Diễn biến toàn cảnh bức tranh Thế giới nếu bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ngày 25/4/2013

Diễn biến toàn cảnh bức tranh Thế giới nếu bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.

- Bắc Triều Tiên đòi được công nhận là một nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân?

1/ Khu vực các nước Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là nơi có nguy cơ cao nhất về xẩy ra chiến tranh hạt nhân do tính đối chọi của tranh dành các nước.

Bắc Triều tiên có cơ chế theo kiểu 'độc tài cá nhân' nên 'hạt nhân' phụ thuộc ý chí của cá nhân mà không có sự kiểm soát của 'đại diện nhân dân'.

Pakistan là nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không bị đặt trong khu vực tranh dành và lợi dụng để kìm hãm nhau ở mức cao của các nước lớn như ở xung quanh bán đảo Triều Tiên. Chế độ Pakistan dù sao vẫn có cơ chế hoạt động tốt. Pakistan chỉ xung đột kiểu biên giới với Ấn Độ chứ không có xung đột kiểu thể chế, tranh dành ảnh hưởng các nước lớn như ở bán đảo Triều Tiên.

2/ Sự thất bại của Trung Quốc khi bắc Triều Tiên thử hạt nhân? Lý do:

Bắc Triều Tiên phát triển hạt nhân đe dọa tấn công nước Mỹ, nước Mỹ tất nhiên phải đáp lại bằng phòng thủ hạt nhân. Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay tới Mỹ thì Mỹ cũng sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đáp lại. Nhưng cái 'logic' chính ở đây là 'khi Mỹ phóng tên lửa để đáp lại thì Trung Quốc không thể xác định ngay được là tấn công bắc Triều Tiên bởi Trung Quốc và bắc Triều Tiên kề nhau, dẫn tới Trung Quốc sẽ do dự hoặc hiểu lầm đáp trả.

Mỹ tránh lặp sự hiểu lầm đó của Trung Quốc thì phải mang vũ khí 'tấn công hạt nhân và phòng thủ' tới sát bán đảo Triều Tiên. 'Hạt nhân Mỹ' sát với Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ là nước bị mất an ninh nhất Thế giới nếu bắc Triều Tiên phát triển được 'vũ khí hạt nhân'.

3/ Trung Quốc mất đi vị thế nước lớn với mong muốn trở thành siêu cường, bởi những tích lũy về 'sức mạnh' bị giảm ý nghĩa do 'nguy cơ hạt nhân'.

Mỹ do địa chính trị ở xa nên ít nguy cơ hơn và dễ phòng thủ hơn.

4/ Khả năng xuất hiện những nước chạy đua để 'sở hữu vũ khí hạt nhân' như Iran...hoặc những nước như Venezuela sẽ phát triển vũ khí 'hạt nhân' nếu xu thế về sau có những diễn biến khó lường.

Từ đó sẽ kéo theo một số nước nhỏ xung quanh bị leo thang chạy đua hoặc bị những nước lớn o ép tạo thành 'vùng đệm' đối chọi làm bia đỡ đạn (kiểu bắc Triều Tiên một thời bị Trung Quốc áp dụng chiến lược là vùng đệm để ngăn chặn Mỹ và kìm hãm Nhật Bản, nam Triều Tiên).

Diễn biến khó lường của 'tương lai' trong bối cảnh những tác động đó sẽ dễ o ép 'hư hỏng' tạo ra nhiều nước phải 'cố thủ bằng hạt nhân'.

Khả năng xuất hiện nhiều vùng trên Thế giới sẽ nguy cơ chiến tranh 'hạt nhân'. Thế giới sẽ bị đẩy cao trào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Chủ nghĩa khủng bố sẽ dễ tiếp cận hơn tới các vũ khí hạt nhân hoặc dễ tấn công phá hoại hơn các nơi cất giữ 'hạt nhân'. Nhiều nước sở hữu hạt nhân với sự đối chọi khốc liệt không loại trừ khả năng từng phần 'khoa học hạt nhân' bị kiểu vô tình tạo hở ra cho quân 'khủng bố'.

