Tương lai EU (thời hậu Brexit)

(Lê Thanh Đức; ngày 7/8/2016 làm chương trình UNDP -mời các bạn xem)

'Tương lai EU' thời hậu Brexit:

1. Chủng tộc:

Không khuyến khích người châu Âu lấy (kết hôn) với người ở các châu khác, trong chính châu Âu cũng giữ đúng sự phát triển con người theo từng đất nước, từng dân tộc.

Nếu trong châu Âu mà xóa mờ ranh giới lập gia đình (tức quá trình tự do mà đẩy mạnh kết hôn) thì vài trăm năm sau cả châu Âu sẽ gần đồng hóa về một chủng tộc, khi đó chính là một sự thụt lùi về phát triển con người.

Một người ở sắc tộc nào phải tự hào về 'chủng tộc' của mình, con người nước mình.

Sự phân biệt chủng tộc chỉ thể hiện khi thiếu tôn trọng nhau, không thực thi được công bằng, thiếu tương trợ con đường phát triển...Anh A sẽ thường 'coi thường' anh B kém hơn, nhưng anh A có thể hơn anh B mà vẫn không coi thường anh B khi anh A thấy người khác kém sẵn sàng giúp đỡ vươn lên và xã hội tạo động

lực chung cùng vươn lên...Muốn đạt vậy thì anh A cũng phải đã tìm được lối phát triển của mình rất tiến bộ (cách thi thố, tính cách, có môi trường sống tiến bộ...) và anh B bây giờ tuy kém nhưng không tự ti mà vì kém mà có lối phấn đấu lên, để quá trình phấn đấu tự đạt hạnh phúc.

Như thế nào là anh B đang kém có 'lối lên'? trả lời: đó là anh A da trắng mà đang làm chủ khoa học kỹ thuật, còn anh B da màu đang phải lao động bằng chân tay nhiều thì cái khoảng phấn đấu hơn nữa của anh A đang bị hẹp dần vì đã làm chủ khoa học kỹ thuật rồi thì bây giờ muốn vươn lên ngưỡng nữa là rất khó (của

sáng tạo, sắp xếp 'phương thức' sản xuất...), còn anh B từ lao động chân tay muốn lên làm chủ khoa học kỹ thuật thì 'có lối' theo dễ phấn đấu (nhờ giáo dục, phấn đấu cá nhân, cách tổ chức...).

Quá trình lao động làm chủ cuộc sống sẽ tự hoàn thiện phát triển con người, chúng ta thấy người da đen tuy đang kém nhưng có 'cái quá trình' để phấn đấu là nhiều; còn người da trắng tuy đã đạt trên những để mở ra quá trình mới ở những cái gì sẽ khó hơn (ở 'tích tụ’ bước nhảy tiếp theo).

Kiểu phụ nữ đạo Hồi trùm mặt ở Pháp? Sẽ bị hạn chế do đặc thù công việc kiểu sẽ khó làm việc (‘xin việc’), bởi giao tiếp cần nhiều ở thể hiện (nét mặt), bởi Pari là nơi kiểu trung tâm mà sẽ có hiện

diện chứ vùng khác (ở quê) ít phù hợp kiểu hoạt động cùng và số lượng kiểu đó cũng chiếm phần nhỏ trong Pari (do ở Pari ít hợp cho ‘hoạt động kiểu đó phát triển; ít hợp kiểu du lịch ‘thư giãn- tìm hiểu’ của ‘phụ nữ đạo Hồi che mặt’….).

'Hãy tạo tự tin phát triển và hãy tạo sự dìu dắt cho mọi sắc tộc với nhau' mới là không phân biệt chủng tộc; hãy 'tự hào bảo tồn sắc tộc mình, không bị xóa mờ' mới là tiến bộ, chứ không kiểu cho rằng không phân biệt chủng tộc mà để bị đồng hóa lẫn nhau, dẫn tới thiếu đi sự đặc sắc và phong phú của quá trình phát triển.

Cả thế giới nên vậy, chứ không chỉ châu Âu.

