Bài viết tháng 4 năm 2017

Ngày 28/04/2017 (Lê Thanh Đức - làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP)

Gợi ý giải bài toán 'ra đi hay ở lại châu Âu':

Ra đi hay ở lại EU là bài toán nan giải mà nhiều người dân châu Âu nghĩ tới và có cái khó nữa là không được phép thử.

Mình nghĩ 'ra đi hay ở lại châu Âu hơi giống kiểu xã hội thời chuyển tiếp những năm trước đây là có nên để lại vua hay là chuyển sang chế độ 'dân chủ'".

Để đất nước có vua cai trị như rút khỏi EU và ở lại EU như chấp nhận xã hội dân chủ không còn vua.

Vậy rút khỏi EU mà nước đó tự lo việc làm cho một số nhóm lao động đang bị khó khăn thì sao? vấn đề đó có phải là vì nhân dân? vấn đề đó có phải là ngược với kiểu 'vua chỉ lo cho lớp quý tộc'? trả lời: không! Vấn đề ở đây là tầng lớp lao động đó chỉ phục vụ cho nhóm lợi ích kiểu 'tư bản' ngành nghề nào đó đang cần được trang bị thêm quyền lợi ((ví dụ như tổng thống Trumq lo cho tầng lớp công nhân Mỹ ở một số ngành công nghiệp bị nghèo khó, nhưng cũng chính ra là lo cho 'Tư bản' trùm (cá nhân tỷ phú, tập đoàn) một số ngành bị lép dần với thế giới)).

Cái chính nữa là quá trình hội nhập đất nước đó không cân được 'lợi ích - lợi thế' với cộng đồng chung (kiểu bảo hộ thương mại), kiểu tham ôm đồm nhiều lĩnh vực ở cách so sánh với nước khác (kiểu lĩnh vực nông nghiệp gì hơi non nhưng cũng muốn ít ra phải cân bằng để lĩnh vực trội hơn như sản xuất ô tô không phải san sẻ- khi so các nước).

Ra đi hay ở lại cũng như xã hội bảo thủ chịu vua cai trị hay xây dựng xã hội mới dân chủ.

Tất nhiên 'xã hội kiểu vua' có những quyền lực mạnh, những đề cao dân tộc, những thể hiện...

Nước Anh Brexit như quay lại tự tạo vua cho vương quốc mình (vùng đất mình); vua ở thời này khác kiểu vua thời phong kiến (kiểu thể hiện dành lấy quyền lực cho nhóm, cho vùng, cho lĩnh vực, sự cạnh tranh kiểu vì lợi ích dân tộc là trên hết...ít chịu chia sẻ - tức sự hợp tác...).

Thời đại mới, thế kỷ 21 với sự tiến bộ hãy xây dựng xã hội dân chủ, đừng luyến tiếc kiểu 'vua' (dưới nhiều hình thức).

Người dân châu Âu có dễ hình dung hơn về 'ra đi hay ở lại EU' không nhỉ?

Ghi chú: từ 'vua' ở đây bao hàm nước Anh chính quyền muốn tạo quyền lực và sức mạnh, tính dân tộc, thi thố cạnh tranh...qua bộ máy hành chính; gồm cả nhóm...(kiểu vua đó khác với 'vua' cá nhân thời phong kiến),

Một số vua (cá nhân) thực sự ở một số nước hiện nay mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện tính kế thừa, góp phần ổn định với chính quyền...


Ngày 17/04/2017

Vấn đề Hy Lạp rất quan trọng với EU. EU phải chú ý thực hiện:

1/ Giúp Hy Lạp phát triển du lịch.

Tạo dòng vốn trong lĩnh vực.

2/ Giúp người dân tiếp cận giáo dục trình độ cao ở các trung tâm đào tạo của châu Âu.

Có đội ngũ nhân công lao động trình độ cao được tham gia ở các hãng sản xuất danh tiếng của châu Âu.

Giúp đỡ về giáo dục.

Quy hoạch lại, trợ giúp, phối hợp đầu tư những lĩnh vực chế tạo từng là thế mạnh.

3/ Đầu tư vào khai khoáng.

4/ Hỗ trợ hệ thống vận tải công cộng.

5/ Ưu tiên tiếp nhận những lao động ở các vùng thừa tới các cơ sở sản xuất của châu Âu.

