Vũ trụ hình thành và kết thúc

(các nhà khoa học chưa rõ tương lai vũ trụ ra sao sau khi giãn nở mãi; vụ nổ Big Bang xuất hiện do đâu...mình trình bày thêm được quá trình phát triển của vũ trụ, tương lai vũ trụ và xuất hiện vụ nổ tái tạo ra sao).

NEX 1/ Thời kỳ đầu, xẩy ra vụ nổ lớn Big Bang – mặc định gọi là nơi ‘O’(cách khoảng 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước) làm các hạt bắn (bung) ra dạng hình cầu với tốc độ nở rất lớn (như thổi quả bóng to ra). Vũ trụ thời gian này (quá trình này) dạng hình cầu – ta gọi O1 (đang to ra), rất đậm đặc.

NEX 2/ Thời kỳ tiếp theo, các hạt kết hợp (tác động) với nhau tạo thành nguyên tử và phân tử (khoảng 370.000 năm sau vụ nổ).

Tiếp theo nguyên tử và phân tử kết hợp thành ‘vật chất’ dưới dạng các ‘bụi’ vũ trụ, chuẩn bị cho ‘tích tụ’ thành các sao, các thiên hà‑.

Quãng thời gian từ vụ nổ Big Bang tới quá trình các hạt tạo thành ‘vật chất’ thì nơi O các hạt đã bắn ra (nở rộng) mà các hạt tạo thành ‘vật chất’ đã bung ra ngoài (dạng hướng mở ra – mọi phía mặt cầu) – hình cầu nở to. Vũ trụ thời kỳ này hình dạng:

- Nếu ta đặt 2 hình cầu O2 và O2’ (O2 >O2’) cùng tâm O thì vũ trụ chính là phần khối giữa khối cầu O2 và O2’. Tức là, nếu ta cắt hình cầu bằng một mặt phẳng qua đường kính thì sẽ có đoạn thẳng bán kính là O2 O1 O2’ O (mặc định gọi điểm cắt theo tên hình cầu). Vì sao điểm O1 lại ở giữa O2 O2’ ? vì: vật chất đậm đặc chưa bắn ra hết. Quá trình hình cầu O1 lớn lên thành hình cầu O2 thì phía trong nhân của hình cầu O1 rỗng to dần do bắn ra (thoát ra), phần rỗng này chính là hình cầu O2’. Hình cầu O2’ chưa lớn quá hình cầu O1. Điểm O2’ có nằm giữa O1 và O2 không? Vẫn có thể, nếu tốc độ nở ra cực lớn so với độ đậm đặc và tùy thời gian quan sát.

Chính xác quá trình từ hạt thành vật chất (với thời gian) thì O2’ tịnh tiến dần qua O1 về phía O2, do hình cầu O2 ngày càng nở ra và hình cầu O2’ cũng ngày càng rỗng to ra (do thoát ra ).

Nếu mô tả bằng vệt màu theo độ đậm vật chất thì ngoài cùng hơi nhạt – phần rìa ngoài O2 (do đang nở ra – vươn ra), rồi tới đậm dần (phần giữa O2 O2’), rồi tới rất nhạt dần về phía nơi O.

Khối cầu O2’ có thể chưa rỗng mà chỉ giảm độ đậm đặc.

NEX 3/ Thời kỳ tiếp theo, vật chất (dạng bụi) vẫn bắn ra (xoáy mạnh ra) và bắt đầu kết hợp – tích tụ thành các sao, các thiên hà. Các sao, thiên hà tự quay và xoắn ra (cách khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ).

Vì sao không hướng đi thẳng mở ra (dạng theo đường kính khối cầu)? Trả lời: Khi các hạt kết hợp với nhau, tích tụ lớn nhỏ vật chất (bụi, sao, thiên hà...) thì những nhóm tích tụ đã bị ‘lệch cong’ (lực tác động gặp nhau, quán tính xoay, hình dáng…).

