tháng 01/2013

Ngày 31/01/2013

Giải pháp nào để xung đột Syria chấm dứt nhanh chóng? Trả lời:

Chỉ khi các bên: Nga, Trung Quốc (bên 1); Mỹ và phương Tây (bên 2); Liên đoàn Ả Rập (bên 3); Liên Hợp Quốc (bên 4); Cùng thảo luận:

1/ Sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad.

2/ Liên Hợp Quốc triển khai quân để bình ổn, thỏa thuận các bên, cứu trợ nhân đạo.

3/ Bầu cử.

4/ Những nước Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc cam kết với Liên Hợp Quốc và mọi nước về thực hiện 2 tiêu chí là 'thương mại' tốt và chính sách đối ngoại đúng ở Syria (sau khi bầu cử chính quyền mới). Chỉ Liên đoàn Ả Rập mới có chính sách ưu tiên về thương mại.

(thương mại tốt là để bình đẳng, không ưu ái được lợi riêng để tranh dành ảnh hưởng, tạo thuận lợi với WTO...)

Mời xem thêm thực hiện giải pháp: Syria 01/2013

Ngày 30/01/2013

- Vì sao biểu tình ở Ai cập khác ở Mỹ? ở Mỹ biểu tình là phản đối chính sách đưa ra hoặc an sinh xã hội chưa đúng, còn ở Ai Cập biểu tình ngoài những bức xúc đó còn do người dân chưa thỏa mãn cách tổ chức vận hành của hệ thống chính trị.

Quan điểm và quyền lợi của người dân trong xã hội là thường có những nhóm với cách nhìn nhận khác nhau về cách phát triển trong xã hội, bởi vậy khi cách tổ chức vận hành của hệ thống chính trị chưa thỏa mãn thì người dân thích biểu tình để phản đối, dẫn tới bất ổn nhiều (kiểu ở Ai Cập).

Trong hệ thống chính trị mà chưa đại diện đúng cho từng bên và chưa có sự cân bằng, thi thố đúng (được chọn - được tỏ chính sách) thì người dân theo từng phe sẽ thường tự nổ ra biểu tình (kiểu ở Thái Lan).

Ngày 29/01/2013

- Chủ nghĩa dân tộc và cách phát triển kinh tế ảnh hưởng mạnh tới cách giải quyết các xung đột trên Thế giới. Sự manh múm, thiếu sáng tạo, ít phong phú, tích lũy tư liệu tiêu tốn nhiều ở sản phẩm, chênh lệch...trong kinh tế làm cho các xung đột khó giải quyết.

Ngày 28/01/2013

- Nền quốc phòng của một số nước châu Âu có phải mở ra thêm gánh nặng ở một số nước châu Phi (như Mali)?

Những xung đột của phiến quân làm bất ổn ở châu Phi sẽ tác động xấu tới châu Âu, những nước ở cả hai châu phải phối hợp quân sự với nhau. Vậy châu Âu làm cách nào để tăng quân sự mà không trở thành gánh nặng (sa lầy)? Trả lời:

1/ Phải có chiến thuật đúng về quân sự.

Châu Âu chỉ giúp về quân sự điều động 'lục quân' đẩy lùi và phá vỡ khi lực lượng phiến quân tập hợp lại thành sức mạnh tấn công nguy cơ lật đổ chính quyền hiện tại. Lúc xẩy ra có sự phối hợp của liên quân các nước châu Phi.

Sự tác chiến nhanh (rồi rút) là của nước châu Âu, sự tiếp viện và tiếp nối (có ở lại) là của liên quân châu Phi.

Những xung đột lẻ tẻ hàng ngày, khu vực nhỏ....thì châu Âu giúp huấn luyện quân đội các nước châu Phi biện pháp.

2/ Những nước châu Âu riêng rẽ sẽ có sự hợp tác song phương với những nước châu Phi riêng rẽ theo 'lợi ích' thương mại tạo ra giữa hai nước và có sự phối hợp 'lục quân' (hai nước).

Chẳng hạn: ở Mali pháp là chủ chính điều 'lục quân' phối hợp với những nước châu Phi khác, những nước châu Âu khác (cả Mỹ) chỉ phối hợp giúp đỡ.

3/ Hợp tác tốt giữa liên minh châu Phi và châu Âu về những vấn đề chung. Những nước châu Phi tìm đối tác với nước nào đó của châu Âu mà tạo sự hợp tác tốt (có lợi cả hai bên về nhân công, tài nguyên, thương mại, khoa học kỹ thuật...).

