Chiến lược giải cứu EU và Anh

Chiến lược giải cứu EU và nước Anh.

Nước Anh rời EU:

1/ Thực lực nước Anh là mạnh, nên những nước lớn trên thế giới sẽ có thêm một nước Anh ‘tự do’ ngang hàng, Mỹ có thêm một đồng minh chặt chẽ như Nhật Bản. Nga và Trung Quốc nên lo kiểu ‘đếm số lượng’ xuất hiện một nước lớn ‘ngang hàng’ ganh đua, khác với Nga và Trung Quốc chỉ phải ganh đua với EU.

2/ Thật sự mà nói một EU lớn mạnh hướng tiến bộ sẽ tốt hơn cho thế giới, cho xu thế văn minh.

Trung Quốc và Nga dù sao cũng phải nằm trong quy trình hướng văn minh, nên một EU đạt văn minh sẽ dễ ‘chơi’ hơn trong tương lai. Hiểu nôm na là: ‘mình sống với anh bạn văn minh thì dù sao cũng sẽ tốt cho lâu dài, mình còn hục hặc với anh bạn văn minh vì mình có những gò bó kiểu phát triển tranh dành chưa theo chuẩn mực văn minh’.

Thế còn hiện tại? Bình luận: Các nhà lãnh đạo Nga mừng khi EU suy yếu (nước Anh rời EU) bởi sẽ giảm áp lực cấm vận, giảm sức mạnh Nato…Nhưng thực sự trong tương lai châu Âu luôn cần một nước Nga dân chủ và văn minh, khi đó châu Âu có một hành lang an ninh ổn định và liên kết được thị trường tốt (hãy chú ý - mời xem bài phân tích:EU https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/eu ) . Châu Âu và Nga sao hiện nay quan hệ xấu? trả lời đó là vì các vấn đề chính: Nga sát nhập Crimea; tiến trình chuyển đổi dân chủ ở những nước ven Nga bị diễn ra không suôn sẻ (bị những nước lớn can thiệp; kiểu Nga thích nước yếu kề bên phụ thuộc – đạt ‘dân chủ- tiến bộ’ sẽ ngóc dậy sòng phẳng…). Tương tự, Trung Quốc sợ áp lực của EU vấn đề Biển Đông…

Ngoài những tham vọng tranh dành sai (chủ yếu đã nêu) thì Nga và Trung Quốc dù sao cũng phải gắng đạt xu thế tiến bộ - văn minh, muốn đạt xu thế đó thì có một EU tiến bộ và văn minh luôn tốt.

Nga và Trung Quốc có sợ EU lớn mạnh và dân chủ? Cái phần sợ này là do, bởi Nga và Trung Quốc đang trên đường phải ‘đổi mới’ trong nội tại thể chế (có nhiều bất cập) nên một EU quá tiến bộ và văn minh sẽ cũng tạo sức ép mạnh lên các chính phủ.

Bàn về nước Anh, những đặc điểm:

1/ Về địa lý là đảo, không gắn với đất liền.

2/ Lịch sử và vị thế trước đây chi phối được nhiều với thế giới.

3/ Cửa ngõ châu Âu, tiếng Anh phổ biến khắp thế giới…

EU là đại diện cho cả phương Tây, một phương Tây xu thế hội nhập hết thành một khối mà không có một quốc gia mạnh ‘đại diện’ đứng riêng thì cũng sẽ vấn ‘thiêu thiếu cái gì đó’ của mọi mỗi quan hệ, động lực chung thúc đẩy thế giới tiến bộ văn minh (chính sách, đại diện, cân bằng, công bằng, tự lập, hòa đồng…).

Nước Anh rời EU thì vấn đề chính là thị trường lớn bị tách ra, phức tạp hơn các mối quan hệ (thỏa thuận…), vượt qua được vấn đề này thì phương Tây vẫn tốt hơn được (cụm từ ‘phương Tây’ vẫn lớn hơn ‘châu Âu’).

Vậy chiến lược nào cho châu Âu hiện nay? Trả lời:

1/ Vẫn đoàn kết với nước Anh (hãy bỏ qua vấn đề ‘thắng thua’ của chính trị, mà hãy tìm lối của hiệu quả).

Hãy khôn ngoan và cao thượng mới là thắng lớn của phương Tây, chứ bây giờ không phải là để đổ lỗi, là chứng tỏ phe đúng- phe sai, là không phải chứng tỏ phe mạnh lên- phe sẽ yếu đi…Các nhà lãnh đạo châu Âu dù tức bầm ruột những lãnh đạo ‘vận động Anh rời EU’ thì cũng nên vì lợi ích chung mà tạo chiến lược mới. Hãy cho ông Nigel Farage, ông Boris Johnson… thắng nước cờ, nhưng EU cao tay hơn hãy cho các ông ấy trong ván cờ lớn của phương Tây mà cho những người thắng chỉ là nước đi; không phải Anh rời EU là ván đấu và phải chấp nhận đó là nước đi – không đối địch kiểu loại bỏ các ông ấy.

