Trận chiến A của bán đảo Triều Tiên

Ngày 4/4/2013

- Bán đảo Triều Tiên có nguy cơ xẩy ra một trận chiến A (không toàn diện) hay không? Trả lời: là sẽ có nếu bắc Triều Tiên tìm ra cách mức độ 'trận chiến' trong khi đó nam Triều Tiên cùng với Mỹ không tìm ra chiến lược trận chiến (hoặc không quan tâm).

Giải thích: Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un rất muốn tạo ra một trận chiến A thực sự để chứng tỏ 'đường lối của mình là sẵn sàng theo như đã tuyên bố và thể hiện sự chiến đấu đảm đương chống lại được', nhưng họ lại sợ leo thang chiến tranh toàn diện xẩy ra bởi không bên nào kiềm chế được.

Trận chiến A bắc Triều Tiên mong muốn mức độ có thể là đọ với vài tàu chiến hoặc vài đợt bắn pháo kịch liệt kéo dài vài ngày qua biên giới...mà sau sự đáp trả và chiến đấu giữa 2 bên sẽ được 'tác động' kiềm chế, dừng lại (có thể là Liên Hợp Quốc, các nước khác, tuyên bố 'đòi hỏi' của mỗi bên...).

Về mặt chiến lược quân sự mà nói nếu trận chiến A mà tạo cho bắc Triều Tiên đọ được ngang ngửa với nam Triều Tiên và bị giới hạn không leo thang toàn diện thì bắc Triều Tiên sẵn sàng chịu phần thiệt hại mà gây hấn mở trận chiến A. Trận chiến A như thế (chẳng hạn chỉ đọ pháo qua biên giới bất ngờ vài ngày) thì sự thiệt hại 2 bên có thể bằng nhau, do Mỹ và nam Triều Tiên khó giữ được mức độ đó mà chiến thắng (muốn thắng của liên quân và công nghệ phải mở rộng thêm) từ đó mà tạo vị thế cho bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên sợ trận chiến A bị mở rộng thành chiến tranh toàn diện không đủ sức chống chọi, trong khi đó nam Triều Tiên và Mỹ cũng không muốn tổn phí lớn để mở rộng toàn diện và hai bên đều sợ bị leo thang thành toàn diện bởi khó kiểm soát tình hình khi nổ ra.

Vậy nam Triều Tiên và Mỹ cần chiến lược gì để ngăn xẩy ra trận chiến A? Trả lời: Đó là chiến lược B đáp trả ngay tức khắc theo đợt với mức độ gấp đôi bằng vũ khí công nghệ với từng đợt và kèm theo tuyên bố nếu không dừng sẽ leo thang dần theo kiểu nhân đôi. Chẳng hạn: Bắc Triều Tiên bắn pháo sang biên giới thì đáp trả lại với tất cả các phòng thủ biên giới chứ không chỉ đấu pháo tay đôi. Chiến lược B phải có 3 điểm: 1/tức khắc đáp trả 2/ Nhân đôi đáp trả 3/từng đợt và kèm theo tuyên bố nếu 'sẵn sàng leo thang' (từng đợt: để đáp trả và ngăn leo thang; 'sẵn sàng': để 'leo thang' đáp trả lại kiểu gấp đôi).

Có thể trận chiến A chỉ đọ pháo biên giới nhưng kèm theo Mỹ dùng máy bay tàng hình phá bỏ 'hạt nhân' bắc Triều Tiên, hoặc 'tầu ngầm'...

Chiến lược B đáp trả trận chiến A như thế thì bắc Triều Tiên không mở được trận chiến.

Không có trận chiến A thì không xẩy ra chiến tranh bán đảo Triều Tiên.