Những phương pháp để tạo đặc sắc các chủng tộc (sắc tộc), rõ nét con người từng nước là:

1.1/ Chăm sóc y tế nước bản địa cho người dân nước đó, cho con cái...để khuyến khích kết hôn người cùng một nước. Tạo ưu tiên vợ chồng cùng một nước; cách việc làm mà ở tạm, chứ định cư tuổi trẻ ở nước mình (đi làm ở nước khác kiếm tiền về giúp gia đình) và tuổi già quay về...chính sách nhập quốc tịch cho phù

hợp....

1.2 / Những nơi là thành phố lớn mang tính đại diện cho các vùng của châu Âu (như Pari, ...Rom...) thì mang tính quốc tế là chính, tức chứa trong đó các mối giao dịch, giới thiệu, đại diện, giao thoa...(thành nơi qua lại mà ít phù hợp là nơi định cư...).

1.3/ Chỉ khuyến khích thị trường lao động tự do ở các trung tâm, vùng quê thì không khuyến khích...

1.4/ Có cộng đồng dân tộc mình để hướng lối sống, tham gia khi sang lao động ở nước khác...

1.5/ Không phân biệt đối xử kiểu 'xếp hàng', không phân biệt công việc, bảo vệ quyền lợi....

còn nhiều điểm nữa (trình bày sau)

Các nước, các dân tộc tranh phát triển do: phát triển lao động, phong phú lối sống theo địa lý mình...

2/ Tạo biên giới các nước (trong châu Âu) một cách phù hợp trong cái tự do của cả EU:

(nhiều nước lo sợ bị xóa nhòa ranh giới các quốc gia trong EU)

2.1 - Chính sách 'sắc tộc' như nêu trên.

2.2- Phát huy lợi thế vùng.Chú trọng vùng vài nước...

2.3 - Bảo tồn văn hóa từng nước và quá trình lao động phù hợp địa chính trị nơi đó.

2.4 - Cạnh tranh cách quán lý, tổ chức, hình thành...của từng nhà nước trong quá trình phát triển xã hội - con người từng nước.

Kiểu sáng tạo cách 'giáo dục', cách hưởng phúc lợi xã hội, chú trọng kiểu phương thức lao động và đầu tư...

2.5 - Từng nước riêng có mối quan hệ 'song phương' tốt với các nước trên thế giới...

2.6 - Có lợi thế riêng của phát triển kinh tế từng vùng - từng nước thì từng nước cũng tạo lợi thế riêng về các lĩnh vực phát triển xã hội; chẳng hạn: nước A thế mạnh 'giáo dục'; nước B bóng đá; nước C cách chăm sóc y tế...

Tạo được thương hiệu những hàng hóa nổi tiếng đất nước (rượu nho; hoa tuy líp...).

2.7 Tạo được lối sống của người dân phong phú và đặc sắc theo kiểu phát triển con người qua lao động mà mỗi nước có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau sẽ thực thi cho tiến bộ sẽ tạo khác...(nước A những gì áp dụng rô bốt, nước B cơ cấu rượu vang nhiều, nước C thế mạnh du lịch đứng đầu thế giới, nước H nhiều thợ kiểu đồng hồ, nước M có những thành phố lớn làm đại diện trung tâm cho cả châu Âu - cho thế giới...).

Lới sống, phương thức lao động...sẽ tạo nên đặc sắc còn người từng nước.

...còn nhiều điểm nữa sẽ trình bày sau...

3/ Vẫn đề di cư:

3.1 Thống nhất chính sách nhân đạo và mức 'thị trường lao động' chấp nhận được của toàn EU.

3.2 Tạo vòng ngoài, để duy trì 'tự do' phía trong.

3.3 - Chính sách cho người di cư ở lâu dài và ngắn hạn, cách tiếp nhận lao động như thế nào theo thời gian...

3.4 - Chỉ ưu tiên những người di cư do 'chiến tranh'.

3.5 Tạo trại tị nạn vòng ngoài (cho những mục trên).

3.6 - Phấn đấu để khu vực Trung Đông ổn định, đạo Hồi hướng đúng (đạt tiến bộ)

- (điểm này quan trọng). Vấn đề này dài, phức tạp... mình sẽ làm được giải pháp và gửi sau.