5/ EU, Mỹ...các nước phương Tây sẽ tạo liên minh bền chắc hơn để giảm thiểu nguy cơ hơn những nước khác. Xuất hiện nhiều 'mảng' liên kết các nước để trở thành chiến lược kiểu các 'đàn sói' (đàn sư tử, đàn hải cẩu...) tranh nhau tồn tại săn mồi. Lúc đó Thế giới bị chia rẽ cực lớn, các mối quan hệ 'tiến bộ' của nhân loài dày công xây dựng bị phá hỏng, 'lợi thế' của các nước nhỏ manh múm đang có bị chèn ép, thương mại Thế giới bị méo mó do các 'mảng' mà các nước nhỏ bị o ép do bị phụ thuộc (ở trong hoặc ở ngoài mà trong mảng khác)...

Nhìn nhận đối kháng sẽ nguy hiểm hơn thời chiến tranh lạnh Liên Xô và Mỹ.

6/ Những nước nhỏ dễ bị tổn hại nhất do 'công nghệ' tấn công và phòng thủ bị lẽo đẽo theo sau và bị nước lớn (mảng lớn) chiến lược dắt mũi.

Mỹ có thể bị tấn công hạt nhân ở một bang nào đó, nhưng do cách đối chọi 'hạt nhân' và thiếu sự giám sát của nhân loài tiến bộ, do 'logic' của phòng thủ, do trước khi tới mức bị tấn công thì đã xẩy ra 'căng thẳng' cực lớn với những nước nào đó....mà Mỹ sẽ tấn công đáp trả trong 'cơn giận ngu dốt' mà sẽ làm xóa bỏ thể chế những 'hàng đầu' về đối chọi như kiểu Iran, bắc Triều Tiên...

Cuộc chiến 'hạt nhân' xẩy ra thì những nước nhỏ luôn bị thất thủ trước tiên.

Một nước yếu về công nghệ 'tấn công - phòng thủ' lúc đó sẽ tăng cường kho 'hạt nhân' nhiều lên về số lượng dẫn tới trở thành nguy cơ tự bị hủy diệt do kho tự bốc cháy khi sai sót vận hành, do thiên tai hoặc bị tấn công...

7/ Hình thành nhiều nước nhỏ 'chính sách' chỉ là chỗ dựa, không có tự lập tự chủ, không đủ cơ chế của nhà nước và Liên Hợp Quốc... để tồn tại xứng đáng là 'đất nước'.

Dân chủ và quyền con người bị đánh mất, văn hóa bị đẩy lùi...

Những 'hình thành' nhóm, mối liên hệ con người bị phá vỡ bởi mỗi liên hệ tập hợp mức độ cao ở các nhà nước bị khủng hoảng nghiêm trọng do bị mất tin tưởng lẫn nhau giữa các nước. Niềm tin cái tốt đẹp bị đánh mất, dẫn tới 'đạo đức' con người bị phá hỏng, xã hội loài người sống trong 'vật chất' mà bị 'kìm hãm'.

8/ Phức tạp của nhiều tác động trên Thế giới về thiên tai, kinh tế, khủng bố, thúc đẩy vận động, va chạm cơ cấu sản xuất, đòi hỏi con người, chênh nhau cơ chế - thể chế...mà làm cho các trận địa leo thang dây chuyền 'vũ khí hạt nhân' ở nhiều khu vực trên Thế giới không bao giờ kiểm soát nổi.

9/ Vũ khí 'hạt nhân' hiện nay chủ yếu các nước lớn 'đối trọng' với nhau như Nga, Mỹ, Trung Quốc...hoặc Ấn Độ với Trung Quốc.

Những nước lớn có xu thế 'lợi dụng tích lũy' để tranh dành ảnh hưởng mọi nơi theo kiểu 'bảo trợ' mà dành lợi ích là chính.

Bức tranh đó có thể khác, những nhiều điểm của quá trình ở trên với mức độ xuất hiện khác nhau thì chắc chắn có.