Các thiên hà tự xoay và đi ra (vũ trụ nở ra) với đường đi dạng xoắn ốc mở ra (hình dung như cái ‘gụ’ tự quay và sẽ di chuyển cong trên nền). Đậm đặc phía trong hướng ra phía loãng.

Lúc này hình cầu O2 đã lớn lên thành hình cầu On và tâm O (nơi O ‘vụ nổ’) của vũ trụ cũng đã xê dịch (tức cả hình cầu đã bồng bềnh dịch chuyển khỏi điểm nơi vụ nổ vì cả khối chứa vật chất dịch chuyển ‘xoáy’), độ xê dịch không xác định (tùy mức dao động – như tâm một cái gụ di chuyển xoay, nhưng tâm thiên hà thì di chuyển nhiều còn tâm vũ trụ di chuyển ít hơn). Ta vẫn gọi tâm khối cầu là O cho mặc định diễn đạt.

Nếu ta cắt hình cầu On bằng một mặt phẳng bất kỳ (không đi qua đường kính hình cầu) và giao nhau thành đường tròn P, rồi nối đường tròn với điểm O thì ta có dạng cái phễu – phễu hình chóp nhọn O với miệng (P).

Thiên hà H (gọi là H) đi ra theo dạng leo xoắn ốc quanh thành phễu lên miệng phễu. Tất nhiên điểm xuất phát của H không phải ở O mà ở ngoài O2’ (thời điểm khi các hạt đã tạo thành thiên hà).

Các thiên hà (và sao) quá trình xoắn ốc đi ra (phía ngoài mặt cầu – nở rộng hình cầu) luôn xu hướng tích tụ gặp nhau (dạng sát nhập thiên hà) mà tạo ‘vệt’ đi và kéo nhau như ‘mặt thành của cái phễu’.

Nhiều thiên hà đi ‘mở ra’ dạng đó mà xu hướng gắn kết gần (kéo nhau, sát nhập) mà có rất nhiều ‘thành mặt phễu’ dạng hướng trong ra, các thành phễu là:

- Giữa các ‘mặt thành phễu’ này có khoảng cách.

- Mặt thành phễu là có độ dày, tức đám thiên hà kéo nhau – gộp lớn

- Các mặt thành phễu là dạng cong xoáy ốc ra và hở (tức là xoáy không khép

kín).

- Nếu tốc độ ‘nở ra’ (hướng tịnh tiến mở ra) nhanh và đi xoắn ốc dang to (vòng cong lớn – ‘cong duỗi ra là lớn) thì phễu sẽ dạng ra to (tức miệng P lớn nhanh) và mỗi thiên hà khi ‘leo’ thành phễu đi ra thì leo nhanh mà ít leo tạo nhiều vòng kiểu ‘lò xo’ quanh thành phễu (dạng lò xo xoắn bị kéo giãn).

Những thiên hà gặp ‘kết hợp’ – kéo nhiều thì leo thành phễu chậm hơn (chậm lên miệng phễu, chậm ra rìa hình cầu – rìa vũ trụ).

- Hình dạng những mặt thành phễu (gọi những mặt thành phễu vì ở đây là thành phễu hở) như tấm tôn đang cuộn làm phễu nhưng cuộn chưa kín và bị cuộn 'dang ra' dần nên không kín.

Vậy vũ trụ như hình cầu chứa nhiều và mọi dạng ‘mặt thành phễu’ xoáy ra.

Nhắc lại: ‘mặt thành phễu’ là có độ dày ‘tập hợp’ các thiên hà ‘kết hợp – kéo nhau’ đi lên hướng mở ra theo kiểu thành phễu. Gần phía trong dày hơn và ra dần (lên dần hướng miệng phễu) thì mỏng dần, tức do thoát ra – nở to ra.