Những nước còn lại ở châu Phi do địa chính trị kém dễ bị bỏ rơi (khó tìm đối tác) thì Liên Hợp Quốc, EU...phối hợp gánh vác (chỉ còn lại ít, chứ không phải gánh vác cả châu Phi).

'Thị trường mở ra mà giảm gánh nặng quân sự phải mở ra'.

Ngày 27/01/2013

- (CAO) Ít nhất 30 người chết ở Port Said (theo BBC và THX, còn theo Reuters, con số này là 32), trong các vụ đụng độ nổ ra do 21 người dân địa phương lãnh án tử hình trong vụ nổi loạn bóng đá ở Ai Cập.

Bình luận: nếu mức tử hình thì phải có những người làm công tác quản lý xã hội bị nhiều năm tù vì không kịp thời giải pháp.

Ngày 26/01/2013

- "Syria có vai trò rất cơ bản và then chốt tại khu vực trong việc thúc đẩy chính sách nhất định kháng chiến… Vì lý do này, một cuộc tấn công vào Syria sẽ được xem là cuộc tấn công vào Iran và các đồng minh của Iran”, hãng tin Mehr dẫn phát biểu của ông Ali Akbar Velayati, phụ tá của Lãnh đạo Tối cao Ali Khamenei.

Bình luận: Iran phát biểu thế làm cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al - Assad mất đi phần nào danh tính trên trường Quốc tế, bởi Nhà nước bị gắn vào Iran ("tấn công vào Syria sẽ được xem là cuộc tấn công vào Iran").

Ngày 25/01/2013

- Nhiều nước có quyền lợi gắn liền với châu Phi đều góp quân giúp châu Phi ổn định tình hình thì sẽ dễ hơn và đỡ tốn kém hơn về lâu dài.

Nếu nước nào cũng sợ bị sa lầy thì sẽ để trống cho phiến quân và khủng bố lớn mạnh. Phối hợp mỗi nước góp ít quân thành liên quân giúp các nuwocs châu Phi (hoặc từng nước giúp nhau riêng rẽ) thì không bị sa lầy, sẽ ít bị mục tiêu và phá vỡ tập hợp 'phiến quân' thành lực lực đối lập với các nước châu Phi.

Chiến lược quân sự là:

Nơi để trống thì bị khuyến khích tạo ra, phình ra. Nơi ngăn chặn thì bị co lại, ít phát triển.

Cùng một lực lượng 'phiến quân' nếu ngăn chỗ này sẽ tìm chỗ khác, nếu không ngăn chặn sẽ tìm được có chỗ lớn lên, phức tạp hơn. Sự dàn trải ra thì dễ phối hợp hơn giữa liên quân với nước sở tại và đỡ tốn kém.

Chẳng hạn: Bộ tư lệnh Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) nên cam kết thực hiện chiến thuật với quân đội các nước châu Phi mà không can thiệp những vấn đề khác (như mục bài viết 'tìm hiểu xung đột Thế giới' ở ngày 18/01/2013) để tìm được chỗ đứng ở châu Phi.

Ngày 24/01/2013

- Liên Hợp Quốc phải tạo ra cơ chế tự tiêu chí các biện pháp trừng phạt các nước khi vi phạm gây bất ổn và phá hoại hòa bình Thế giới, còn những nước riêng rẽ thì tự đàm phán với nhau để 'xin giảm bớt' hình phạt, chứ không phải các nước 'vận động' tạo hình phạt rồi nước bị hình phạt đối đầu với các nước ra hình phạt đó.

Từ đó, những nước có hành vi vi phạm biết được chắc chắn sẽ bị Liên Hợp Quốc trừng phạt.

Chẳng hạn: bắc Triều Tiên thử tên lửa thì Liên Hợp Quốc sẽ chắc chắn có hình phạt dù Mỹ có lên tiếng hay không, chứ không phải hình phạt chỉ là sự leo thang 'đối đầu' Mỹ và bắc Triều Tiên. Khi đó Mỹ sẽ đàm phán với bắc Triều Tiên để kêu gọi các nước trên Thế giới giảm hình phạt nếu bắc Triều Tiên có biện pháp cam kết thụt lùi leo thang hơn nữa (có thể: không thử tên lửa nữa và sẽ có cam kết thêm về yếu tố hòa bình).

