứa hẹn phúc lợi xã hội cho lớp nghèo.

7/ Có vẻ sẽ tạo được mảng và khối bền vững của Mỹ với các khu vực trên Thế giới, dẫn tới 'tư bản' Mỹ dễ làm ăn hơn, tức tầng lớp giàu (triệu phú, tỷ phú...) dễ làm ăn hơn...

.....

(mình sẽ làm được chiến lược để đạo Hồi hướng tốt đẹp được)

Ngày 13/6/2016

Chiến lược bầu cử Mỹ:

Ông Donald Trump tuyên bố nếu thắng cử sẽ thực hiện chính sách ngăn cản người đạo Hồi ở Mỹ.

Bàn chuyện nếu 'nước Mỹ xây tường thành ngăn đạo Hồi', khi đó:

1/ Chính sách của Mỹ sẽ tách biệt hơn với khu vực Trung Đông và những nơi đạo Hồi ở châu Phi...

Nước Mỹ sẽ quan hệ với các nước khác trên vị thế kiểu hãng lớn duy trì lợi thế để thao túng thị trường...mà tạo thêm lợi nhuận..., tức là dùng 'sức mạnh' hãng mình chèn mạnh và ép yếu.

Nhiều giá trị Mỹ trên thế giới vì thế phải sửa đổi.

Sức mạnh Mỹ có được do mối liên hệ với nhiều khu vực phải mất công khẳng định lại (dân chủ, chính sách tái cân bằng, đồng minh, ...).

Lợi thế nước Mỹ dẫn đầu thế giới do mở ra khám phá, sáng tạo bị giảm ưu thế (do thiếu phổ quát và hợp tác, ...).

2/ Châu Âu dẫn tới cũng phải thắt chặt kiểu kiểm soát cửa khẩu hơn (giảm mỗi quan hệ) với khu vực đạo Hồi, do thiếu sức mạnh phối hợp chung của toàn thế giới.

Nhiều giá trị của nhân loài vì thế bị phá vỡ (như bình đẳng, công bằng, bác ái, tự do, dân chủ, quyền phát triển con người ....).

3/ Thế giới chúng ta vì thế bị thu hẹp hơn (có những vùng bị tách ra khỏi sự tiến bộ, phát triển...).

Nhiều khu vực đạo Hồi bị rơi cảnh hỗn loạn do thiếu trách nhiệm gánh vác, chia sẻ của cộng đồng quốc tế...

Nhiều khu vực đạo Hồi khác trên thế giới bị thao túng hướng xấu hơn nữa...

4/ Khu vực Trung Đông người dân và các chính phủ mệt mỏi hơn với chủ nghĩa cực đoan...

Xuất hiện nhiều khu vực vô chính phủ, xen lẫn những nước khác thực thi chính sách như pháo đài ở khu vực này...

5/ Tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ, công bằng, quyền phát triển con người...trên toàn thế giới vì thế bị méo mó, có nơi bị triệt tiêu.

Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton trên chặng đua trở thành tổng thống Mỹ phải phát huy được cái tiến bộ của đạo Hồi, ngăn cái xấu thì mới chiến thắng.

Bạn có tin mình sẽ làm chiến lược về vấn đề đạo Hồi mà sẽ giúp ứng cử viên nào thực thi sẽ thắng cử không?

(Lê Thanh Đức làm cho UNDP).

29/5/2016

Chuyện bầu cử nước Mỹ:

Nước Mỹ những năm dài có thế mạnh là thực hiện chính sách với các nước như kiểu một ứng cử viên (là nước Mỹ) vận động các cử tri (là các nước) 'hướng chung' để tạo được sức mạnh mình trên trường Quốc tế và 'cô lập - biến đổi' đối thủ (thời Tổng thống Barack Obama đã đạt điểm giỏi ở thực thi chính sách này).

Đó là một chính sách quan trọng của 'sức mạnh Mỹ'.