...còn một số điểm nữa trình bày sau..

4/ Kinh tế:

4.1 EU tạo được thị trường rộng lớn và đặc sắc – phong phú sự phát triển (mà chứa trong đó “tự do di chuyển của người, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước nội khối") thì sẽ là nơi mà phần còn lại của thế giới đều mong muốn được hợp tác.

4.2 Trong EU có cơ chế tốt với nhau thị đã tạo được như một thế giới thu nhỏ mà chứa trong đó sự tương trợ, tính toán cùng nhau phát huy ‘lợi thế’…theo sự hợp tác tiến bộ. Trong EU thì thực thi được sự hợp tác ‘tiến bộ’, còn ở thế giới lớn hơn sẽ khó do sự bất ổn, cơ chế, chênh nhau sự phát triển…Tức là, nước A và nước B trong EU mà mỗi nước có ‘lợi thế’ địa lý vùng khác biệt sẽ được EU tạo cơ chế phát huy cho hiệu quả nhất mái nhà chung, chứ hai nước M và N ngoài EU thì mỗi nước chỉ dựa vào ‘lợi thế’ riêng mà trao đổi.

4.3 Ngoài mục (4.1 và 4.2) để tạo EU hiệu quả và là nơi trao đổi tốt với phần còn lại thế giới thì EU phải tạo là nơi phát triển của khoa học sáng tạo đi đầu trên thế giới. Khi đó, EU sẽ là nơi tiên phong của sự sáng tạo, sắp xếp phương thức sản xuất hiệu quả, phát minh sáng chế - sản xuất máy móc cho ‘phương thức sản xuất’ – phục vụ cuộc sống…Chẳng hạn như: thiết bị y tế, máy móc lắp láp nhà máy sản xuất hàng hóa, phương tiện đi lại, kiến thức giáo dục….

EU đạt vậy thì thành là nơi tiên phong của sự đổi mới, tiến bộ…phát triển mạnh sản xuất, mà đảm bảo ‘thu hút’ vốn. Đầu tư vào EU sẽ luôn đảm bảo tốt bởi nơi đó có động lực phát triển mạnh và đúng hướng, là nơi mở ra của ‘phương thức sản xuất’…

4.4– Kiểu đơn cử hàng hóa: ‘hoa quả A’ của EU sẽ có sự phong phú và đảm bảo trao đổi tốt với từng nước trên Thế giới (thời điểm ‘tháng’ trong năm một nước A trong EU nhiều hoa quả A sẽ cung cấp tốt cho nhiều nước; ngược lại tháng nào đó ở EU ít sẽ có hoa quả B – như quả xoài ở nước ngoài EU bù lại).

Thị trường lớn và cơ chế chung sẽ đảm bảo ‘quy mô’ sản xuất của EU và từng nước trên thế giới (khác với hai nước với nhau như Philipines sản xuất chuối xuất khẩu sang Trung Quốc có thể sẽ bị hàng hóa khác thay thế, hoặc bị ‘ép thị trường’…).


4.5 EU phải có cơ chế để động lực chung phát triển khoa học kỹ thuật trong mái nhà chung dù 'lợi thế vùng' khác nhau từng nước trong đó.

Khi nước Đức phát triển mạnh sản xuất ô tô thì cũng phù hợp được lợi thế ở các nước khác mà có nhà máy sản xuất lốp để cung cấp có thể ở Ba Lan....Có như thế mới cân đối được sự phát triển chung, mới phù hợp tạo lợi ích và hiệu quả nhất.

Có thể một nước C trong EU khoa học kỹ thuật hơi kém (vì quá khó 'cân đối' trong EU) nhưng cái vùng vài nước xung quanh nước C (những nước này đều trong EU) thì phải có cân đối được phát triển khoa học kỹ thuật theo kịp kiểu 'lốp xe'. Như thế mới cân đối được sự tồn tại và phát triển mạnh cho EU (mới chính sách thịnh vượng chung, mới 'tự do' được, mới có động lực mạnh...).