Ngày 23/01/2013

- Xung đột Israel với các nước láng giềng làm cho quy mô nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng, ít có các thương hiệu chiếm lĩnh được các thị trường.

Ngày 22/01/2013

- Trung Quốc đang xung đột với nhiều nước trong khu vực.

Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào hàng hóa 'vừa' (không tích lũy công nghệ cao) và dựa vào quy mô số lượng lớn.

Khi các nước nghèo trên Thế giới (phụ thuộc hàng hòa vừa tràn ngập) có cách phát triển kinh tế rút ngắn được khoảng cách sản xuất, tự đáp ứng được phần 'hàng hóa vừa' và tham gia tốt thị trường Thế giới (nguồn cung với các nước phát triển) thì Trung Quốc không mạnh như hiện nay nữa, lúc đó 'nền quốc phòng' Trung quốc sẽ không bành trướng được. Mời xem Giải cứu Hy Lạp và nền kinh tế Thế giới

Ngày 21/01/2013

- "Các mạng quân sự Trung Quốc cho biết Nga đã đồng ý bán cho Trung Quốc 36 máy bay ném bom “khủng” Tupolev Tu-22M3 để gia tăng đáng kể năng lực phòng không trong bối cảnh căng thẳng ở Hoa Đông và biển Đông."

Các nước khu vực (như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore...) phải có có một giải pháp chính sách ngay để đối chọi lại và để làm cán cân quốc phòng không bị quá lệch thêm.

Chẳng hạn: Việt Nam mời thêm các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ tới vịnh Cam Ranh mà giảm hiện diện Nga ở Đông Nam Á; Ấn Độ ký kết thêm một chính sách kinh tế với Mỹ mở đường cho Mỹ gần hơn khu vực đó; Nhật Bản bớt kiểu đầu tư tạo nhân công lao động ở Trung Quốc mà tạo sức ép 'dân số' lên biên giới Nga....

Các nước khu vực chịu tác động xung đột của Trung Quốc ký kết thêm một thỏa hiệp về quốc phòng để làm cân bằng lại (mà ít bị chạy theo leo thang vũ khí).

Từ đó Nga không thể áp dụng chính sách đổ vũ khí làm phá vỡ đàm phán ở khu vực.

Ngày 20/01/2013

- Quyền lực của khủng bố nhiều lúc như tổ chức tội phạm ngầm dẫn tới nhiều người tham gia vì tỏ quyền lực bản thân nhanh chóng và tránh cuộc sống ở xó nhàm chán coi thường.

Ngày 19/01/2013

- Trung Quốc đang tạo ra căng thẳng ở nhiều khu vực với láng giềng. Một cuộc chiến bây giờ mà xẩy ra ở khu vực nào đó sẽ là thất bại của Trung Quốc. Bởi vì:

Nếu cục bộ và ngắn hạn thì sẽ tạo cho các nước khác sự liên minh và củng cố hơn nữa, khó đạt mục tiêu.

Nếu sẵn sàng dài hạn ở một 'chỗ' nào đó (chẳng hạn Ấn Độ, hoặc Nhật Bản...) thì sẽ bị sa lầy tại chỗ đó (với cách phòng thủ: mời xem Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam) và sẽ 'phá sản' ở các mặt trận khác. Những nước khác sẽ 'cơ hội' giúp nước bị tấn công làm tiêu hao Trung Quốc tại 'chỗ' đó.

Nếu vài cuộc chiến ở vài nơi một lúc thì bị cô lập hoàn toàn và khó 'trụ nổi' liên minh.

Ngày 18/01/2013

- Pháp cam kết thực hiện chiến thuật ở châu Phi là:

Khi một nước châu Phi bị phiến quân tấn công khó chống đỡ thì Pháp sẽ đánh vỡ sự tập tập hợp và đẩy lùi, những 'mục tiêu' đơn lẻ hoặc cách giữ những đã dành lại được (và tiếp tục đẩy lùi phiến quân) do chính quyền đó (có thể phối hợp liên quân châu Phi) đảm nhiệm.

Khi phân tích được cùng tương trợ 'chiến thuật' như thế ở châu Phi thi Liên quân châu Phi mới nhanh chóng có mặt và mới giữ được ổn định cho châu Phi.

