tháng 02/2013

Ngày 28/02/2013

- Chiến lược 'đảo' và 'biển' của Trung Quốc là khác nhau.

Trung Quốc dành được 'đảo' về mình thì sau đó sẽ chìa tay 'xoa dịu', nhưng với các vùng biển thì thực hiện kiểu 'đi mãi thành đường' và tạo sự hiện diện theo lợi ích (như đánh cá...).

Các nước trong khu vực phải thực hiện 2 kiểu phòng thủ 'đảo' và 'vùng biển'.

Phòng thủ đảo (mời xem Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam). Phòng thủ đảo theo chiến lược đó và người dân 'ở đảo' nhẫn nhịn mọi khiêu khích, ở 'đất liền' thể hiện diễn biến cuộc sống nơi đảo. Đất liền và thềm lục địa 'phòng thủ cho đảo'.

Phòng thủ 'vùng biển' là theo luật pháp Quốc tế, đảm bảo cuộc sống người dân...

Ngày 27/02/2013

- Vì sao Trung Quốc không ngại quấy nhiễu và xung đột ở 'biển đảo'? Trả lời:

Trung Quốc sau khi đánh chiếm đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam thì lại chìa ra 16 chữ vàng với Việt Nam. Trung Quốc sẽ thực hiện chiến lược gây gỗ để dành lợi nhiều nhất rồi lại 'chìa tay', bởi họ nghĩ khi đã dành được 'đảo' thì nước nhỏ không thể cứ ngồi 'chửi mãi'.

(mời xem cách phòng thủ 'biển đảo' Việt Nam Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam).

Ngày 26/02/2013

- Xung đột nhiều nơi mà chiến lược đọ lại cũng có phần nào đó (chỉ là phần nào đó) như những 'canh bạc' mà cách chơi 'cao thủ' mới tồn tại được.

Ngày 25/02/2013

- Trung Quốc có thế mạnh uy hiếp các đảo, nhưng không có thế mạnh uy hiếp thềm lục địa.

Địa chính trị là lợi thế quân sự của các nước mà Trung Quốc phải phục tùng. Vì sao vậy? trả lời:

Một nước mà cảm thấy bị o ép, mất tự chủ sẽ nghiêng theo những nước khác (chẳng hạn Nhật Bản đồng minh với Mỹ) thì đánh bật Trung Quốc ra khỏi chỗ đó.

Ngày 24/02/2013

- Xu thế các nước trong tương lai dần ổn định, nhưng xu thế nước Nga có thể sẽ phức tạp (bởi mức rộng lớn, cách dân cư - dân tộc, cách quản lý bằng sức mạnh...).

Ngày 23/02/2013

- 'Đường tôn' kém cũng góp phần tạo nên các xung đột.

Những cá nhân thích thể hiện 'đối chọi'.

Ngày 22/02/2013

-" Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) vừa tuyên bố sẽ đáp trả nếu phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Li Băng “trong vòng 48 giờ” không chấm dứt các hành động khiêu khích".

Ngày 21.2, AFP dẫn lời lãnh đạo FSA Selim Idriss khẳng định Hezbollah đứng sau các vụ nã đạn từ phía Li Băng vào những ngôi làng do phe nổi dậy kiểm soát ở thành phố Qousseir, miền tây Syria. Đến nay, phong trào trên vẫn ủng hộ Tổng thống Syira Bashar al-Assad.

Bình luận: Nếu Hezbollah tham chiến thì FSA sẽ được sự trợ giúp nhiều hơn từ bên ngoài, bởi đó là cái cớ can thiệp. Hezbollah cũng sẽ bị sức ép từ Israel.

Ngày 21/02/2013

- Tổng thống Syria Bashar ar - Assad hiện nay bị ép buộc như người 'đâm lao phải theo lao', thua thì bị sợ xét xử mà tị nạn thị sợ bị truy nã.

Sự cam kết của các nước mới giúp ông ấy tị nạn.

Ngày 20/02/2013

- Theo VOR "Pakistan đang giúp Trung Quốc hợp lực với Iran chống Mỹ ở Ấn Độ Dương (

tăng cường sự hiện diện trong vùng Vịnh) bằng cách cho các nước đó thiết lập một số cảng quân sự".

