Trung Quốc mong siêu cường như thế ư?

Ngày 20/7/2013

- Báo Tương Dương cho hay: 'Một vụ rơi thang máy đã xảy ra trong một tòa nhà văn phòng ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào giờ cao điểm 8h sáng ngày 16/7/2013. Thang máy đã phát ra tiếng kêu báo hiệu quá tải, nhưng không ai trong số 16 người lớn và 2 trẻ con chịu bước ra ngoài, dù nhân viên tòa nhà đã yêu cầu (thang máy chỉ chở được tối đa 13 người), dẫn tới thang máy đã rời từ tầng một xuống tầng hầm làm bị thương vài người. Tòa nhà đã xẩy ra vụ việc kiểu tương tự.

Sự việc tưởng như đơn giản nhưng có ảnh hưởng như thế nào tới vị thế muốn siêu cường của Trung Quốc? bởi nó liên quan tới nhiều mặt phát triển của xã hội, đó là:

1/ Có thể 'ai cũng cũng sợ chậm giờ'.

Phản ánh cách 'cạnh tranh' lao động còn thiếu sự sáng tạo. Nếu có số người lao động kiểu 'cạnh tranh' sáng tạo (trí tuệ) đi trong đó thì phong cách làm việc của họ không bị 'cấp bách' kiểu gò bó như thế.

Nếu tất cả đều là kiểu lao động 'giờ giấc' đếm cổng thì chứng tỏ 'phương thức sản xuất' của Trung Quốc còn chưa tiến bộ, còn nặng về kiểu 'số lượng' (kiểu đếm người lao động qua cổng công ty thường gắn với lao động kiểu số lượng mặt hàng). Dù sao thì đó cũng là một khía cạnh sự thụt lùi về phát triển con người, dù có thể có những yếu tố khác đạt hơn...

Khi 'cạnh tranh' sản xuất hoặc cạnh tranh 'vận động' trong xã hội mà thiếu tính văn hóa thì sự cạnh tranh của xã hội đó còn chưa đạt mức tiến bộ.

'Vận động' xã hội như thế thì sẽ kiểu cạnh tranh vất vả về 'nguồn tiêu tốn', khó hợp tác, thương hiệu chữ tín...Sự cạnh tranh dễ trở thành 'đơn độc' (khác với 'cùng lợi ích').

Có thể còn bị thúc ép quá, còn bon chen xã hội, còn thiếu đan xen tính văn hóa, còn bị gắn liền lao động con người như cỗ máy (khác với lao động phát triển con người)...

2/ Có thể cách tập hợp xã hội đã phản ánh cá nhân chỉ gắn với nơi 'lao động trả công' mà thiếu mọi gắn kết khác ở xã hội (kiểu như: một anh A chỉ lo vào cổng công ty; xong việc về ăn ngủ bù lại sức mà thiếu 'đòi hỏi' mọi vận động khác xã hội). Thiếu không gian cho phát triển 'văn hóa tinh thần', sáng tạo và xây dựng xã hội, thiếu sự phong phú phát triển (cá nhân chỉ lo phát triển kiểu 'đồng lương qua cổng công ty').

Xã hội đã thúc ép con người phần nào đó như cái máy, mà thiếu không gian cho sự thể hiện tấm lòng.

3/ Vẫn còn thiếu sự thông minh của 'công dân xã hội tiến bộ', mức dân trí chưa đạt cao.

Cá nhân chấp nhận cạnh tranh, nhưng mức chưa phức tạp của 'đòi hỏi' tình huống' giải quyết vận động xã hội thì phải có người đạt (phần nào đó số người biết 'tối ưu' sự việc) bởi vì báo hiệu sự nguy hiểm, báo hiệu thiếu mức nhìn nhận 'tương trợ' mọi người cho đúng....

...còn nữa...

Nhiều yếu tố nữa mà nếu chính sách của nhà nước Trung Quốc không sửa được thì tương lai khó có thể mong siêu cường, dễ bất ổn.

Xem xét nhiều sự kiện xã hội cũng có thể biết phần nào về phát triển (đúng sai, mức, xu hướng...).