Nếu Liên quân châu Phi chậm trễ phối hợp thì Pháp vẫn cứ chỉ thực hiện phần 'chiến thuật' của mình là 'đánh vỡ sự tập hợp và đẩy lùi phiến quân' (khi xẩy ra tái diễn kiểu phiến quân ào lên chiếm đất nước nào đó), còn sự nhen nhóm lại của phiến quân do chính quyền đó và Liên quân châu Phi để lỡ mất cơ hội thì xẩy ra dây dưa do chính các nước châu Phi chịu hậu quả.

Cách vậy:

- Pháp sẽ dễ hơn biện pháp quân sự.

- Pháp sẽ chỗ dựa cho nhiều nước.

- Nhiều nước chỉ còn phải lo chiến thuật 'mục tiêu' mà không sợ ào ạt tấn công của phiến quân.

Ngày 17/01/2013

- Lối sống sinh hoạt của người dân đạo Hồi đang có những hạn chế với 'đời thường' mà bị phụ thuộc nhiều gắn với tôn giáo 'đạo', trong khi đó mõi liên hệ xóm làng thường ít được tổ chức của chính quyền Nhà nước dẫn tới người dân thường thích muốn tạo lập quyền lực Nhà nước đạo Hồi hà khắc.

Không giải quyết được cách 'sinh hoạt' và sự 'lưa thưa' xóm làng thì kiểu 'khủng bố' khó đẩy lùi.

Ngày 16/01/2013

- Khi Pháp đang thế thắng thì sau khi làm tan rã sự tập trung và liên hệ (liên hệ các nhóm thì nguy hiểm hơn mức chỉ liên hệ các cá nhân) của phiến quân nên để các nước thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali nhằm hỗ trợ nước này bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Bởi như thế:

Vấn đề phiến quân là do phá lối sống của người dân châu Phi nên người dân châu Phi phải gánh vác. Pháp tự gánh vác chủ lực lâu dài sẽ làm mất quyền tự chủ của người dân Mali (châu Phi) và sự can thiệp của Pháp sẽ không phải đại diện cho người dân đấu tranh 'lối sống' (lối sống Pháp là khác).

Pháp chỉ can thiệp khi 'phiến quân' tập hợp lại lớn đẩy lùi quân chính phủ Mali (nếu tham dài để kể công sẽ bị sa lầy).

Ngày 15/01/2013

- Một nước đầu tư mạnh về quân sự nhằm mục đích tạo nền quốc phòng lớn gấp nhiều lần những nước khác thì mức 'lớn' áp đảo mới tự tạo được 'lợi thế' và thực hiện chiến lược không đánh mà tự thắng - ký hiệu A (đe dọa nước khác phải theo) hoặc tạo những trận chiến nhỏ mà đe dọa những chỗ khác.

Vậy Trung Quốc muốn dùng 'chiến thuật A' đó tự thắng Nhật Bản phải có nền quốc phòng gấp vài lần Nhật Bản và Nhật Bản phải bị cô lập.

Trung Quốc không bao giờ áp dụng được 'chiến thuật A' đó. Câu hỏi vì sao? trả lời:

1/ Mỹ có áp dụng chiến thuật đó nhưng Mỹ tạo được đồng minh giúp. Trung Quốc ngược lại thì đối thủ nhiều.

2/ Trung Quốc định tạo nền quốc phòng lớn như Mỹ nhưng sẽ không thể áp dụng được 'chiến thuật A' bởi Mỹ có thế mạnh khoa học kỹ thuật tiên tiến còn Trung Quốc vũ khí thường chạy theo sau, trong khi đó thị trường vũ khí Thế giới mọi nước khu vực đều tiếp cận được.

3/ Cuộc chiến của Mỹ không phải chiếm đất đai nước khác làm thành của nước mình mà chỉ mang danh bảo vệ 'dân chủ' hoặc tạo 'lợi thế' ảnh hưởng.

Khi một nước nhỏ nhưng áp dụng được chiến thuật 'du kích' lâu dài thì tiêu hao được nước lớn, mọi xâm chiếm lãnh thổ đều đối mặt cách phòng thủ đó.

4/ Quân sự của Trung Quốc không phải là phòng thủ mà nhằm mục đích tấn công nước khác.

Khi phải phát triển quân sự hướng đó (tấn công) thì luôn bị động, khác với bên 'phòng thủ' luôn chủ động. Vì sao thế? tấn công sẽ tự do dùng mọi loại vũ khí chứ? Trả lời: Đơn giản 'muốn tấn công phải có cái cớ là nước mình bị tấn công'. Nước khác không làm gì thì tự nhiên không mang 'bom' tới được.