Bình luận: Vì sao xẩy ra chính sách đó? Trả lời:

Đơn giản vì Pakistan quá mệt mỏi với chống khủng bố, họ cảm thấy bị liên lụy vì đã hợp tác với Mỹ, trong khi đó nếu Pakistan liên kết với các nước đang đối đầu với Mỹ như Iran thì sẽ tạo 'cảm giác' chung mặt trận không ưa 'dân chủ' Mỹ.

Cá nhân trong chính quyền thì được lợi ích hơn, khác với chính sách 'dân chủ' gần Mỹ.

Ngày 19/02/2013

- Nhà ngoại giao bắc Triều Tiên Jon Yong-ryong dọa 'đánh cho nam Triều Tiên sụp đổ hoàn toàn'.

Một nhà ngoài giao mà tuyên bố như thế thì 'không nước nào dám chìa tay với họ'.

Ngày 18/02/2013

- Vì sao cuộc chiến Syria kéo dài? Vì một số thế lực muốn 'dây dưa' làm hao tổn Syria (chỉ cần chính quyền Syria vướng cuộc chiến...), vì sự can thiệp bên ngoài đã hướng tới rất ít số lượng nước cản trở...

Để một số ít nước đối đầu mới chia phe phái, mới tạo chỗ dựa, nhiều nước mới 'dân chủ' nhưng khó tự lập...Từ đó các nước lớn mới có 'lợi thế', phân chia thị trường...

Ngày 17/02/2013

- Trung Quốc sai trái về 'đường lưỡi bò' chứ không với tiềm lực kinh tế và văn hóa họ đã là trung tâm của Châu Á và thuận lợi cực lớn ở Biển Đông.

Ngày 16/02/2013

- Thế giới lên án và dọa cấm vận bắc Triều Tiên vì thử 'hạt nhân'. Nhưng gốc rễ của vấn đề là chưa nước nào biết gỡ rối, vì sao vậy? trả lời:

Bàn về cá nhân nhà lãnh đạo bắc Triều Tiên Kim Jong-un.

Khi mọi quyền lực và chính sách đều tập trung vào ông ấy, khi mọi người dân bắc Triều Tiên chỉ theo một quan điểm của ông ấy thì xẩy ra hiện tượng:

'Đúng sai' chính sách của bắc Triều Tiên đề ra chỉ do ông Kim Jong-un đề ra nên xu hướng các chính sách này chỉ là 'cuộc chơi' của cá nhân và được che dấu qua phục vụ nhân dân. Khi cá nhân tự quyết các chính sách thì vì để tỏ 'cái tôi cá nhân', để 'leo thang đối đáp đáp hoặc sửa các chính sách' đã đề ra trước đó dẫn tới 'quyền lợi của đất nước' chỉ là sự đối chọi mà không phải là sự đấu tranh xây dựng hướng phát triển.

Cá nhân lúc này sẽ 'leo thang' vào sự ảo tưởng dù cá nhân đó có là nhà chính sách lỗi lạc, bởi vì đơn giản 'lợi ích đất nước' bị trở thành cuộc chơi của cá nhân mà cá nhân đó không tự thoát ra được.

Sự đe dọa nhằm vào cá nhân ông Kim Jong-un (tên lửa nam Triều Tiên, nguy cơ bất mãn lật đổ... ) càng làm cho 'chính sách' của bắc Triều Tiên bị dành gom lại và độc đoán hơn vào ông ấy, nhưng cũng vì thế mà tách ông ấy ra khỏi 'nhân dân'.

Bởi vậy: - Truyền thông Mỹ ('tạp chí Time') không bầu ông ấy là 'nhân vật của năm' làm cho ông ấy cảm thấy mình nổi tiếng nên cần phải có các 'sự việc' tiếp theo để khỏi bị chìm xuống (dù Mỹ âm mưu muốn tạo cái khuôn 'đánh giá' để nhằm có phần ràng buộc cá nhân vào khen chê...Mình đã dự đoán từ năm trước cho Mỹ sẽ phức tạp hơn khi Time bình chọn).

- Kinh tế khu vực không bị quân sự che lấp, đánh lừa nhân dân mải mê vũ khí.