Một EU phải tạo được các nhà máy sản xuất hàng hóa (chứa phong phú, sáng tạo...phục vụ cuộc sống) cung cấp cho thế giới thì các hàng hóa đó phải đủ thứ và mỗi nhà máy có trụ sở chung ở những nước tiên phong thì phải có những nhà máy vệ tinh 'sản xuất các bộ phận' ở các nước thành viên...

4.5 EU phải tự tạo được thị trường tài chính vững mạnh (thị trường vốn - tiền tệ) - đó là lợi thế tự hưởng của thành viên và chia sẻ chung.

... còn nhiều điểm nữa (trình bày sau)...


5/ quân sự:

5.1 Tạo khối chung để 'tiết kiệm' và tương trợ hiệu quả.

5.2 Có chiến lược riêng của các vấn đề như các nước 'vùng biên' của EU với Nga, Trung Đông, đạo Hồi hướng tiến bộ, khủng bố, châu Phi, Biển Đông, bất ổn các nước -các khu vực, tiến trình dân chủ...

5.3 Ngăn ngừa thế giới chạy đua vũ trang..

5.4 Chính sách khinh tế - xã hội lớn mạnh của khối EU giúp đảm bảo an ninh cho thế giới như thế nào...

....

Phân tích từng mục:

Mục 5.1:

- Phân tích được bản chất của các vấn đề như nước Nga, đạo Hồi, chủ nghĩa khủng bố, kiểu vấn đề Biển Đông...để đề ra được chiến lược đúng đắn, nhằm ngăn chặn và giảm dần hướng xấu (mình trình bày sau).

- Áp dụng được khối kinh tế - xã hội lớn mạnh, tiến bộ của EU để ràng buộc các mối quan hệ từng nước (trên thế giới) theo cùng hướng tiến bộ (Nga có phần sợ cấm vận)...

- Có hướng phát triển tiến bộ của kinh tế - xã hội để động lực chung cho thế giới phát triển hướng đó mà giảm dần chệch hướng xấu các nơi (nghèo đói, tham nhũng, thực thi luật pháp quốc tế kém...mà tạo bất ổn, chiến tranh).

- Có sự biến thiên hiệu quả của quy mô quân sự theo thời thế...

- Thu hút nhân dân thế giới phấn đấu cùng phương thức sản xuất tiên tiến, cơ cấu xã hội hiệu quả...

- Một nước D nhỏ bé, yên bình trong EU mà do vị trí không bị đe dọa về an ninh nhưng vẫn góp sức chung cho EU là vì chia sẻ lợi ích chung mái nhà EU và chia sẻ cho nhân dân thế giới, là tương lai chung khi thế giới hòa bình.

- Dùng phát triển kinh tế xã hội một cách tiến bộ, hiệu quả để bẻ gãy những 'phát triển' quy mô quân sự gây lợi thế, ngăn chặn được nhân dân các nước bị lái đối đầu nhau (do nhân dân bị lái chệch hướng phát triển 'tiến bộ).

- Giúp xu thế vận động phù hợp với thời thế.

Kiểu 'dân chủ' tích đủ qua giáo dục, giao tiếp, cạnh tranh, hành chính công - cách phục vụ, quyền con người, cách sở hữu, tối ưu - giản đơn (tham nhũng hay lợi dụng làm phức tạp)....

Tránh khủng bố lợi dụng được nơi bất ổn.

Bước nhảy của các nơi mà chưa tích đủ sẽ tạo lộn xộn, bất ổn.

- Đề cao xu hướng tiến bộ, luật pháp quốc tế, thỏa thuận hợp tác chung, lợi ích chung cho nhân loài...(và mời tham khảo thêm Con đường hình thành 'đế chế' mới https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/dhe-che/con-duong-hinh-thanh-de-che-moi)

...còn nữa..

Mục 5.2:

- Kiểu châu Phi: Tiếng nói và hành động chung của EU và của kiểu riêng từng nước như nước Pháp (mời xem Chiến lược ở Mali https://sites.google.com/site/weblethanhduc/giai-phap-van-dhe-quoc-te/phap/chien-luoc-o-mali ).

