Giải pháp tắc đường vào sân bay Tân Sơn Nhất

Giải pháp với tắc đường vào sân bay Tân Sơn Nhất:

Mục tiêu giảm lưu lượng xe lưu thông trên những đường chính (mà chuẩn bị có đường nhánh quay vào sân bay), giảm xe cá nhân vào đường nhánh của sân bay, giảm sự lộn xộn lúc tham gia lưu thông, đúng quy trình lưu thông không bị chen lấn nhiều (do mức vội khác nhau)…

1/ Tổ chức những xe đưa đón khách (chủ yếu loại từ 12 tới 24 chỗ ngồi, có thể có to hơn).

Thiết lập những bãi tập kết ở cách sân bay vài km, rồi dùng xe đưa đón khách vào sân bay.

Những điểm tập kết (ký hiệu T) này phải đảm bảo điều kiện ở đoạn đường ngoài những tuyến đường nối vào sân bay mà hay bị ùn tắc. Ta gọi phương án A.

2/ Phương án A là luôn phải có ở những dịp cao điểm như tết và tạo lập trong khoảng thời gian một tháng trước và sau tết.

Vì sao phương án luôn phải có? Trả lời:

- Nếu mở các vòng xuyến, thêm đường nối, cầu vượt….ở mức vừa thì những ngày bình thường sẽ tạo được kết nối đi lại với sân bay tốt, nhưng những ngày như tết thì sẽ vẫn ùn tắc. Nếu mở quy mô đầu tư xây dựng quá lớn (đường lớn, nhiều cầu, vòng xoay lớn….) thì sẽ tốn rất nhiều tiền (xây dựng, đền bù…), mà những ngày thường sẽ vẫn không dùng hết công năng, trong khi đó quy mô của sân bay Tân Sơn Nhất là khó lớn thêm được nữa (đã có quy hoạch sân bay Long Thành).

- Vấn đề quan trọng là: nếu ta đã mở mức đường (rộng, thêm đường, mở vòng xuyến, cầu vượt…) mà được cho là phù hợp với quy mô độ lớn sân bay Tân Sân Nhất như hiện nay (theo quan sát) rồi thì sẽ tạo độ đi lại thoáng hơn, nhưng có vấn đề chắc chắn xẩy ra là lượng ô tô con lúc đó sẽ tăng lên (cộng lượng người đi đón, tiễn…) bởi hiện nay bị ùn tắc nên rất nhiều xe ô tô con của khách (có điều kiện dùng) đang phải để ở nhà…Cho nên có thể nói là ngày tết thì ‘mở đường ra cũng không biết bao nhiêu cho vừa – cho thỏa mãn’, vì quá tăng đột biến.

- Nếu khi đã mở được rộng thêm đường, xây cầu vượt, mở vòng xuyến…thỏa mãn không ùn tắc những đường chính xung quanh sân bay thì trong ngày cao điểm như tết lượng xe sẽ tăng vọt đột biến, lúc này nếu những đoạn đường hoặc nút giao thông quanh gần sân bay vẫn thông (không bị ùn tắc) thì sẽ dồn ùn tắc ở xa phía ngoài hơn (ở những đường từ rất xa bắt đầu đổ về sân bay) vì những cơ sở hạ tầng nơi các quận có đường kết nối ra với đường tới sân bay vẫn chưa đáp ứng được.

Mở đường, xây cầu vượt, mở vòng xuyến là phải có…

3/ Làm sao để hạn chế bớt xe con vào đường nhánh của cổng sân bay? Những phương pháp:

- Khuyến khích hành khách sử dụng điểm tập kết khách ở những ‘điểm T’ rồi đưa đón miễn phí vào sân bay.

Kinh phí duy trì là do sân bay và chính quyền trích ra (như tết là chỉ 1 tháng và có thể chỉ mất vài tỷ; rất ít với mọi lợi nhuận kinh tế khác đưa lại).

- Xe đưa đón (của ‘điểm T’ lập ra) được ưu tiên vào tới sảnh chính của sân bay, những xe cá nhân khác khi đến sân bay phải ở vòng ngoài xa của bến đỗ xe nơi sân bay (để không ùn tắc trong sân bay).