Những vùng thừa lao động do 'khủng hoảng kinh tế' nên bị thu hẹp sản xuất.

6/ Chú trọng thu hẹp một số lĩnh vực (những lĩnh vực không hiệu quả thời khủng hoảng) để giảm bớt sự cồng kềnh bộ máy hành chính.

7/ EU tổ chức một số hoạt động văn hóa ở Hy Lạp (Hy Lạp không có kinh phí).

Từ đó giúp hoạt động văn hóa của một nước có đủ.

8/ Nhà nước Hy Lạp tạm thời thu hẹp một số lĩnh vực thì giảm bộ máy hành chính.

Những đầu tư cơ sở hạ tầng tạm thời giảm.

Nhà cửa của người dân vẫn phát triển nhờ những người dân đi lao động khắp châu Âu gửi về. Hệ thống đi lại được châu Âu hỗ trợ kiểu 'xe buýt'.

9/ Trợ giúp về nông nghiệp.

10/ Chú trọng tầng lớp nghèo, có giải pháp để tạm thời trong giai đoạn đạt cuộc sống căn bản.

Tầng lớp có đời sống khá hơn trước đây tự phải chấp nhận 'lối sống thắt lưng buộc bụng' hơn.

11/ Giai đoạn khủng hoảng nhưng Hy Lạp vẫn có được tích lũy: về số lượng người có tay nghề cao (được đào tạo, được tham gia), du lịch, một lĩnh vực chế tạo máy là thế mạnh trước đây (dù quy mô bị hẹp)...

12/ Chính sách chung của EU giúp Hy Lạp đảm bảo an ninh, Hy Lạp ít phải lo chi phí trong vấn đề này.

...còn nữa...

EU phải chú trọng những điểm đó. Những điểm đó rất quan trọng để vực dậy Hy Lạp.

Hy Lạp đứng dậy được thì EU mới thịnh vượng chung.

Nhiều vấn đề khác của thế giới có thể làm EU sao lãng Hy Lạp; Hy Lạp tạm thời ổn có thể làm EU chủ quan sao lãng Hy Lạp...

Mời tham khảo: Giải cứu Hy Lạp và nền kinh tế Thế giới https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/eu/giai-cuu-hy-lap-va-nen-kinh-te-the-gioi

Ngày 05/04/2017

Lý do EU xem xét 'giảm bớt trừng phạt Nga'

Báo chí quốc tế và hầu hết các nhà bình luận trên thế giới đều cho rằng Tổng thống Nga Putin đã thắng cựu Tổng thống Mỹ Obama vấn đề Sirya! (thực sự ai thắng?)


Mình bình luận:

Tất nhiên ông Putin đã có chiến thắng khi giúp củng cố được chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad, nhưng hãy nhìn nhận:

1/ Khi nhiều nhóm quân tấn công muốn lật đỏ chính quyền của Tổng thống Sirya Bashar al-Assad với khẩu hiệu dành dân chủ, Mỹ và các nước đã yêu cầu quá trình dân chủ cho Sirya.

Cộng đồng thế giới đã không lường được hết sự biến đổi của một nhóm quân trong đó đã trở thành IS. IS sau đó đã lớn mạnh và tự tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo ISIL.

Vấn đề IS sau đó đó trở thành quá khó cho thế giới văn minh, lối thoát cho xu thế tiến bộ trong vấn đề giải quyết là quá khó. Mỹ và các nước không thể tự đưa quân giải quyết được được IS, cho dù lúc này Mỹ tạm thời khoan nhượng cho chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad. Vì sao vậy? Đơn giản, vì nhà nước tự xưng là vùng lãnh thổ mà không phải chỉ là vùng trận địa (chứa trong đó cả dân thường).

Gánh nặng lúc này quá lớn cho nhiều nước, cho cả Mỹ.