Ta thấy mỗi thành phễu như một cánh hoa xếp với nhau trong đóa hoa nhưng cánh hoa ở đây hở gốc (hình cầu gần rỗng O2’), to xòe dần ra và xoắn xếp lớp với nhau và khắp phía tạo kín hình cầu. Cánh hoa to xòe dần ra theo một bên (bên xoáy thiên hà đi cong) chứ không cả hai bên và mỏng dần phía ngoài, xa dần cánh nhau phía ngoài. Vũ trụ hình ‘đóa hoa’ như mô tả. Có thể vẫn có những xòe ra hai bên hoặc xòe ra phía ngược, nhưng phía ngược dễ bị kết hợp - sát nhập (số ít ngược lại của số nhiều).

Giữa thành phễu P1 và P2 là có khoảng cách xa nhưng vẫn có những ‘ngôi sao’ (hay ‘bụi’) lạc…Mỗi thành phễu như P1 là như đậm đặc ‘sao’ thiên hà đi xoắn lên hướng ra. Hình dung: Nếu P1 ­là đám người xếp với nhau ở Hà Nội và P2 là đám người xếp với nhau ở Sài Gòn mà ở tại P1 có độ hở trong đám người thì độ hở không xa bằng khoảng cách giữa P1 và P2 .

Ta nhìn vào thì vũ trụ vẫn như dạng cầu chỉ có điều ‘các thiên hà – bụi sao’ sắp xếp nhau đi xoáy ra dạng đóa hoa kín – đóa hoa hình cầu, tức những thành phễu hở.

Thoát hướng mở ra nên nếu vũ trụ đã dạng hình cầu On thì phía trong nếu vẽ hình cầu đồng tâm On-1 thì phía trong khối On-1 vật chất đã hầu như thoát ra (tức ít và giảm về gần nơi O không tồn tại ‘sao – thiên hà). Vũ trụ là phần khối giữa On và On-1 mà trong đó các ‘sao – thiên hà’ sắp xếp đi ra dạng đóa hoa – thành phễu hở. Chú ý: đóa hoa – thành phễu không gốc mà chỉ hướng về điểm O (vì khối cầu trong gốc là thời kỳ chưa hình thành các sao).

Khối cầu On rất lớn và nếu tốc độ thoát ra lớn với thời gian lớn thì On-1 cũng sẽ lớn, lúc đó ta hình dung: nếu vẽ hai khối tròn đồng tâm On và On-1 đường kính On là 10cm thì đường kính On-1 cũng khoảng tương ứng 8cm. Phóng to lên ta có cái phần vũ trụ giữa On và On-1 như gần phẳng (tỷ lệ).

Phải chăng vì thế ngày nay chúng ta quan sát được vũ trụ khá phẳng?

Tính chất chuyển động xoay và xoắn ra, cùng với gặp lớn, liên kết kéo mà vũ trụ không hình cầu (không cân đối) mà sẽ hơi giống hình cầu elip (bầu dục). Tức mọi hình cầu, đường tròn, hình chóp…đã trình bày trên sẽ có dạng bầu dục, elip (không cân đối)….Sự kết hợp diễn ra càng mạnh mẽ và tốc độ xoắn ra mà lớn thì hình bầu dục càng dẹt. Vậy vũ trụ là khối giữa hình bầu dục On và On-1.

Do thời kỳ ‘làm phát’ (nở nhanh hơn tốc độ ánh sáng) và thời gian để hình thành ‘sao – thiên hà’ mà hiện nay vũ trụ đang dãn nở nên hai ngôi sao ở hai bên rìa vũ trụ không thể thấy nhau (nếu coi như vũ trụ phẳng) vì ánh sáng của chúng không đi kịp tới nhau do quá trình hình thành hai sao để có ánh sáng đi tới đã không đủ để vượt quãng ‘lạm phát’ cộng với quãng đường đi ra xa nhau của vũ trụ đang nở. Chúng ta không quan sát được hết vũ trụ vì thế.

Diễn giải những vấn đề:

G1/ Giải thích các thiên hà ở xa có xu hướng càng chuyển động xa nhau và có gia tốc:

- Những thiên hà ở phía trong (thành phễu dày) do quá trình sát nhập, kéo nhau nhiều hơn, tích tụ độ lớn, mật độ đậm đặc hơn ở phía trong… nên chuyển động chậm hơn phía ngoài (phía lên miệng phễu).