5/ Quốc phòng của Mỹ tạo 'lợi thế' rõ rệt về kinh tế, bởi là chỗ dựa nhiều nước. Trung Quốc thì quốc phòng chỉ nhằm tạo 'vị thế' nước lớn theo nền kinh tế lớn của mình, do đó sự leo thang quân sự của Trung Quốc chỉ làm giảm 'lợi thế' về kinh tế (trích ngân sách, đối đầu nước khác mà bị 'cô lập' dần...).

Vậy vì sao Trung Quốc leo thang quân sự? Trả lời:

1/ Rất nhiều nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc 'ảo tưởng' tăng cường quân sự lớn lên (có thể gấp nhiều lần hiện nay) thì sẽ 'ép' được láng giềng chiến thuật A.

2/ Một thời 'kinh tế' mạnh mẽ tạo lượng dư ngoại tệ lớn mà những chính sách kinh tế hiện nay khó tìm được đổi mới để phát triển cho nên chuyển dùng đầu tư quốc phòng nhằm hy vọng tạo ra vị thế như kiểu Mỹ.

3/ Do tự bị 'leo thang'. Khi đầu tư quốc phòng lớn nhưng chưa đủ tạo sức ép kiểu 'chiến thuật A' thì nền quốc phòng đã lớn đó cũng chỉ có tác dụng như khi chưa đầu tư mạnh mẽ, bởi vậy sẽ xuất hiện sự lãng phí. Trung Quốc hy vọng tăng ngân sách quốc phòng nhằm đạt mức chiến thuật A.

Nhưng do những nhà hoạch định của Trung Quốc sai lầm bởi muốn dùng 'chiến thuật A' như Mỹ mà chưa tính toán được là sẽ không đủ sức theo và sẽ phá vỡ 'lợi thế' kinh tế. Tức là không chỉ ra được (không tìm ra được) mức độ lớn Q (của quốc phòng) để áp dụng đúng (áp dụng được) chiến thuật A.

Mức 'độ lớn Q' của Trung Quốc lại quá biến thiên so với mức của Mỹ, bởi Trung Quốc có quá nhiều đối thủ (Mỹ có thể ước lượng dành bao nhiêu tỷ USD cho quốc phòng là đạt chiến thuật A, Trung Quốc thì không ai chỉ ra được).

4/ Quốc phòng hiện tại Trung Quốc không đạt chiến thuật A thì chỉ mục đích gì? trả lời:

- Thay đổi chính sách của Đài Loan.

- Đó là sự 'gặm nhấm' Biển Đông.

- Giữ cái đã dành của những nước khác (Việt Nam do chưa chuẩn bị và chưa đủ sức nên bị chiếm Hoàng Sa; Trước đây VN nếu đã đủ sức dùng chiến thuật MỜI XEM: Phòng thủ 'Biển Đảo' của Việt Nam thì Hoàng Sa khó bị chiếm).

- Gây nhiễu 'đảo' với Nhật Bản theo thời gian để giảm mất phần tự chủ của Nhật Bản khu vực đó, cũng chính sách đó với đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông.

Nhưng khi các nước kiên trì thì sự nhũng nhiễu của Trung Quốc sẽ làm Trung Quốc không là 'trung tâm' được của khu vực, phá hỏng dần văn hóa Trung Quốc, mất 'lợi thế' kinh tế và Trung Quốc bị cô lập dần.

5/ Sự gây hấn bên ngoài nhằm tạo tư tưởng cho người dân bên trong là đất nước không ngừng mở ra mà nhằm ổn định.

Nhưng tư tưởng đó:

- Sẽ phá vỡ văn hóa.

- Làm sai lệch sự phát triển con người, cô lập người dân Trung Quốc với người dân nước khác. Bởi xu thế văn minh Thế giới là 'giao lưu - hợp tác' cùng phát triển với mọi nơi.

- Không đáp ứng trách nhiệm cuộc sống người dân nơi hiện tại.

Ngày 14/01/2013

- Nhiều nước trên Thế giới đang giúp chính quyền Mali chống lại phiến quân.

Nền quốc phòng của các nước có thể đề ra được chiến thuật tốt để đẩy lùi phiến quân, nhưng nếu không tìm hiểu rõ nguyên do xuất hiện 'phiến quân' và số lượng có được cũng như cách lối sống sinh thoạt tinh thần của từng phiến quân thì có thể mọi chiến thuật đều thắng nhưng sách lược sẽ thua.