Cùng cộng đồng thế giới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho châu Phi, tạo thuận lợi những nước...không để leo thang khu vực lớn...

Giúp những nước vị trí chiến lược tạo lôi kéo hướng tốt, tạo thế...

- vấn đề nước Nga (quan trọng với EU) mình trình bày riêng ở một mục phần dưới.

- Vấn đề đạo Hồi hướng tiến bộ, Trung Đông, khủng bố ....(dài, rất phức tạp...mình trình bày riêng - ở bài viết sau).

- Kiểu vấn đề Biển Đông:

EU đề cao thực thi luật pháp quốc tế.

Đề cao lợi ích chung cho nhân loài, thuận lợi phát triển chung cho nhân dân thế giới; ngăn chặn tranh dành riêng mà gây khó cho động lực phát triển chung (kiểu cái ngã đường của thế giới tự do đi lại mà một nước tranh dành lấy phần nào đó rồi xây lô cốt ở giữa gây cản trở...).

Biển Đông để tự do đúng thì tạo thuận lợi, hiệu quả cho sự phát triển thế giới cực lớn; Biển Đông bị Trung Quốc dành lấy thì có thể tăng GDP cho Trung Quốc phần nào đó nhưng tổng thể chung làm GDP của thế giới giảm đi.

Tạo thị trường tự do cho Asean phát triển bền vững...

EU sẽ không tin tưởng Trung Quốc khi tham gia các vấn đề quốc tế nếu vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc thực thi sai công lý.

EU không mặc cả để phớt lờ vần đề Biển Đông mà để Trung Quốc ủng hộ mình trong các vấn đề khác. EU thực thi chính sách bình đẳng và công lý thực thi cho tất cả mọi nơi vì lợi ích chung nhân loài, vì sự bền vững của con đường văn minh chứ không 'tạo lộn xộn', mất kiểm soát xu hướng tiến bộ...(cả thế giới mà cùng hướng tiến bộ thì hiệu quả hơn là các nước chia phe nhau chèn ép....).

....còn nữa của mục này..

Mục 5.3 'Ngăn ngừa thế giới chạy đua vũ trang'..

- Phấn đấu các cơ chế nhà nước tốt trên thế giới, đạt phát triển con người, phương thức sản xuất...

- Đề cao các tiêu chí phát triển của văn minh (luật pháp, nhân quyền, quyền con người, công lý, dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, hợp tác chung...).

- Có chiến lược đúng đắn với các điểm nóng, vấn đề nóng...để giảm bùng phát.

- Tạo dân chủ và tiếp cận giáo dục tốt cho nhân dân toàn thế giới để làm chủ sự phát triển, tránh bị chính quyền đẩy đối đầu nhau sai.

- Đẩy mạnh sự hợp tác trong sản xuất để giảm bị những vị trí 'địa chính trị' khống chế...

- Lợi ích của tiếng nói chung cả cộng đồng quốc tế với các vấn đề...

- Tạo thị trường thế giới vận hành tốt để không bị tác động, khống chế, làm lệch...dẫn tới có nhiều nước bị chi phối, lệ thuộc...

- Chú trọng và đối sách tốt với các nước lớn về quân sự như Trung Quốc, Mỹ, Nga (3 nước quan trọng của leo thang quân sự).

- Cách tạo đối trọng với nước leo thang vũ khí để duy trì lợi thế (trình bày sau)...

- Chiến lược - chiến thuật đúng đắn thời thời kỳ và nơi. Kiểu khi dọa du kích (nhỏ về vũ khí) mà ngăn được đồ sộ vũ khí tấn công...

- Cộng đồng thế giới hoạt động tốt để không bị một nước tích tụ vũ khí lớn nhằm đe dọa các nước nhỏ để khuất phục (kiểu 'không đánh mà thắng').

- Tạo chạy đua phát triển xã hội - kinh tế để đánh bại chạy đua vũ trang.