Ông Donald Trump đã thực hiện chiến lược vận động cử tri và đánh bại các đối thủ khác ở đảng Cộng Hòa, nhưng cách để ông ấy thể hiện nước Mỹ sẽ có sức mạnh như kể trên là chưa. Ông Trump chủ yếu chỉ dựa vào các 'lời hứa' biến đổi những chính sách vì lợi ích riêng nước Mỹ, tạo sức mạnh Mỹ trong nội tại...mà không có chính sách kiểu 'vận động quốc tế' (thậm chí còn có phát ngôn chia rẽ một số nước).

Ông Trump phải có đổi mới, nếu muốn chiến thắng.

(Lê Thanh Đức )

Ngày 9/3/2016

Bày mẹo bầu cử Mỹ.

Bầu cử ở Mỹ vì sao ông Trump lại trở thành hiện tượng khác lạ, dẫn đầu đảng Cộng hoà bằng cách cạnh tranh 'sốc'? Trả lời, vì:

1/ Mọi ứng cử viên từ trước tới nay đều thể hiện chính sách 'đều đều quanh cái vòng cũ', chỉ tìm cách đổi mới thêm một số vấn đề.

Thật ra, trong sự vận động thế giới hiện nay rất phức tạp thì giữ được cho 'cân đối - cân bằng' cho nước Mỹ là quá giỏi rồi. Thời tổng thống Obama đã làm được, nhưng cũng vì thế mà một phần cử tri thấy nước Mỹ kiểu không 'chơi trội' (nghĩ chưa xứng 'siêu cường').

2/ Chính sách kiểu bà Hillary Clinton thì có vẻ sẽ chỉ nối tiếp ông Obama, ít khác lạ. Chính sách của ông Trump thì có vẻ sẽ tạo nước Mỹ 'ương ngạnh' hơn nhiều vấn đề, mở ra...hơn là lo cân đối (vì thế nước Mỹ có vẻ sẽ khác biệt hơn; kiểu đặt cược vào nước Mỹ sẽ 'mạnh mẽ hay khó ổn hơn' tuỳ tài thực ông Trump).

Cả hai, ai muốn thắng thì phải xem vào đó mà 'đổi mới' thêm cách cạnh tranh.

Ông Trump đừng cậy (đừng tự tin quá) vào tài năng mình đã trở thành tỷ phú để nghĩ cử tri ít nghi ngờ năng lực, bởi con đường làm nên tỷ phú là có những 'lệch' và tầng lớp mức có học hiểu rõ 'cơ hội của giàu và cách phấn đấu'...

3/ Vấn đề lợi ích thì có vẻ ông Trump tạo nước Mỹ cạnh tranh mạnh ỷ vào sức mạnh Mỹ, bà Hillary Clinton thì có vẻ dựa vào 'cân đối' để tạo lợi thế nước Mỹ...Cả hai nên biết điều đó để mà 'bổ sung chiến lược'.

Lợi ích mọi nhóm ... thì mọi người chưa ai thấy - chưa bộc lộ ra nhiều. Giai đoạn này nên tính toán kỹ (thể hiện được rồi) mà nốc ao trong đảng mình, tạo tiền đề tốt khi cạnh tranh hai đảng.

Khi ứng cử viên ở hai đảng đang cạnh tranh để là đại diện cho đảng mình thì cử tri thích tìm thấy sự thú vị và còn nghiêng lớn về lợi ích chung nước Mỹ nhưng khi đến đoạn đối thủ hai đảng đấu nhau thì cử tri sẽ rất thực tế hơn ở người được bầu làm tổng thống sẽ đem mức lợi ích riêng cho mình như thế nào.

Phân tích rõ được lợi ích 'bắc cầu' (lợi ích trực tiếp thì dễ thấy) thì như bàn cờ vây đã chơi giỏi mà thắng.

(Lê Thanh Đức làm cho Chương trình UNDP)