Cứu cánh lúc bấy giờ chỉ là Nga. Vì sao lại là Nga? vì: Nga có danh nghĩa giúp chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad. Chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad đang bị xâm lấn lãnh thổ. Nga và chính quyền Sirya thực hiện được chiến thuật đánh nhào tất cả mọi nhóm đối lập, trong đó có cả nhóm IS (1). Nga có sự đối lập chính sách với nhiều nước lúc ban đầu ủng hộ các nhóm quân đánh chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad (2). Hai yếu tố đó giúp Nga có chiến thuật đánh đổ được ISIL. Mời xem bài viết: Giải pháp vấn đề ISIL https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/giai-phap-van-de-isil


2/ Vì sao Mỹ và nhiều nước phải tạm lùi, nhường cho Nga? Vì:

(1) Phải trông chờ vào tình hình. Nếu các nhóm quân mà lật đổ được chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad và lập nên được chính quyền dân chủ mới thì sẽ tăng ủng hộ tiếp.

Ở đây chưa thấy khả năng lật đổ được mà lại nguy cơ xuất hiện nhà nước mới là nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIL còn nguy hiểm hơn cả chính quyền Taliban ở Afghanistan.

(2) Mình đã đề xuất chiến lược mới là để ngăn 'tư tưởng cực đoan lợi dụng Hồi giáo' thì phải ổn định các chính quyền. Các nước phải tự tự quản tốt các vùng đất của mình.

Vậy vấn đề ổn định các nước là quan trọng nhất, trước cả vấn đề 'dân chủ' ở nước đó. Có như thế mới ngăn được cực đoan. Mời xem bài viết: Bàn về tư tưởng cực đoan https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/ban-ve-tu-tuong-cuc-doan-thanh-chien

3/ Mỹ và nhiều nước đã 'rút' được khỏi gánh nặng ISIL.

Nga đã tự phải gánh tiếp sức nặng giải quyết vấn đề Syria (kiểu trước đó Nga, Mỹ và nhiều nước có gánh nặng ở vấn đề Sirya nhưng có thời điểm đã trút cả sang Nga).

Nga có được gì nhiều sau khi tham gia vấn đề Sirya? trả lời: (1) tốn nhiều; (2) chủ yếu chỉ được lòng Iran và Sirya, còn mọi nước khác thì hầu hết không tiến triển. Có thể còn bị nhiều nước cho rằng vì Nga ủng hộ chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad mà làm cho chính quyền đó không bị sụp đổ, gây kéo dài cuộc chiến các phe? Tóm lại: tầm ảnh hưởng của Nga sau cuộc chiến Sirya với mọi nước không tăng lên (xét về thị phần theo), kiểu phe phái ảnh hưởng.

4/ Nếu chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad không được Nga giúp dẫn tới sụp đổ nhanh chóng thì sao? Ở đây có hai khả năng: (1) lập được chính quyền mới ở Sirya đạt hướng tiến bộ và dân chủ; (2) chính quyền mới xuất hiện lại bị lái hướng cực đoan hơn, kiểu bị lái mạnh theo hướng IS.

Khả năng mục (1) thì sao? xét vấn đề Iraq và vấn đề có nhiều phe nhóm trong lực lượng chống đối chính quyền tổng thống Sirya Bashar al-Assad (cực đoan cũng nhiều...lẫn trong đó) thì để đạt hướng tiến bộ và dân chủ ngay là khó, mà phải công sức quá trình dài tiếp theo của cộng động quốc tế (bởi ngay từ đầu đã không kiểm soát được mọi nhóm quân chống đối).

Khả năng mục (2) thì sao? khả năng chính quyền mới bị đi theo hướng này cũng dễ xẩy ra.


Cái chính là: chiến lược của EU và nhiều nước bây giờ cần các khu vực trung Đông' ổn định được các chính quyền, rồi mới mong 'dân chủ'. Sự hỗn loạn, bất ổn các chính quyền là nguy hiểm nhất.

5/ Cộng đồng quốc tế với vấn đề cụ thể IS thì phải cảm ơn Nga.


6/ EU cảm ơn Nga vấn đề IS, thế giới cũng vậy.

(1) Vấn đề đó xoa dịu được phần nào mâu thuẫn EU và Nga về vấn đề Ukraine.

(2) Vấn đề Ukraine nên được xét cả vấn đề quá trình, lịch sử.

(3) Xét 'Giải pháp vấn đề Ukraine', mời xem bài viết: Giải pháp vấn đề Ukraine https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/ukraine/giai-phap-van-de-ukraine


Từ đó EU và Nga xích 'dần dần' gần nhau hơn, giảm dần những cấm vận.