- Nam Triều Tiên chỉ là 'chính sách phòng thủ', thống nhất bằng phát triển kinh tế và 'dân trí'.

- Chính sách của Thế giới thể hiện với người dân bắc Triều Tiên là để phòng thủ và ngăn chặn chứ không phải tấn công lật đổ. Đặt ra thông điệp: 'bắc Triều Tiên' là nước tấn công những nước khác, còn những nước khác chỉ lo 'phòng thủ' rào dậu nước mình.

Nhân dân và các cá nhân khác trong 'bộ máy' bắc Triều Tiên sẽ dần thấy cái sai của chính sách đề ra (kiểu hạt nhân).

- Chiến lược quân sự bằng 'khoa học kỹ thuật' mà làm giảm số lượng quân bắc Triều Tiên, đưa người lính về 'người lao động'. Người lính là công cụ tuân theo.

- 'Thưởng phạt' theo đúng sự việc, đúng giai đoạn. Không thử hạt nhân thì có viện trợ theo thời gian, có thử thì tạm dừng để 'kêu gọi'.

Ngày 15/02/2013

- 'Lợi thế' phát triển của nhiều nước có phải bị phụ thuộc vào những nước ngoài, bị phụ thuộc vào các tranh dành ảnh hưởng? Đó chỉ là một phần. Cái chính là sự tích tụ quyền lợi của 'nhóm lợi ích', sự an phận hoặc củng cố vị trí 'cá nhân' làm cho 'guồng xã hội' như một cỗ máy cũ kỹ, hao phí nhiên liệu, trục tặc...

Xung đột 'lợi ích' của người dân là cái khó tìm cách đưa ra 'đấu tranh xây dựng' nhất. 'Người giàu' trong xã hội do sự 'mầu mỡ - béo bở' đưa lại chính là những người ít lo cho sự phát triển đất nước và cuộc sống từng người dân khác, họ thấy cuộc sống toàn 'mầu hồng' và 'mầu hồng' chỉ xung quanh cuộc sống của họ (bao gồm cả ở nhiều nước tư bản, Trung quốc...).

Ngày 14/02/2013

- Nhiều xung đột trên Thế giới mà các nước ứng xử với nhau, sự quan tâm bên ngoài vào kiểu chỉ như: 2 người chửi nhau hoặc cãi nhau vấn đề quyền lợi thì người ngoài bỏ mặc, giúp đỡ hời hợt hoặc 'xui bị thóc chọc bị gạo'...bởi sự xung đột của họ làm cho cái gương mình tốt hơn, làm cho từng người đó phải yếu thế hơn tìm tới dựa người khác hoặc đơn giản có những vấn đề không ai dám lên tiếng thì sự cãi nhau giúp sẽ bung vấn đề....Chính sách của các nước tốt cũng như 'cái tâm' của người tốt.

Ngày 13/02/2013

- Chỉ có người dân bắc Triều Tiên hào hứng 'vỗ tay' khi thử thành công hạt nhân, bởi người dân mọi nước khác hầu hết đang lo cuộc sống và chẳng thấy chỗ dựa gì ở sự lớn mạnh quân sự đó, thậm chí còn cảm thấy tạo bất ổn thêm các khu vực.

Ngày 12/02/2013

- "Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran hôm nay (12-2) vừa xác nhận uranium được làm giàu ở mức cao hơn của nước này đang được chuyển hóa thành nhiên liệu lò phản ứng, đồng thời kêu gọi tiêu diệt tất cả vũ khí hạt nhân sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm hạt nhân thành công lần thứ ba"

Bình luận:

Chiến lược quốc phòng của Iran đã phải thay đổi. Nguyên do:

1/ Trước đây cho rằng, Iran cần 'hạt nhân' để chống can thiệp từ bên ngoài, nhưng kiểu xung đột Syria đã khác với kiểu Libya ở chỗ do phe nổi dậy tự chiến đấu mà không có kiểu 'liên quân thiết lập vùng cấm bay'. Bởi vậy, không có sự can thiệp quân sự nước khác để tạo vấn đề 'hạt nhân'.