- Có thể thiết lập những điểm chặn xe cá nhân không được tiếp cận quá gần khu vực sân bay (theo không gian sân bay cho phép) rồi lại tạo vài điểm tập kết t1, t2…(rìa sân bay) mà có xe khách to đón vào sảnh nhà chờ sân bay (khách đi phương pháp này sẽ không được thuận tiện bằng tới các điểm T). Những vé nào quá gần giờ bay được ưu tiên.

- Tăng cường giảm ùn tắc ở các đường chính mà chuẩn bị nối đường vào sân bay với một số cách như hiện nay đang dùng (có thể cấm một số loại xe giờ cao điểm, hướng dẫn cảnh sát giao thông, giảm chiều ngược lại, tìm cách mở tuyến đường vòng cho những phương tiện không vào sân bay…).

4/ Những điểm tập kết T có thể cách sân bay vài km (ngoài đoạn tắc của đường chính vào sân bay), có thể tùy quy mô khách mà tồn tại ở các quận và theo các hướng…

Những điểm T này phải chú ý chọn ở các tuyến đường mà tạo thuận lợi nhất về sân bay, ít gặp ùn tắc khác trong thành phố (không thiết lập điểm T ở trung tâm TP đông đúc như chợ, giao nhiều với đường sắt…).

Những điểm T này có thể thuê thời vụ ở các sảnh khách sạn, các trung tâm đang dư trong thời gian đó…

5/ Xe đưa đón hành khách của T là hợp đồng thuê với các hãng vận chuyển, có phù hiệu phục vụ sân bay lúc cao điểm (ký hiệu xe ô tô SB).

Cảnh sát giao thông ở một số điểm có hướng dẫn giao thông giúp khi lưu thông gặp khó. Nhưng tuyến đường lớn (xung quanh sân bay) nối đường nhánh vào sân bay là được tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hướng lưu thông của xe SB (đèn chờ ngã tư, cấm phần nào những loại xe dễ gây xung đột ở quãng thời gian nào….).

6/ Có dịch VIP của xe cá nhân đưa đón từ nhà tới tận sảnh nhà chờ sân bay cho hành khách cần, hoặc xe cá nhân tự dùng (một chiếc) khi khách cần đăng ký mua dịch vụ (cấp giấy dán kính).

Dịch vụ này chỉ có hạn, tùy quy mô số lượng đã tạo chật chội mà phải đăng ký trước.

Nếu không đăng ký dịch vụ này thì những ngày cao điểm khách đi xe cá nhân phải đậu ở xa phía ngoài sảnh.

Dịch vụ này ưu tiên phục vụ những người khó khăn, tàn tật khi tới sân bay (không phải đăng ký).

Cố gắng phấn đấu dịch vụ SB so thì vẫn sướng hơn và được miễn phí.

7/ Vấn đề xe ô tô vận chuyển SB gây chậm giờ? Phương pháp là:

- Khảo sát kỹ những điểm tạo lập T phải ít tồn tại đi qua những tuyến đường bị ùn tắc trong TP.

- Có cộng thời gian đi lại từ điểm T tới sân bay mà sẽ gặp đoạn đường hay tắc của đường chính (xung quanh sân bay – như đường Trường Sơn…) mà bắt đầu vào đường nhánh sân bay. Để khi gặp bị ùn tắc đoạn đó sẽ có vận chuyển qua, khách thì đi bộ một đoạn….và tới đoạn nhánh vào sân bay thì có xe đưa đón trực tiếp chờ ngay để tiếp nối SB. Đoạn đường tiếp nối vào sảnh sân bay này do không gian của sân bay phụ trách (phối hợp chính quyền) và được phép điều chỉnh để không bị ùn tắc (cấm đậu, cấm vào, bãi đỗ xa….).

- Có cộng thời gian của đoạn đường đề phòng bị tắc đột xuất trong thành phố (đã tránh điểm hay ùn tắc trong thành phố).

- Có dịch vụ xe máy ôm chính quy (sân bay có đặt trước với C/Ty dịch vụ) tạo cấp bách giúp tại mọi điểm từ T tới sân bay mà khi xe SB gặp ùn tắc ngoài dự liệu.