ông Nigel Farage, ông Boris Johnson…vì lợi ích người dân phải chấp nhận vào ván cờ chung của phương Tây – hai ông hãy cười vì nước cờ đã đi chứ không phải vì ván cờ; ván cờ ‘cấm cười’ do quá phức tạp, gánh vác nặng quá không cười được (trình bày dưới).

2/ ‘Thí điểm’ – tự xem chiến lược của một châu Âu thống nhất, đồng hành cùng một nước Anh.

Vì sao Anh được ưu tiên như vậy? trả lời, vì:

- Lịch sử nước Anh có những ‘tích tụ’ lớn với thế giới.

- Địa lý nước Anh.

- Châu Âu là EU thì cũng nên đồng hành với một nước lớn hội đủ các yếu tố của mức ‘cường quốc’ như nước Anh (ngôn ngữ, trình độ phát triển, tích lũy, địa chính trị lợi thế…).

Một phương Tây quá đồng nhất là cũng đang quá thúc đẩy ‘bước nhảy’ khi chưa đủ tích lũy (bao gồm nội tại, bao gồm liên quan thế giới…).

3/ Châu Âu ‘đổi mới’ cực mạnh, thúc đẩy tiến bộ để vượt qua những ‘kìm hãm’, những nội tại cản trở cộng đồng chung EU…để mọi thành viên đều thấy lợi ích to lớn trong đó.

Châu Âu làm rõ được 2 vấn đề: 1/ ‘mọi nước gắn kết chung trong EU sẽ tốt hơn’; 2/ Chỉ nước Anh mới đủ ‘tích lũy’ được ở ngoài mà lại cùng nhau gắn kết được tốt với những thỏa thuận riêng (Pháp hay Đức vì sao cũng nước lớn trong EU mà không được? vì nước Anh là đảo quốc, không như Đức gắn chặt biên giới; và vì EU cần một nước lớn đứng riêng ra cho thỏa mãn ‘chiến lược’ phát triển của phức tạp nhiều vấn đề cần giải quyết trên con đường ‘tiến bộ’.

Vậy, châu Âu và nước Anh chiến lược đúng đắn bây giờ là phải: 1/ ‘đổi mới EU’ (sửa những trì trệ), thể hiện rõ lợi ích chung (để không chia rẽ) ; 2/ Ưu tiên ‘thỏa thuận’ tốt giữa Anh và EU để bổ sung, tương trợ nhau phát triển tốt; 3/ Châu Âu phấn đấu: ‘cả lục địa già thống nhất một khối EU, cùng một nước Anh hùng mạnh liền kề, tương trợ nhau’ (chúng ta phân tích được cách tồn tại thế vẫn tạo động lực mạnh của sự phát triển). Làm rõ, cách gắn kết được mà mọi nước thành viên sẽ lớn mạnh hơn ở trong, tách ra sẽ yếu (do chính sách…), mà nước Anh là điều kiện khác (chứ không phải thấy nước Anh sau này tách ra mạnh mà học theo; bởi nước Anh mạnh: có lợi thế riêng, được chính sách riêng và được EU áp dụng chiến lược ‘một EU – một nước Anh đồng hành’.

Hãy chú ý: chiến lược ‘một EU – một nước Anh đồng hành’ mới tạo nước Anh hùng cường và EU thịnh vượng (tương trợ nhau cùng được – có tương trợ mới cùng có), khác với những nước khác mà đòi tách ra sẽ không được EU áp dụng chính sách đó và nước đó sẽ bị tụt hậu.

Những nước sau này đòi tách ra không được EU áp dụng kiểu chiến lược ‘một EU – một nước Anh đồng hành’ bởi vì EU chỉ tạo được riêng một nước Anh như thế mới hiệu quả (hai nước trở lên thì không hiều quả; nước Anh mới hội tụ đủ điều kiện cho phép thế…).

Những sai lầm nào của EU dễ gặp phải hiện nay:

1/ Muốn nước Anh kém đi, để chứng tỏ ra khỏi EU sẽ ‘kém’ mà ‘dọa’ (ngăn) mọi nước khác.

Chiến lược này sẽ khó kiểm soát, nguy cơ cả châu Âu sẽ bị mức chững lại.

2/ Không phổ biến thực hiện tốt chiến lược ‘một EU – một nước Anh đồng hành’.

Chiến lược này chỉ thành công khi:

- Nội tại EU đổi mới, luôn đổi mới;

- EU và nước Anh tìm được tiếng nói chung đồng hành (khác với mỗi bên tự chứng tỏ mình- kiểu ‘EU thì tự tỏ không cần nước Anh và nước Anh rời bị kém; còn nước Anh thì tỏ không trong EU sẽ hơn);

- Không áp dụng chiến lược này cho thành viên khác muốn tách ra.

(Lê Thanh Đức – ngày 26/062016 làm cho Chươg trình UNDP)