2/ Hội đồng Dầu khí Thế giới cho biết, Israel phát hiện có nguồn dự trữ dầu khí dưới lớp đất đá khô cằn lên đến 250 tỷ thùng (Mỹ cũng là nước có trữ lượng từ trước tới nay chưa khai thác). Dầu mỏ ở Trung Đông đã có biển đổi. Bởi vậy, vấn đề 'dầu lửa' ở Trung Đông là sự cạnh tranh để kiểu 'giảm giá' chứ tương lai không có nước nào chi phối được nguồn cung để tác động kinh tế Thế giới nữa.

3/ Phương Tây và một số nước khu vực sợ Iran phát triển 'hạt nhân' mà nguy cơ chạy đua phá vỡ hòa bình hơn là sợ sự đối đầu trong chính sách (kinh tế, tăng cường vũ khí lục quân, đường lối...). Bởi sự xung đột kiểu 'đối đầu chính sách' của Iran tạo cho nhiều nước khu vực là chỗ dựa của phương tây, trong khi đó Iran chỉ có một vài đồng minh như Syria và là đồng minh mang thêm gánh nặng. Phương Tây chỉ cần Iran không 'hạt nhân', chứ không nhất thiết phải thay đổi thể chế chính trị.

Dân chủ tốt ở Trung Đông thì không nước nào tranh dành ảnh hưởng được (người dân sẽ bầu những nhà lãnh đạo có chính sách tự lập, tự cường, hợp xu thế thời đại và sẽ luôn có định kỳ thay đổi).

4/ Leo thang hạt nhân Iran với Israel thì chỉ là sự ngu dốt, sự thù địch thể chế. Hết hạt nhân thì cũng sẽ tự giảm sự thù địch bởi 'tức nhau, chửi nhau'của một số chính sách và nhà lãnh đạo giữa 2 nước cũng không đe dọa nhân dân 2 nước.

Từ ngày 5/02/2013 tới ngày 11/02/ 2013 chơi tết Quý Tỵ

Năm mới Quý Tỵ, mình làm thơ chúc mừng bà con:

:

Quý Tỵ

Năm con rắn

Trời cao vỗ cánh vén mây xanh

Đất thấp thân bò lộn nước quanh

Cưỡi gió vung mưa rồng biến hóa

Trôi thời lột xác rắn sang lành

Sông về cửa biển reo muông thú

Núi ngoảnh đường trần múa bóng cành

Sáng tối pha mầu đời dõi khắp

Sương mai độ tuổi khoảng tung hoành

Cứ giao thừa mỗi năm mời bà con xem thơ gắn những con vật hàng năm chúc mừng

Ngày 04/02/2013

- Xung đột của Trung Quốc với các nước láng giềng phá vỡ khu vực, không trở thành là nơi năng đông động phát triển của Thế giới.

Ngày 03/02/2013

- Bao giờ khu vực Trung Đông ít xung đột kiểu sắc tộc?

Chỉ khi: 1/ Liên đoàn Ả rập đồng thuận cao mọi nước, không còn kiểu chia rẽ (kiểu phe Iran, Syria ...đối đầu); 2/ Cơ chế chính trị từng nước có chia tỷ lệ ghế bầu và thi thố quãng thời gian ghế người đứng đầu, có sự giám sát tốt người dân.

Ngày 02/02/2013

- Lãnh đạo bắc Triều Tiên Kim Jong Un không ngừng tạo các sự kiện quân sự do nhiều nguyên do, nhưng có nguyên do là để mọi người dân và mọi tầng lớp bắc Triều Tiên bị lái sang hướng khác, ít đả động tới quá trình thống nhất 2 miền do nguyện vọng cách phát triển.

Sự thống nhất nếu được nêu ra chỉ là 'đe dọa' tấn công nam Triều Tiên để thống nhất làm cho người dân bắc Triều Tiên càng cảm thấy khó mà ít đả động tới 'đòi hỏi' đó.

Ngày 01/02/2013

- Xung đột Syria rất khó cho chính quyền Tổng thống Bashar ar - Assad bởi nếu phe đối lập mà yếu đi không đủ sức tấn công dành các khu vực thì cuộc chiến những khu vực nhỏ cũng sẽ gây mệt mỏi. Nhưng nguy hiểm nhất là một số thế lực chỉ cần cuộc chiến cứ dây dưa như thế.