bàn về Nato kết nạp Motenegro

Bàn về vấn đề Nato kết nạp thành viên mới Montenegro:

Trước tiên nhận định về mối quan hệ giữa Nga và Nato:

1/ Thế giới càng bất ổn thì Nato mở ra sẽ tạo tiếng nói và hành động lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.

2/ Mức độ khối của EU với Nga ở chiều hướng nào là tối ưu nhất? trả lời:

Đó là: EU có độ lớn phù hợp và có bước đệm một số nước nhỏ giữa EU với Nga mà những nước này quan hệ tốt với cả Nga và EU.

Khi đó:

- EU phù hợp độ lớn để dễ phát triển cho khối, khác với bị ôm dồn quá lớn (nhiều nước quá cũng khó cho mọi chính sách, chứa trong đó nhiều sự chênh lệch); EU quan hệ tốt với Nga thì hai bên tạo được thị trường tốt với nhau (EU được hưởng tài nguyên nhiều của Nga, có vùng đệm an toàn, được quan hệ tốt với nước lớn là thành viện thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc....ngược lại Nga có thị trường tốt rộng lớn kề bên....)...

- Một số nước nhỏ ở giữa hưởng lợi ở sự giao thương qua lại, ở đặc điểm của hai thị trường (Nga giàu tài nguyên; EU sự phát triển...). Khi EU và Nga đạt quan hệ tốt thì cũng đảm bảo an ninh cho họ.

Vì sao điều tốt đẹp đó không xẩy ra? trả lời:

- Vì mâu thuẫn giữa Nga với các nước lớn, với EU trong giải quyết một số vấn đề thế giới.

- Vì Nga đang phải phấn đấu về 'phương thức sản xuất', phải sắp xếp thể chế mà đang lẽo đẽo theo sau EU về sự phát triển, trong khi đó Nga muốn duy trì nước lớn (muốn phần nào đó duy trì siêu cường) nên phải chính sách 'tên lửa xuyên lục địa' để đáp trả và có vẻ tạo 'cân bằng'.

Trong khi đó EU đáp lại 'tên lửa xuyên lục địa' bằng mở khối.

Nhiều vấn đề nữa (mình chỉ ra được sự phức tạp) mà quan hệ Nga với EU khó tốt đẹp, mà sẽ 'tạo' sự bất ổn giữa Nga với các nước nhỏ sát biên giới....

Vậy thực chất có hai điều tác động đến việc Nato mở khối là ở mục 1 và mục 2.

Ở mục 1 khi thế giới còn nhiều nơi quá bất ổn.

Ở mục 2 thì tùy sự tái tạo cân bằng của hai bên trước tác động của các vấn đề quốc tế.

Khi mục 2 đang bị lái theo hướng xấu của quan hệ đôi bên thì EU thực hiện chính sách 'thời bất ổn' thì chớp thời cơ kết nạp thêm nước mới, tức là khi Nga và EU mà có mối quan hệ nồng ấm lên thì 'động lực' kết nạp nước mới vào Nato sẽ giảm.

Chính sách đó đúng phần nào theo câu 'trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết', nhưng ở đây muỗi là các nước nhỏ nguy cơ bị. EU thực hiện chính sách khi 'bò và trâu' húc nhau thì không để có 'muỗi' ở giữa mà 'muỗi' gia nhập vào một bên để 'trâu' (hay giả sử 'bò' là EU) sẽ lớn lên.

EU có 2 phương án là tốt đẹp với Nga để cả hai bên cùng hưởng lợi và mở rộng Nato khi bị đẩy quan hệ xấu hai bên (Nga - EU), trong khi đó Nga chỉ có một phương án là 'tăng quân sự'.(Lê Thanh Đức 23/5/2016)