….Cộng tất cả thời gian đó, thì sẽ cho hành khách thời điểm sẽ đón ở T. Đón ở T có thể tạo mốc đón ‘lớn hơn’ mức thời gian nào đó để hành khách có thể tới chậm mà có thể đi bằng phương tiện khác vẫn tới được sân bay, hoặc được liên hệ xe mấy ôm chính quy, hoặc được tạo nhiều chuyến…

Thỏa thuận dịch vụ là vì giúp đỡ hành khách mà sân bay không chịu trách nhiệm chậm giờ khi SB gặp bất khả kháng…Dịch vụ SB chỉ tạo được đảm bảo là tới gần sân bay rồi mà bị tắc đường thì khách vẫn đủ thời gian đi bộ vào tới sân bay (còn tắc trong thành phố nếu có vẫn đủ thời gian vòng qua). Có thể Sân Bay và chính quyền tài trợ phần lớn cho công ty vận chuyển SB mà giới thiệu với khách hàng sự thuận tiện, tính toán khao học cách đi, giá cực rẻ...mà khách hàng thuê thích dùng (giá chỉ mang tính tượng trưng), từ đó không bị sự ràng buộc khi bị lỡ chuyến bất khả kháng.

Dịch vụ này tạo được sự thông suốt hơn kiểu hành khách tự đi tới sân bay thì sẽ có phần hành khách dùng. Có phần tỷ lệ mức nào đó dùng dịch vụ này thì sẽ giảm được ùn tắc vào sân bay.

8/ Sân bay tạo giãn ra khách đưa đón, khách đi tiễn… thì những ngày cao điểm thông báo bị tách ra ở xa. Có dịch vụ vận chuyển hành lý trong sân bay từ xa (giá rẻ - dùng để phòng chống ùn tắc là chính, không vì lợi nhuận).

9/ Những đường tiếp cận nhà chờ sân bay trong không gian sân bay quản lý, chỉ phục vụ sân bay….thì sân bay phải phối hợp chính quyền tạo sự điều tiết (kèm tiết chế, hạn chế xe cá nhân….hạn chế vô quá gần sảnh….) mà tạo sự thông thoáng. Có đoạn đường này tốt mới phối hợp giải quyết được tốt đoạn đường lớn phía ngoài sân bay mà có xung đột của phương tiện lưu thông không vào sân bay với phương tiện vào sân bay.

10/ Phương pháp này khi tạo được đường hơi thoáng vẫn phải áp dụng hạn chế xe ôt tô tiếp cận sảnh sân bay vì nếu không sẽ theo kiểu ‘nước chảy chỗ trũng ngay’ – tức là nếu mọi người thấy hơi vơi ùn tắc là xe dùng xe ô tô cá nhân tăng lên. Tức là bắt buộc ngày cao điểm phải thế.

Có thông báo quá trình và phương pháp, tờ rơi, liên hệ những dịch vụ mà sân bay có…

11/ Phương pháp này giảm được xe vô xe ra của tuyến đường (lượng xe ra cũng lớn và chèn ép nhau mạnh).

Khi bị ùn tắc nhỏ xẩy ra (luôn tồn tại ngày cao điểm) thì vì ‘khuyến cáo đi trước 3 tiếng’ nên sẽ xẩy ra hiện tượng là ‘phương tiện xe’ của cả buổi ngày hôm đó sẽ cùng tồn tại ở khu vực quanh sân bay (xe đưa khách bay 13h cũng sẽ gặp xe đưa khách bay chuyễn 17 h), dẫn tới nhanh chóng phình to….Gần như ‘phương tiện kiểu nửa ngày’ dồn một khu vực hẹp.

12/ Chú trọng đưa hành khách khi máy bay hạ cách ra khỏi sân bay (bằng xe miễn phí tới các điểm kiểu T) là dễ hơn, không bị thúc ép thời gian, sẽ được hành khách tham gia nhiều hơn...

Phối hợp với ngành du lịch, khách sạn…mà tạo thuận lợi cho du khách…

‘Mục 12’ khách ra dễ thực hiện mà cũng góp phần giảm ùn tắc được nhiều.


Trong năm chỉ cần một tháng (dịp tết) phải áp dụng giải pháp này và giải pháp này cũng bắt buộc phải có?

(Lê Thanh Đức – 0912389983; giải pháp làm ngày 12/01/2017).

http://www.baomoi.com/loi-giai-nao-cho-giao-thong-khu-vuc-san-bay-tan-son-nhat/c/21300181.epi

Hy vọng sẽ có dịp giúp Hà Nội Và thành phố Hồ Chí Minh giải pháp với tắc đường, ngập lụt,,,phát triển du lịch