Phải chăng vẫn rất đậm đặc phía trong mà hướng ra phía loãng thì sẽ nhanh.

- Các thiên hà tự xoay tròn (quán tính) hướng ra thì theo nguyên tắc vật lý phải tạo lực hất ra (như cái ‘gụ’ tự quay tròn đi đường cong thì có tạo lực hất xoáy ra hướng đi). Rất nhiều thiên hà xoáy đi ta mà phải chăng tạo lực đẩy xoáy phía trong ra phía ngoài (rìa) vũ trụ. Các thiên hà xu hướng hất ra mà các từ trường cũng xu hướng hất ra. Từ đó các thiên hà ở xa ngoài rìa chuyển động nhanh xa nhau.

Phải chăng năng lượng tối mà một số nhà khoa học cho rằng có để đẩy nhanh các thiên hà ngoài rìa thực ra là các yếu tố đó.

- Phải chăng năng lượng tối là phần vật chất kỳ lạ (chưa rõ) hình cầu phía trong O2’ ? phía ngoài vùng quá trình hạt và chưa tới vùng hình thành thiên hà, có biến thiên ra.

….

G2/ Tương lai vũ trụ ra sao nếu các thiên hà ở xa ngày càng ra xa? Vũ trụ như trình bày sẽ có xu hướng:

1/ Các thiên hà phía trong đậm đặc có xu hướng sát nhập dần trong quá trình đi ra. Xu hướng bẻ cong đi ra sẽ tạo độ cong lớn ốp vào lớn (‘đường cong ô tô’), tức là sẽ lớn hơn rất nhiều xu hưởng vươn thẳng ra (‘đường cong tàu hỏa’; tất nhiên không thể gọi là vươn thẳng ra theo đường thẳng mà là vươn kiểu dạng cong ‘duỗi thẳng’ hơn; so sánh như kiểu cong đường tàu và cong đường ô tô).

Nếu ta mặc định thiên hà ở xa ngoài rìa đã thoát ra, chỉ còn phần hơi dưới của thành phễu (cánh hoa) thì theo thời gian On-1 sẽ tỷ lệ lớn lên nhanh so với On. Vũ trụ lúc này sẽ có On đã to thêm nhưng tỷ lệ khoảng cách giữa On và On-1 đã giảm.

Hãy hình dung hằng số OnO chia cho On-1O sẽ nhỏ dần? Xu hướng thiên hà tích tụ cực lớn rải ‘gần phẳng’ mặt cầu?

Các thiên hà này đang có quá trình tạo sao (có nhiều thiên hà đang tạo sao mạnh mẽ).

2/ Những thiên hà thoát ra xa hơn (ngoài rìa) sẽ bứt phá tạo khối cầu loãng On+1 (đường kính lớn hơn On; ở ngoài On). Dạng đi của các thiên hà này vẫn khả năng tạo những phễu nhạt.

Theo thời gian các thiên hà này hết năng lượng, sẽ là khoảng giới hạn giữa khối cầu On+2 và On+1.

Vậy tổng hợp mục 1 và mục 2 thì vũ trụ về giai đoạn gần cuối phải chăng có dạng là khối giữa bốn hình cầu tính từ trong ra là: On-1 và On rồi On+1 và On+2 (dễ hình dung trên mặt phẳng thì ta vẽ bốn vòng tròn bán kính và phết màu (theo mật độ sao, thiên hà…) thì sẽ có vệt vòng đậm ở đoạn On-1 và On rồi tới vệt vòng nhạt On+1 và On+2). Tất nhiên ngoài rìa sẽ nhạt dần của mối khối và giữa On và On+1 có các chấm chấm vẽ nhạt (biểu hiện vẫn có mức ‘loãng’ sao và thiên hà).