Khi thị trường vận hành tốt, kinh tế - xã hội vận hành tốt, cạnh tranh đúng...thì một nước A mà đầu tư sai sẽ đánh mất lợi thế của mình, sẽ bị thụt lùi...Khi đầu tư đồ sộ cho quốc phòng mà không ép được nước nhỏ khác để tạo lợi thế, chi phối thị trường ...thì nền kinh tế nước đó bị thụt lùi (kiểu Trung Quốc chạy đua vũ trang mấy năm gần đây dẫn tới nền kinh tế kém phát triển đi)....

Nước nhỏ mà chiến thuật phòng thủ đúng sẽ ngăn được nước lớn dùng 'quốc phòng đồ sộ' ép (mời xem: CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG https://sites.google.com/site/weblethanhduc/bien-dhong-1).

- Phân tích được những chiến tranh chỉ vũ khí thông thường và những chiến tranh bị leo thang vũ khí hiện đại...Những đối đầu (bao gồm cả những nước) chỉ vũ khí thông thường và những vũ khí hiện đại.

chẳng hạn: xung đột ở châu Phi chỉ vũ khí thông thường là chủ yếu; ở Trung Đông mức độ? Nga vì sao? (trình bày riêng); Trung Quốc với Biển Đông, với Mỹ, vấn đề Đài Loan (trình bày riêng), phòng thủ của Trung Quốc và mở ra chi phối thế giới (trình bày riêng)?

để biết ngưỡng, biết mức, biết xuống thang, biết tạo đối trọng giảm ở những mặt khác, để chiến thuật 'khống chế' nguồn vốn dành cho chi tiêu quốc phòng (kiểu Liên Xô không kham nổi chạy đua vũ trang...),...

để biết mức đã chứa đủ của vũ khí mà trang bị nữa bằng thừa hoặc chiến thuật đúng khống chế được vũ khí. Chẳng hạn: Nếu xẩy ra chiến tranh đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì chủ yếu là nền kinh tế và sự bao vây sẽ quyết định ai thắng bằng trụ được, chứ đảo là dễ đánh nhưng khó giữ..(vậy nếu Trung Quốc trang bị 50 máy Su - 35 cho chiến tranh đảo cũng như 100 máy bay? nếu thắng một trận chiến không ý nghĩa gì) .Tàu chiến nhiều của Trung Quốc luôn thua kiểu 'tên lửa phong thủ bờ' của Việt Nam'.....

- Bộ ba Mỹ - Trung Quốc- Nga chi phối mạnh quá trình leo thang vũ khí (mình sẽ phân tích vì sao, những chỗ dựa gì, giải pháp 'điểm huyệt'...rất dài sẽ trình bày bài riêng).

.....còn nhiều vấn đề nữa... trình bày sau

6/ Chính sách với các khu vực, chính trị...

6.1 EU tiên phong trong sự đổi mới phát triển xã hội, đảm bảo các quyền phát triển con người...xây dựng tương lai chung xã hội loài người văn minh.

6.2 Tạo lợi thế chung, tương trợ chung phát triển, đảm bảo tốt của các cơ chế nhà nước, hiệu quả cao của sự vận động...mà giúp các nước thành viên đạt mức cao của sự tiến bộ. Từng nước thành viên có thể chênh nhau tốc độ phát triển, mỗi nước thành viện đều phải thấy được mình thua nước 'đầu tàu' nhưng tốc độ phát triển vẫn cao hơn khi đứng ngoài EU.

Nước Đức phát triển mạnh hơn nước Ba Lan nhưng nước Ba Lan phải thấy nước Đức phải chấp nhận 'động lực vận động cao hơn' (vất vả hơn) và nước Ba Lan phải thấy được mình tuy thua nước Đức nhưng tốc độ phát triển vẫn nhanh hơn khi ở ngoài EU (bao gồm cả sự phát triển mà chứa nhàn nhã hơn khi ở trong mái nhà: như được bảo đảm, chỉ dẫn của khám phá - sáng tạo...).

6.3 EU lớn mạnh mà tạo thúc đẩy tốt cho nhiều nước trên Thế giới khi cùng quan hệ phải gắng đảm bảo tốt các tiêu chí của sự phát triển...