Nguyên do thua: bởi phiến quân chỉ cần tạo được người theo và chiến thuật 'du kích' thì 'chiến thuật' của mọi nước chỉ là 'tấn công' được những người phiến quân khi họ 'tập hợp' lại.

Nhưng cái thua lớn nhất của các nước là sẽ tấn công những phiến quân mà những người này bị 'cô lập tinh thần, bị ép hoặc định hướng sai' dẫn tới họ cho rằng chống lại liên quân và chính quyền Mali là đúng đắn ('bom đạn' không thể cho là thắng khi có một người tên A nào đó do lối sống ép buộc chưa hiểu rõ xã hội mà theo phiến quân; khác với những đối tượng chính của phiến quân).

Ngày 13/01/2013

- May mà ở châu Phi tài nguyên dầu lửa ít hơn ở Trung Đông nên xung đột của những phần tử cực đoan lợi dụng đạo Hồi sẽ ít nguy cơ như Trung Đông.

Ngày 12/01/2013

- Mê muội, các các đạo tạo ra những lực lượng thần bí đe dọa lối sống sinh hoạt con người thì con người nơi đó có phần nào méo mó tâm lý mà dựa 'bom' (kiểu khủng bố ở Trung Đông một phần do vậy).

Ngày 11/01/2013

- Một phần của nguyên nhân sâu xa các xung đột của Trung Quốc là do vấn đề dân số, nhưng vấn đề này lại quá khó lời giải hiện nay.

Ngày 10/01/2013

- Một cá nhân giỏi vấn cứ đoán được tương lai của những nước hoặc chính sách của nước đó có 'thông minh' hay không.

Chẳng hạn: Cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông trước đây nếu nhìn lại thì sẽ có những chính sách phù hợp hơn, nhưng tất cả mọi tập hợp trong các cỗ máy lúc đó khó đưa ra chiến lược đúng đắn mà chỉ những chiến thuật hoặc nếu đưa ra được những chiến lược thì vẫn không mang tầm thời đại (chi phí lớn của Mỹ dẫn tới sự suy yếu do nợ công).

Vì sao tập hợp của nhiều cá nhân giỏi ở các nước vẫn khó chiến lược và tỉnh táo? Trả lời: đơn giản là vì họ bị 'đứng trong' mà không 'đứng ngoài' được.

Chiến lược của Trung Quốc cũng sẽ có những sai lầm do cách tham vọng và cách Chính quyền thực thi (quan trọng nhất Trung Quốc không đúng 'xyz').

Mức lớn quá của Trung Quốc dẫn tới nhiều lúc 'cái sai - cái đúng' của chiến thuật hoặc khó kiểm soát nhưng nhiều nước nhỏ vẫn cứ nghĩ là mưu mẹo gì đây (tất nhiên là vẫn những mưu mẹo lớn của tham vọng ở Mỹ và Trung Quốc).

Ngày 9/01/2013

- Sự kiện cô gái bị hiếp dâm trên xe buýt ở Ấn Độ dẫn tới người dân phấn nộ, biểu tình nhưng Ấn Độ vẫn không bị rơi vào kiểu 'mùa xuân Arab' bởi người dân chỉ phản đối cơ chế hành chính chưa đáp ứng công việc (cảnh sát quan liêu...) chứ không phản đối cơ chế chính trị của chính quyền.

Chính quyền Ấn Độ có đường lối đúng đắn với Quốc tế và vị thế nước mình nên không bị bên ngoài tác động.

Ngày 8/01/2013

- Vì sao Trung Quốc không ngần ngại gây nhiễu các nước ở khu vực thời gian qua? Trả lời:

Khi các yếu tố ngoại giao, thương mại, giao lưu văn hóa...bị che lấp và bị trở thành 'chuyện cãi nhau' thì những sự việc kiểu xung đột tàu thuyền cũng chẳng khác gì 'tập trận' mà chẳng bị (hoặc bị nhiễu) Quốc tế lên án và chẳng tốn kém như 'tập trận'.

Trung Quốc làm khuấy động rất nhiều xung đột cùng lúc nhằm tạo 'nhiễu' với Quốc tế và chấp nhận chính sách xung đột với một hay vài nơi hoặc nhiều nơi thì cùng chỉ một số thiệt hại về quan hệ và mức bị lên án.