Có thể ở On không ngừng nối nhau thoát ra thì ta có vết màu đậm ở On-1 và On rồi nhạt dần về phía On+2 mà bỏ qua On+1.

Ở mục 2: khi các thiên hà ngoài rìa hết năng lượng (sao tàn lụi), tạo các hố đen ‘bồng bềnh lơ lửng’ thì xẩy ra 2 tình trạng:

Tình trạng 1: Nếu những thiên hà ngoài rìa trước đây chuyển động nhanh ra do ‘năng lượng tối’ đẩy thì cứ di chuyển ra xa cho tới giới hạn gần như hết ‘năng lượng tối’ tác động và chỉ còn lực hút ‘hố đen’ của mỗi thiên hà có. Những chuyển động này là cong mọi phía chứ không có lực nào nắn cứ thẳng ra được (một vật trôi tự do thì không bao giờ cứ đi thẳng tắp mãi được), nếu ta cho khoảng vô tận phía ngoài mặc sức trôi thì sớm muộn gì chúng sẽ gặp nhau (gặp nhau sẽ sớm hơn nếu có cộng thêm lực hút hố đen mỗi thiên hà có; ở đây ta mặc định ‘những thiên hà rìa đã quá xa mọi tác động của vùng On). Phải chăng ta sẽ có các mảng gắn kết mọi ‘lỗ đen’ (của những thiên hà rìa) ở vùng xa hơn phía ngoài là On+3.

Nếu năng lượng tối có tác động đẩy thiên hà ra thì có thể xẩy ra trường hợp khi thiên hà ‘tăng dần lỗ đen’ thì năng lượng tối sẽ có thể lại hút? Vì quá trình tạo lỗ đen sẽ tạo ngược nhiều vấn đề của quá trình hiện tại thiên hà. Lúc đó vũ trụ lại xu hướng sụp vào, tích tụ tạo vụ nổ Big Bang mới.

Tình trạng 2: Nếu những thiên hà ngoài rìa trước đây chuyển động nhanh ra do những ‘đậm đặc phía trong phễu’, từ trường…(những yếu tố đã chỉ ra ở G1) thì cứ di chuyển ra xa cho tới giới hạn gần như hết những tác động đó. Những chuyển động này là cong mọi phía chứ không có lực nào nắn cứ thẳng ra được (một vật trôi tự do thì không bao giờ cứ đi thẳng tắp mãi được), nếu ta cho khoảng vô tận phía ngoài mặc sức trôi thì sớm muộn gì chúng sẽ gặp nhau (gặp nhau sẽ sớm hơn nếu có cộng thêm lực hút hố đen mỗi thiên hà có; ở đây ta mặc định ‘những thiên hà rìa đã quá xa mọi tác động của vùng On). Phải chăng ta sẽ có các mảng gắn kết mọi ‘lỗ đen’ (của những thiên hà rìa) ở vùng xa hơn phía ngoài là On+3. Lúc đó vũ trụ lại xu hướng sụp vào, tích tụ tạo vụ nổ Big mới.

Phần ngoài mảng của khối cầu On+3 có tự do tích tụ lớn những lỗ đen (gọi là Ođ) để tạo những khối nhỏ tách hẳn khối cầu On+3 ? giả sử là có thì xẩy ra:

a/ nếu Ođ tạo vụ nổ thì những bụi (sao?) cũng sẽ rất nhỏ so với On nên sẽ bị On nuốt.

b/ có nhiều Ođ như Ođ1, Ođ2, Ođ3…thì chúng không có gia tốc tách xa mà chỉ ‘bồng bềnh’ tự do quanh quẩn và sớm muộn cũng bị gặp ‘nuốt’. Ta vẫn coi một khối On+4 (chứa cả On+3 và các Ođ ) này là một vũ trụ, chỉ có điều là nó rất ‘bồng bềnh – rất phèo các phía’ phía ngoài từ On+3 tới On+4 còn phía trong On thì ổn định hơn.

Khối On+4 có thể lớn hơn rất nhiều lần On, tức vũ trụ cực đại giai đoạn cuối.