6.4 Từng nước thành viên EU đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước trên thế giới để:

a/ Tăng kiểu 'hoa quả' (mục 4.4).

b/ Phát triển thêm "lợi thế'.

c/ Tạo tính linh hoạt.

e/ Tạo sự tương trợ, đổi mới dần ...

d/ tạo sự phong phú đặc sắc...

h/ Tăng sự bảo đảm của các vấn đề...

i/ Lôi kéo kiểu 'đông thêm' chỗ đi lại...

k/ Tạo nét 'đất nước'...

l/ tạo 'chuyên sâu' mỗi quan hệ...

nhiều vẫn đề nữa...(trình bày sau của mục 6.4).

6.5 Khám phá, bổ sung, tạo nhánh ra...

... còn nhiều điểm nữa (trình bày sau)...

6.6 Quan trọng:

- EU không bị bó buộc phải là tất cả các nước ở châu Âu mà có thể chỉ là số lượng nước nào đó...(nhưng phải phấn đấu là niềm tin cho khát vọng được cùng mái nhà).

- Một nước rút ra khỏi EU (như nước Anh) vẫn gia nhập lại, mà cơ chế tạo không thiệt hại lớn cho EU (nước ra tự chấp nhận biến động).

- Cơ chế hành chính chính của hoạt động chung là phải luôn phấn đấu 'tiết kiệm tối đa nhất', hiệu quả nhất...

- Cơ chế EU có thể 'biến thiên' những vấn đề nào đó tùy số lượng nước tham gia....

- Sẵn sàng và cơ chế tốt của sự 'vào - ra' (gia nhập - rút lui) .

- Tùy biến động thời thế mà tác động tới quy mô 'phải như thế' mà có nước thành viên 'vào - ra' ...được cho là phù hợp.

.....

6.7 Khi thế giới phồn vinh, đạt đều sự tiến bộ...thì chung một thế giới đại đồng, lúc đó có thể không cần một mãi nhà chung EU nữa (đã mở ra được cái tổng thể và cái riêng cho cả thế giới).

7/ Phân tích riêng vẫn đề nước Nga, Nga - EU (trong hiện tại, sau này, tương lai....).

Nga:

7.1 Đặc điểm nước Nga hiện tại là: cơ chế nhà nước và phương thức sản xuất chưa đạt trình độ cao như nhiều nước châu Âu (hành chính, cạnh tranh sản xuất...); nước Nga dựa thế mạnh chủ yếu vào: địa chính trị trải dài (nhiều khu vực phụ thuộc), công nghiệp quốc phòng phát triển, tài nguyên dồi dào...

Dân số nước Nga không phải là đông so với diện tích đất nước dẫn tới sức ép về cạnh tranh sản xuất với thế giới không thuộc dạng cao và phải căng ra của sức mạnh quốc phòng.

Sự trao đổi về kinh tế - xã hội thời nay không làm nên vị thế nước Nga mà còn bị lép vế, bởi vậy nước Nga dựa vào "địa chính trị trải dài (nhiều khu vực phụ thuộc), công nghiệp quốc phòng phát triển, tài nguyên dồi dào..." để chi phối các vấn đề quốc tế.

'Sản xuất của công nghiệp quốc phòng' nước Nga luôn được nuôi lớn bởi nhà nước với tài nguyên dồi dào và chính phần nào đó thị phần trong nước cần (khác với hãng ô tô).

7.2 Dân số nước Nga không phải là đông so với diện tích đất nước, trong khi đó tài nguyên phong phú dẫn tới khó tích tụ cho sản xuất hàng hóa có tính cạnh trạnh cao. Chẳng hạn: 'vốn' dành cho khai thác khoáng sản sẽ dễ sinh lời hơn cho thành lập hãng sản xuất hàng hòa nào đó; mật độ dân số thấp nên thị trường tiêu dùng được cho là kém phong phú so với độ lớn của 'địa chính trị' (dân xa nhau hàng ngàn cây số có thể sử dụng hàng hóa của láng giềng sẽ hiệu quả hơn)...

Từ đó càng tích tụ lệch sang công nghiệp quốc phòng...