Ngày 7/01/2013

- Tổng thống Mỹ Obama đã ký sắc lệnh đưa “Vạn lý trường thành dưới lòng đất” của Trung Quốc vào diện đặc biệt lưu tâm và tìm cách cân bằng mối đe dọa này.

Theo đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia (NDAA) mới được Tổng thống Obama ký hôm 2/1, ủy quyền cho Lầu Năm Góc phải xem xét cả hai khả năng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa từ các cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân ngầm dưới đất của Trung Quốc, vốn được mệnh danh là “Vạn lý trường thành trong lòng đất”.

Bình luận: Cách bố trí quân sự của Trung Quốc như thế chỉ nhằm tranh dành với Mỹ hoặc chống lại liên quân, chứ mọi nước khác trong khu vực thì không cần phải mức thế.

Ngày 6/01/2013

- Nhật Bản tăng cường quốc phòng để đối chọi lại Trung Quốc, Nhật bản chỉ thực sự làm Trung Quốc sợ lại ở yếu tố có chính sách tạo cách cạnh trạnh kiểu hãng 'Sony' trên thị trường Thế giới mà không bị ép ở thị trường Trung Quốc.

Ngày 5/01/2013

- Nước Nga rộng lớn một phần là do các vùng như Siberi quá hẻo lánh và mùa đông cự kỳ khắc nghiệt lạnh.

Quãng thời gian dài vài trăm năm sau có thể Thế giới phải nhờ tới những vùng đó.

Ngày 4/01/2013

- Cuộc chiến ở Syria chịu sự tác động của những bên: Chính quyền Syria, phe nổi dậy, Nga, Trung Quốc, Mỹ, EU, một số nước khu vực...

Các bên khó thỏa thuận với nhau vì những âm mưu kìm hãm lẫn nhau và mỗi bên nhường nhịn thì bên kia thường lại đạt lợi thế. Cái quan trọng nhất là thiếu kiểu một 'trọng tài' cho giải quyết đòi hỏi mỗi bên, của chính quyền và phe nổi dậy, của một số nước...Trong khi đó có những nước chịu ảnh hưởng nhưng không dám lộ mặt 'yêu cầu' của mình (bởi sẽ bị lên án can thiệp).

Ngày 03/01/2013

LHQ ra báo cáo thống kê với con số: hơn 60.000 người đã chết trong 21 tháng xung đột ở Syria.

Bình luận:

Giải pháp vấn đề Syria:

Xung đột Syria do: 1/ vấn đề 'dân chủ'. 2/ 'tranh dành ảnh hưởng' của một số nước. 3/ Sự bất ổn của cơ chế dẫn tới sự tác động thay đổi chế độ từ thế lực bên ngoài.

Mục 1: Vấn đề 'dân chủ' thì Liên Hợp Quốc và nhiều nước đồng thuận sẽ tạo được sức ép nhằm thỏa mãn đúng quyền lợi đa số người dân Syria (khi chính quyền không đáp ứng cuộc sống và cách điều hành của phần đa người dân).

Mục 2: Vấn đề 'tranh dành ảnh hưởng của một số nước' nhằm tạo chính quyền thuận lợi với chính sách của nước mình. Chủ yếu giữa Mỹ và phương tây với Nga, Trung Quốc, Iran...

Khi chính quyền cũ không đáp ứng cuộc sống người dân thì cần phải theo nguyện vọng người dân để lập ra chính quyền mới. Nhưng chưa thống kê được những 'tiêu chí' chưa thỏa mãn mà chỉ có tiêu chí rõ nhất là tổng thống Bashar Al Assad nắm quyền chưa đúng nguyện vọng bầu cử.

'Dân chủ' tốt sẽ đảm bảo không nước nào can thiệp được bởi chính quyền không đảm bảo quyền lợi người dân, thiếu tự chủ sẽ bị người dân đòi hỏi thay thế.

Vậy, Liên Hợp Quốc phối hợp các nước đảm bảo cam kết 'dân chủ' tốt ở Syria thì các nước Trung Đông không bị tranh dành ảnh hưởng.

Muốn vậy những nước tranh dành ảnh hưởng (đã chỉ ra ở trên) phải có cam kết tốt về 'thương mại' và cam kết chính sách đối ngoại đúng với Syria theo tiêu chí Liên Hợp Quốc vạch ra (và có thể nhiều nước Trung Đông khác).