Lúc đó vũ trụ lại xu hướng sụp vào một khối, tích tụ tạo vụ nổ Big Bang mới.

Ở mục 1: Khi các thiên hà ở khối On qua hết các quá trình tạo sao, gắn với nhau thành những mảng ‘lỗ đen’ lớn thì tất nhiên sẽ có xu hướng tích tụ dần vào cho tới vụ nổ Big Bang mới. Quá trình đó sẽ có những lỗ đen đơn lẻ nổ sớm (trước Big Bang) nhưng nổ ra sẽ có quá trình nhỏ của bụi, sao…và bị các lỗ đen khác nuốt.

Với khoảng cách và quá trình tạo tích tụ mọi lỗ đen cực lớn khắp phía mặt cầu On mà do có khoảng cách chưa gộp lại đến mức nổ sớm (vẫn có đơn lẻ nổ sớm) chúng sẽ hút di chuyển cực nhanh về phía O (vũ trụ sụp đổ vào) và tích tụ lại tạo vũ nổ mới Big Bang. Một vũ trụ mới mới làm lại từ đầu lại mở ra?

Phải chăng vụ nổ Big Bang có được do đó?

Khi các hố đen hút vào phía O (sụp vào) thì lực này rất lớn sẽ kéo mọi thứ ở On+1, On+2 On+3 On+4 vào.

Tốc độ di chuyển và lực nén phải chăng có đủ để tạo Big Bang?

G3/ Giải thích thời kỳ lạm phát vũ trụ (vũ trụ nở ra nhanh; t= 10-33s sau vụ nổ):

Các nhà khoa học giải thích do các hạt bắn ra tác động với nhau giải phóng năng lượng dưới dang photon, dẫn tới đẩy nhanh hơn nữa.

Mình giải thích đơn giản các bạn hiểu:

Giả sử các hạt bắn ra, thì với độ đậm đặc cực lớn thời ban đầu này sẽ như một khối sắt nở bung ra. Vì rất đậm đặc nên khoảng trống ít, nhóm sau ( a) sẽ va nén nhóm trước…nhưng sau đó giữa chúng sẽ có khoảng cách thì ‘a’ sẽ thoáng hơn để đạt hết tốc độ do động năng đẩy tích tụ, tức là như khối sắt nở ra nhưng đến giai đoạn nở bung bắn thành những hạt sắt thì lúc này các hạt sắt sẽ bắn nhanh hơn.

Thêm vào đó va nhau các hạt còn tạo phản ứng giải phóng năng lượng dưới dang photon, dẫn tới đẩy nhanh hơn nữa.

G4/ Phải chăng vì thế mà vào năm 2008 các nhà khoa học phỏng đoán rằng, hàng trăm quần tụ thiên hà đang dịch chuyển về cùng một hướng với tốc độ 3,6 triệu km/h.

Lê Thanh Đức - làm cho Chương trinh phát triển Liên Hợp Quốc UNDP.

Nhật ký bài làm ngày 11/10/2015 gửi cho các tạp chí khoa học trên Thế giới.

Mời các bạn tham khảo thêm các khái niệm ở thư viện mở https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_tr%E1%BB%A5 viết về vũ trụ.

Các bài khác mình đã viết về tương lai:

khái niệm dễ hiễu về 'hình phễu' ở: Vũ trụ hình phễu https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xa-hoi-tuong-lai/vu-tru-hinh-pheu

Sấm ký Nostradamus với thế kỷ 21 https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xa-hoi-tuong-lai/sam-ky-nostradamus-voi-the-ky-21

Tương lai con người văn minh https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xa-hoi-tuong-lai/tuong-lai-con-nguoi-van-minh

ngày tận thế người Maya cổ đại https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xay-dung-con-nguoi/ngay-tan-the-nguoi-maya-co-dai

Con đường xã hội tương lai https://sites.google.com/site/weblethanhduc/xa-hoi-tuong-lai/con-duong-xa-hoi-tuong-lai