7.3 Địa chính trị nước Nga trải dài mà mỗi khu vực đã ngang ngửa những nước nhỏ liền kề, khi những 'lợi tức' của tài nguyên đất nước không lớn để chia cho các khu vực đó (thời thế của giá cả) và các khu vực khó đạt cơ chế phát triển tốt như nước liền kề thì dẫn tới chênh nhau sự phát triển, từ đó những khu vực nhỏ dễ nguy cơ 'tách ra'.

Bởi vậy, Nga thường tăng cường chi phối các nước nhỏ, để bắt các nước xung quanh phụ thuộc mình phần nào đó sự phát triển (nhờ địa chính trị trải dài - phần nào đó khống chế nước liền kề, tiềm lực tài nguyên....) mà củng cố sự bền vũng của mình.

(nước Nga nên nhờ mình làm chiến lược thịnh vượng chung chăng?).

7.4 Những kịch bản nước Nga: mạnh, khá, trung bình, kém, loạn lạc ...ảnh hưởng như thế nào với châu Âu? ai thấy được đúng.

Sẽ tác động mạnh tới chính sách của nhiều nước.

Mính sẽ lựa chọn và đề ra đúng được giải pháp chăng?

7.5 Chính sách của nước Nga về các vấn đề quốc tế, về các nước khác...sẽ 'chuyển dịch' như thế nào cho 'cơ chế' chính quyền nước Nga? với 'lối đi' kinh tế - xã hội...

7.6 Chính sách của các nước nhỏ 'ven Nga', với mức phát triển có được sẽ 'động lực' gì của sự 'chuyển dịch' phát triển nước Nga?

7.7 Mức cuộc cờ kiểu 'mượn chuyện nước Nga' của các vấn đề thế giới như thế nào?

7.8 Chiến lược kiểu 'bộ binh', 'cãi nhau'...so với 'tên lửa Nga'.

7.9 Cách EU thúc đẩy, mong muốn đạt 'dân chủ' và 'tiến bộ' cho các nước nhỏ...

7.10 Chính sách của nước Nga quá phụ thuộc vào cá nhân tổng thống Putin mà khó có ổn định lâu dài của cả một cơ chế (ví dụ một cơ chế mạnh sẽ định hướng mọi cá nhân trong đó cùng chuyển dịch theo guồng hướng tiến bộ; khác với chỉ cá nhân loay hoay chèo lái hướng tiến bộ)

7.11 Những vướng mắc quá khó của vấn đề Crimea?

cái được mất, cái cục diện, cách chuyển dịch, cái thời gian..,

Những chiến lược bị vấn đề Crimea cản trở...

Nga và EU có lẽ phải nhờ mình làm phương pháp 'trôi' được những vấn đề qua chăng? (như chỗ dòng chảy mà gặp đá tảng sẽ mắc cạn - đâm chìm nhiều vấn đề).

còn nữa ...Vấn đề này rất quan trong cho EU và nước Nga...mời các bạn xem vì sao? tại sao?

xu hướng? chiến lược? giải pháp? ai cao thủ? làm sao trên được tổng thể?

...nhiều vấn đề...

8/ EU gồm nhiều nước thì nếu một nước (Z) ở giữa (tức là ở trong đó về địa lý, mà bao bọc bởi các nước xung quanh) thì vẫn có thể được hưởng lợi rất nhiều nếu không tham gia trong EU vì một số cơ cấu của chính nước đó có lợi thế và điều kiện địa lý mà nó chi phối.

Ta nói, nước Z đó có quyền lực nhưng được hưởng lợi một cách không công bằng (tức là, nếu tất cả các nước xung quanh không chung một EU thì nước Z đó không thể có được 'lợi thế' nhiều như thế).

Chính quyền và nhân dân nước Z phải thấy được điều đó để nên có trách nhiệm hơn với một EU, chứ không nên hưởng lợi một cách cưỡng ép.

/ Mục riêng cho nước Anh...

Từ mục 7 trở đi

mời các theo dõi, mình trình bày những ngày sau nhé, hơi khuya rồi... (mình bảo mật được tuyệt đối).