Mục 3: Sự bất ổn của cơ chế dẫn tới sự tác động thay đổi chế độ từ thế lực bên ngoài. Mục 3 dẫn tới chia rẽ nhiều nước kiểu vấn đề Syria (những nước sợ lợi dụng lật đổ, những nước ủng hộ dân chủ, những nước thơ ơ cuộc chiến bởi kiểu ủng hộ thiết lập dân chủ nhưng không thích lợi dụng can thiệp...).

Giải pháp tốt để một nước bất kỳ tránh bị 'can thiệp' kiểu đó là:

- Liên Hợp Quốc và các nước phối hợp xây dựng (giữ) nền dân chủ kiểu ở Syria như đã nêu ở mục 1 và mục 2.

- Liên Hợp Quốc cơ chế sức ép, cấm vận 'điều kiện' với một nước như Syria để chính quyền phải đáp ứng đúng 'dân chủ' và quyền lợi người dân.

- Cơ chế Liên Hợp Quốc tốt để một nước bất kỳ có chính sách đúng đắn, hòa bình phát triển và nước đó có đấu tranh xây dựng cho tiến bộ Thế giới (phòng từ trước).

Tránh một nước rơi vào tình trạng như Syria bị leo thang đối đầu với Israel, Mỹ và bị cô lập trở thành đồng minh với Iran...Nguyên do một phần Liên Hợp Quốc chưa có cơ chế đối ngoại tốt cho mọi nước, do vấn đề Trung Đông có những vướng mắc mà cộng đồng không chung giải pháp tháo gỡ (đạo Hồi bị lợi dụng sai, sắc tộc, ...), do 'thương mại Thế giới và quyền lợi người dân chưa đảm bảo nên các nước Trung Đông bị các nước lớn tranh dành ảnh hưởng...

- Liên Hợp Quốc phối hợp với tất cả các nước đưa ra tiêu chí về dân chủ đảm bảo quyền lợi người dân và hòa bình phát triển Thế giới để khuyến khích mọi nước phấn đấu, tạo sự đồng thuận.

- Liên Hợp Quốc đổi mới cơ chế để cân bằng 'các nước lớn - các khu vực' trong tổ chức của mình (chẳng hạn Hội đồng bảo an).

Liên Hợp Quốc đưa ra giải pháp cho tình hình Syria hiện nay là:

1/ Liên hợp Quốc phấn đấu các tiêu chí ở 3 mục nêu trên, để ổn định lại Syria và tránh lặp lại một nước khác bị như thế.

2/ Tổng thống Bashar Al Assad thôi giữ chính quyền và Liên Hợp Quốc tổ chức thành lập chính quyền mới một cách 'dân chủ'.

3/ Những nước Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc cam kết với Liên Hợp Quốc và mọi nước về thực hiện 2 tiêu chí là 'thương mại' tốt ở Trung Đông (hoặc nếu khó thì chỉ với Syria) và cam kết chính sách đối ngoại đúng (nếu khó cả Trung Đông thì với chính quyền mới lập ra ở Syria). Những nước đó phải cam kết như thế với mọi nước khi bị bất ổn (có thể mở thêm một số nước Trung Đông hoặc những nơi khác cam kết chính sách).

(nhật ký ngày 3/01/2013 làm cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP - Lê Thanh Đức tel 0912389983)

Ngày 02/01/2013

- Một số nước có thể phấn đấu cật lực nhưng vẫn khó theo kịp Thế giới, khó thoát khỏi nước nghèo. Nguồn lợi Biển Đông sẽ là 'lợi thế' rất lớn để phát triển, bởi vậy các nước phải dùng hết sức để dành quyền lợi của mình một cách công bằng.

Trung Đông một số nước không phải chính sách mạnh mẽ về phát triển khoa học kỹ thuật nhưng vẫn giàu nhờ 'dầu lửa' thì một số nước Đông Nam Á cũng có thể sẽ có huých phát triển Biển Đông bằng 1/3 đó, như một gia đình có nhà mặt phố có 2 người đi làm nhưng có thêm thu nhập cho thuê nhà bằng 2 lần lương cao (thu nhập Biển Đông của một Quốc gia như gia đình có nhà cho thuê).

Ngày 01/01/2013

- Chiến lược Biển Đông của các nước khu vực là đừng sợ phải 'dài hơi'.