Chiến lược ở Mali

Ngày 24/3/2013

- Phần lớn người dân trên Thế giới và thậm chí nhiều chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ về những người tham gia lực lượng Taliban hoặc kiểu phiến quân ở Mali...Chúng ta chủ yếu đang nhìn nhận hiểu về họ theo sự đối chọi của các lực lượng đó với các chính quyền và truyền thông đưa tin, từ đó chúng ta (người dân Thế giới) chưa thể hiểu vì sao họ theo những lực lượng đó.

Có thể do lối sống? hay cách nhìn nhận của họ về 'mục đích' chiến đấu? Chúng ta nhìn vào thì bảo họ sai, nhưng những người trong phiến quân biết đâu lại bị lệch lạc mà tự xem họ đang chiến đấu cho lý tưởng riêng.

LIên Hợp Quốc phải có 'hiểu biết rõ' nhiều vấn đề về 'con người' trong các lực lượng đó mới có giải pháp đúng vì hòa bình, ổn định.

Ngày 25/01/2013

- Nhiều nước có quyền lợi gắn liền với châu Phi đều góp quân giúp châu Phi ổn định tình hình thì sẽ dễ hơn và đỡ tốn kém hơn về lâu dài.

Nếu nước nào cũng sợ bị sa lầy thì sẽ để trống cho phiến quân và khủng bố lớn mạnh. Phối hợp mỗi nước góp ít quân thành liên quân giúp các nước châu Phi (hoặc từng nước giúp nhau riêng rẽ) thì không bị sa lầy, sẽ ít bị mục tiêu và phá vỡ tập hợp 'phiến quân' thành lực lực đối lập với các nước châu Phi.

Chiến lược quân sự là:

Nơi để trống thì bị khuyến khích tạo ra, phình ra. Nơi ngăn chặn thì bị co lại, ít phát triển.

Cùng một lực lượng 'phiến quân' nếu ngăn chỗ này sẽ tìm chỗ khác, nếu không ngăn chặn sẽ tìm được có chỗ lớn lên, phức tạp hơn. Sự dàn trải ra thì dễ phối hợp hơn giữa liên quân với nước sở tại và đỡ tốn kém.

Chẳng hạn: Bộ tư lệnh Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) nên cam kết thực hiện chiến thuật với quân đội các nước châu Phi mà không can thiệp những vấn đề khác (như mục bài viết 'tìm hiểu xung đột Thế giới' ở ngày 18/01/2013) để tìm được chỗ đứng ở châu Phi.

Ngày 18/01/2013

- Pháp cam kết thực hiện chiến thuật ở châu Phi là:

Khi một nước châu Phi bị phiến quân tấn công khó chống đỡ thì Pháp sẽ đánh vỡ sự tập tập hợp và đẩy lùi, những 'mục tiêu' đơn lẻ hoặc cách giữ những đã dành lại được (và tiếp tục đẩy lùi phiến quân) do chính quyền đó (có thể phối hợp liên quân châu Phi) đảm nhiệm.

Khi phân tích được cùng tương trợ 'chiến thuật' như thế ở châu Phi thì Liên quân châu Phi mới nhanh chóng có mặt và mới giữ được ổn định cho châu Phi.

Nếu Liên quân châu Phi chậm trễ phối hợp thì Pháp vẫn cứ chỉ thực hiện phần 'chiến thuật' của mình là 'đánh vỡ sự tập hợp và đẩy lùi phiến quân' (khi xẩy ra tái diễn kiểu phiến quân ào lên chiếm đất nước nào đó), còn sự nhen nhóm lại của phiến quân do chính quyền đó và Liên quân châu Phi để lỡ mất cơ hội thì xẩy ra dây dưa do chính các nước châu Phi chịu hậu quả.

Cách vậy:

- Pháp sẽ dễ hơn biện pháp quân sự.

- Pháp sẽ chỗ dựa cho nhiều nước.

- Nhiều nước chỉ còn phải lo chiến thuật 'mục tiêu' mà không sợ ào ạt tấn công của phiến quân.

Ngày 16/01/2013

- Khi Pháp đang thế thắng thì sau khi làm tan rã sự tập trung và liên hệ (liên hệ các nhóm thì nguy hiểm hơn mức chỉ liên hệ các cá nhân) của phiến quân nên để các nước thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali nhằm hỗ trợ nước này bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Bởi như thế:

Vấn đề phiến quân là do phá lối sống của người dân châu Phi nên người dân châu Phi phải gánh vác. Pháp tự gánh vác chủ lực lâu dài sẽ làm mất quyền tự chủ của người dân Mali (châu Phi) và sự can thiệp của Pháp sẽ không phải đại diện cho người dân đấu tranh 'lối sống' (lối sống Pháp là khác).

Pháp chỉ can thiệp khi 'phiến quân' tập hợp lại lớn đẩy lùi quân chính phủ Mali (nếu tham dài để kể công sẽ bị sa lầy).

Ngày 16/01/2013

- Pháp can thiệp quân sự vào Mali.

Có lẽ Pháp có đủ khả năng để tham gia vào châu Phi và nhiều nước châu Phi cần sự có mặt của Pháp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Ảnh hưởng ở châu Phi đang mở ra và có lẽ Pháp là thuận lợi hơn cả.

Ngày 14/01/2013

- Nhiều nước trên Thế giới đang giúp chính quyền Mali chống lại phiến quân.

Nền quốc phòng của các nước có thể đề ra được chiến thuật tốt để đẩy lùi phiến quân, nhưng nếu không tìm hiểu rõ nguyên do xuất hiện 'phiến quân' và số lượng có được cũng như cách lối sống sinh thoạt tinh thần của từng phiến quân thì có thể mọi chiến thuật đều thắng nhưng sách lược sẽ thua.

Nguyên do thua: bởi phiến quân chỉ cần tạo được người theo và chiến thuật 'du kích' thì 'chiến thuật' của mọi nước chỉ là 'tấn công' được những người phiến quân khi họ 'tập hợp' lại.

Nhưng cái thua lớn nhất của các nước là sẽ tấn công những phiến quân mà những người này bị 'cô lập tinh thần, bị ép hoặc định hướng sai' dẫn tới họ cho rằng chống lại liên quân và chính quyền Mali là đúng đắn ('bom đạn' không thể cho là thắng khi có một người tên A nào đó do lối sống ép buộc chưa hiểu rõ xã hội mà theo phiến quân; khác với những đối tượng chính của phiến quân).