tỷ phú hay triệu phú thì tốt cho kinh tế Việt Nam?

Việt Nam thuận lợi tạo ra nhiều triệu phú hay là tạo ra các tỷ phú thì thúc đẩy đất nước phát triển tốt hơn? (Tỷ phú như bầu Đức, triệu phú như trang trại hay doanh nghiệp nhỏ vài chục tỷ đồng) Mình trình bày:

1/ Trước nhất hãy xác định những lĩnh vực Việt Nam sẽ cạnh tranh được tốp đầu với Thế giới, đó là ở một số cây công nghiệp, nông thủy sản ...(như cà phê, lúa, tôm...hạt điều ...).

Chúng ta tính các tỷ phú và triệu phú ở các lĩnh vực đó tạo lợi thế cạnh tranh lớn của đất nước với thế giới.

2/ Nhược điểm của tích tụ thành tỷ phí ở lĩnh vực đó (chẳng hạn cà phê...) thì khi có vốn lớn ông A sẽ dễ chuyển vốn đó ra đầu tư ngành khác (chẳng hạn thấy 'bất động sản béo bở'), dẫn tới ngành cà phê khó có 'đầu tư' cho dài hạn duy trì ở tốp đầu với thế giới. Nhà nước không xác định và duy trì được chiến lược để 'cà phê' ở tốp đầu.

3/ Những hàng hoá tốp đầu đó (cà phê, hạt điều, chè, cá...) thì không phụ thuộc quá vào nền khoa học kỹ thuật đang kém của Việt Nam (máy móc mua được, máy móc không cần phải quá hiện đại...).

Việt Nam theo đầu tư được, mức triệu phú sản xuất được...không đòi hỏi quá lớn gom ở tỷ phú.

4/ Những triệu phú ở quy mô vài ha, vài chục ha (vùng nhỏ...) thì có lợi thế:

- Nhân công ở vùng phù hợp sản xuất.

- Phù hợp đan xen các nền kinh tế khác giữa đó (khác với trải dài bất tận cánh đồng của tỷ phú).

- Quy mô vừa phải của trồng trọt thì chất lượng dễ đạt cao.

- Nhà nước dễ tương trợ.

- Vốn cần để 'trồng - nuôi' mức triệu phú làm được.

....

5/ Có nhiều 'triệu phú' trải ra thì sẽ dễ tạo phù hợp mức quy mô các nhà máy 'vừa' cùng cạnh tranh chế biến.

6/ Quy mô mức các triệu phú 'trồng -nuôi' thì nhà nước dễ căn cứ vào tình trạng dài hạn hay ngắn hạn để tạo chính sách cho phù hợp mà duy trì lợi thế (vùng đất ta là phù hợp những sản xuất đó), bằng cách:

- Giúp các doanh nghiệp chế biến hình thành.

- Định hướng nền kinh tế đất nước mà duy trì được lợi thế sản xuất những thứ đó.

- Khoa học kỹ thuật những lĩnh vực đó được đầu tư (môn sinh học, quy mô cơ sở hạ tầng phù hợp...).

- Nhà nước tạo được cầu nối tốt giữa 'trồng - nuôi' và chế biến, giúp tiếp cận thị trường các nước...

....

Việt Nam cũng có những hàng hoá tốp đầu thế giới với thương hiệu mạnh chứ.

Xác định tốt những mục tiêu mới giúp 'lợi thế' đất nước phát huy tốt, nền kinh tế vận hành hiệu quả.

(Lê Thanh Đức 16/3/2016 làm UNDP)